Chuyện vị thị trưởng quá cố ‘chặn’ sóng thần

16/05/11, 22:21 Không đặt tên

Một thị trưởng Nhật Bản đã bị cười giễu vì xây một tường chắn biển khổng lồ –
cho đến khi trận sóng thần hủy diệt hôm 11/3 bị chặn đứng trên đường tấn công
thị trấn nhỏ của ông.

Bị coi là công trình toi tiền tốn kém tới 20 triệu Bảng (hơn 30 triệu USD), bức
tường khổng lồ này cùng các cửa cống được khởi công từ những năm 1970 và phải
mất 12 năm mới hoàn thành. Nhưng giờ đây, Kotaku Wamura – thị trưởng đã quá cố –
lại được ca ngợi như một vị cứu tinh vì nhờ bức tường đó mà thị trấn nhỏ Fudai
của ông với 3.000 dân vẫn yên ổn trước cơn thiên tai kinh hoàng.

Kể từ sau sóng thần, cư dân địa phương thường tới thăm mộ ông để bày tỏ sự tôn
kính. “Công trình tốn rất nhiều tiền. Nhưng nếu không có nó, Fudai sẽ biến mất”,
một ngư dân 55 tuổi tên là Satoshi Kaneko nhận xét.  



Chiếc cống khổng lồ từng bị chỉ trích là công trình tốn tiền đã bảo vệ
được thị trấn Fudai trước sóng thần.
(Ảnh: AP)


Các thị trấn ở miền bắc và nam Nhật Bản cũng được bảo vệ trước sóng thần bằng
những tường chắn biển bê tông kiên cố nhưng không bức tường nào cao như ở Fudai.
Theo dấu nước trên các tháp cống, nơi đây đã hứng chịu những con sóng cao tới
20m. Vì vậy, một lượng nước nào đó đã tràn qua tường nhưng chỉ gây rất ít thiệt
hại. Cống đã phá vỡ lực chính của sóng thần. Bên cạnh đó, người dân nơi đây cũng
may mắn khi có có hai sườn đồi ở hai bên đầu cống, tạo ra một tường chắn tự
nhiên. 

Cuộc sống ở Fudai, nằm cách Tokyo 510km về phía bắc, phụ thuộc vào biển. Người
dân nơi đây thường tự hào về tảo biển mình thu hoạch được. Một bãi biển cát
trắng đẹp tuyệt vời hấp dẫn du khách mỗi mùa hè.

Nhưng thị trưởng Wamura, người đảm đương 10 nhiệm kỳ, không bao giờ quên nước
biển sẽ ập tới nhanh như thế nào. Các con sóng thần do động đất gây ra đã san
phẳng bờ biển phía đông bắc Nhật Bản năm 1933 và 1986. Ở Fudai, hai thảm họa đã
phá hủy hàng trăm ngôi nhà và giết chết hàng trăm người. 

“Khi tôi nhìn thấy xác chết chồng đống trên mặt đất, tôi không biết nói gì nữa.
Tôi không còn từ nào”, Wamura viết về trận sóng thần 1933 trong cuốn sách của
ông về Fudai mang tên “Cuộc chiến 40 năm chống đói nghèo”.

Và Wamura thề điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Ông có một dự án lớn ở trong
đầu.

Ban đầu, hội đồng thị trấn tỏ ra do dự. “Họ không phản đối ý kiến về các cống mà
chỉ là về kích cỡ của nó”, Yuzo Mifune, một quan chức ở Fudai nói. “Tuy nhiên,
bằng cách nào đó, Wamura thuyết phục được họ rằng đây là cách duy nhất để bảo vệ
người dân”.

Công trình bắt đầu khởi công năm 1972 bất chấp những lo ngại về kích cỡ của nó
và sự tấm tức của nhiều người khi buộc phải bán đất cho chính quyền. Ngay cả thị
trưởng hiện nay, ông Fukawatari, cũng tỏ ra nghi ngờ mặc dù tham gia giám sát
việc xây dựng. 

“Tôi thực sự băn khoăn không biết liệu chúng tôi có cần đến một thứ lớn như thế
này không”, Fukawatari nói khi trả lời một cuộc phỏng vấn tại văn phòng của ông. 

Công trình bê tông dài 205m được hoàn thành vào năm 1984.

Vào tháng 11/3, sau trận động đất 9 độ Richter, các công nhân đã dùng điều khiển
từ xa đóng 4 panô chính của cống. Các panô nhỏ hơn ở hai bên bị kẹt và một lính
cứu hộ phải vội vã chạy tới đóng chúng bằng tay. 

Sóng thần đã phá nát bãi biển cát trắng của thị trấn, bỏ lại đầy rác rưởi và cây
đổ. Nhưng đằng sau cống, cả cộng đồng gần như không hề bị đụng tới. 

Thị trưởng đương nhiệm Fukawatari đánh giá cửa cống này hiệu quả với Fudai nhưng
không nhất thiết là một giải pháp cho các nơi khác. 

Thiệt hại lớn nhất của Fudai là cảng của thị trấn, nơi sóng thần phá hủy nhiều
tàu thuyền, trang thiết bị và kho hàng. Ước tính, ngành đánh bắt cá của cả thị
trấn mất khoảng 3,8 tỷ Yên (47 triệu USD). Một người dân vẫn mất tích. Anh đã có
một quyết định đen đủi khi đi kiểm tra thuyền của mình sau động đất. 

Wamura, người qua đời năm 1997 hưởng thọ 88 tuổi, đã rời nhiệm 3 năm sau khi
công trình lịch sử của ông hoàn thành.  

Ngày về hưu, Wamura đứng trước các cán bộ của thị trấn nói những lời tạm biệt:
“Ngay cả nếu bạn gặp phải sự phản đối, hãy tin tưởng và hoàn thành những gì bạn
bắt đầu. Cuối cùng, mọi người sẽ hiểu”.

Thanh Hảo (Theo Mail)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x