Những câu chuyện y học cực khó hiểu (P.3)
1. Phonagnosia
Phonagnosia là một rối loạn rất hiếm gặp và người mắc hội chứng này không có khả năng nhận ra người khác thông qua tiếng nói của họ. Những người bị rối loạn này có thể tham gia vào các cuộc trò chuyện mặt đối mặt, nhưng họ gặp khó khăn trong giao tiếp qua điện thoại, bởi vì họ không thể xác định được những người mà họ đang giao tiếp, ngay cả khi đó là người họ biết.
Những người mắc hội chứng này gặp khó khăn trong giao tiếp qua điện thoại. (Ảnh minh họa)
Hầu hết các trường hợp mắc phonagnosia được ghi nhận là những người bị tổn thương não sau một chấn thương não hoặc đột quỵ. Nhưng tạp chí Neuropsychologia tháng 1 năm 2009 lại chỉ ra trường hợp của một phụ nữ được cho là mắc chứng rối loạn này ngay từ khi sinh ra. Theo nghiên cứu, 1 người phụ nữ 60 tuổi, thường được gọi là KH, gặp khó khăn trong việc nhận ra giọng nói. Bà KH đã nhận thức được vấn đề của bà từ khi còn nhỏ, bà tránh các cuộc điện thoại bất cứ khi nào có thể. Bà chỉ trả lời các cuộc gọi đã hẹn trước để bà luôn biết ai đang gọi, và bà đặt ra nhiều tên gọi đối với các đồng nghiệp để bà có thể phân biệt họ.
2. Cây trong phổi
Đây là một câu chuyện kỳ lạ về chàng trai 28 tuổi tên Artyom Sidorkin. Ban đầu anh Artyom Sidorkin cảm thấy ngực rất đau, do đó anh đã đi khám và trải qua một số cuộc xét nghiệm. Các bác sĩ ở Izhevsk tại Urals, Nga, đã bị sốc khi phát hiện ra một nhánh cây bên trong phổi của anh. Bác sĩ phẫu thuật, Vladimir Kamashev, đã tham gia vào ca phẫu thuật phổi cho anh Kamashev kể lại: “Tôi nghĩ rằng tôi đã bị ảo giác, tôi đã yêu cầu trợ lý của tôi nhìn lại. Thật kỳ lạ, có một cây linh sam ở đây. Trợ lý của tôi gật đầu và cũng thực sự bị sốc. Tôi đã phải chớp mắt ba lần như để khẳng định lại cái mà tôi đã nhìn thấy.”
Theo các bác sĩ, bệnh nhân có thể đã ăn một hạt giống, và hạt giống đã xâm nhập vào các mô phổi của anh, nó nảy mầm trong cơ thể và phát triển cho đến khi nó bắt đầu chạm vào các mao mạch. Anh Sidorkin cho hay: “Tôi cảm thấy rất đau. Nhưng nói thật, tôi không hề cảm thấy có bất kỳ vật thể lạ nào trong mình. Tôi rất yên tâm vì tôi không mắc ung thư.”
3. Cơ quan nội tạng đảo ngược
Ông Ashok Shivnani, 64 tuổi, sống ở Mumbai, Ấn Độ, đã trải qua một ca phẫu thuật để cắt bỏ một khối u dài 7cm trong thận phải. Các bác sĩ phát hiện ra rằng ông đã mắc một rối loạn bẩm sinh hiếm gặp gọi là cơ quan nội tạng đảo ngược. Các cơ quan nội tạng của ông được bố trí ngược (ví dụ, sự sắp xếp các cơ quan của ông là hình ảnh phản chiếu của một người bình thường).
4. Dị ứng với con đẻ
Cô Joanne Mackie 28 tuổi đến từ Erdington, West Midlands, Anh, đã phát hiện ra cô mắc một chứng bệnh về da hiếm gặp gọi là Pemphigoid Gestationis, cô mắc phải chứng bệnh này ngay sau khi sinh đứa con đầu lòng và nó khiến cho cô dị ứng với chính con đẻ của mình. Cô Mackie bắt đầu mọc các nốt mụn rộp rất đau đớn ngay sau khi sinh con trai James. Các nốt sưng trên da của cô rất đau khiến cô không thể bế con và buộc phải che tay bằng khăn ẩm trong khi cô cho con ăn. Tỷ lệ mắc chứng bệnh này 1/50.000 người phụ nữ mang thai, bệnh phát sinh khi các kháng thể bảo vệ nhau thai trở nên rối loạn và tấn công da khiến mụn hình thành.
Cô cho hay: “Lúc đầu, khi tôi biết tôi bị dị ứng với con của mình, tôi nghĩ rằng nó là một trò đùa. Nhưng khi các nốt mụn phát triển thì tôi hoàn toàn tuyệt vọng. Tôi phải đứng nhìn trong khi chồng tôi cho con trai của chúng tôi tắm. Và trong những tuần đầu tiên khi James khóc, tôi phải đứng nhìn chồng tôi bế con thay cho tôi.”
May mắn thay, một tháng sau khi bác sĩ điều trị dị ứng của cô bằng cách sử dụng xteoid liều mạnh, cuối cùng cô đã có thể bế con mà không cảm thấy đau đớn. Cô chia sẻ: “Tôi được biết có 95% cơ hội tôi sẽ mắc lại chứng bệnh này trong lần mang thai tiếp theo và lần này các bác sĩ nói rằng nó có thể ảnh hưởng đến đứa bé. Tôi không chắc tôi có thể vượt qua tất cả một lần nữa. Nhưng tôi biết rằng được ôm ấp đứa con của mình là điều quý giá nhất trên đời.”
5. Trí não đam mê nghệ thuật
Khi Sandy Allen được chẩn đoán là có một khối u ác tính ở thùy thái dương trái của cô, các bác sĩ đã cứu cuộc đời cô bằng cách cắt bỏ khối u và một phần não trái của cô. Trong khi hồi phục, cô đột nhiên tham gia lớp học nghệ thuật và bắt đầu cảm thấy đam mê nghệ thuật. Bởi vì phần còn lại của bộ não cô là trung tâm phân tích và xử lý logic của não bộ đã bị ảnh hưởng do phẫu thuật nên phía bên phải được cho là trung tâm cảm xúc và sáng tạo của não bộ bắt đầu “tiếp quản”. Các chuyên gia cho rằng đây là lý do cho sự thay đổi hành vi đột ngột của Allen.
(Ảnh minh họa)