5 “sự thật” sai lầm mà chúng ta được dạy ở trường học
Dưới đây là những kiến thức chúng ta được dạy ở trường, nhưng hóa ra lại không đúng. Phải chăng đã đến lúc cần viết lại sách giáo khoa?
Hãy bắt đầu với một bài kiểm tra:
- Bạn có bao nhiêu giác quan?
- Thứ gì sau đây có từ tính: cà chua, bạn hay kẹp giấy?
- Những màu sắc cơ bản là gì?
- Khu vực nào của lưỡi phụ trách cảm nhận vị đắng?
- Các trạng thái của vật chất là gì?
Nếu câu trả lời của bạn là: 5; kẹp giấy; đỏ, vàng, xanh da trời; mặt sau của lưỡi; rắn, lỏng, khí, thì bạn sẽ đạt được điểm tối đa trong bài kiểm tra ở trường. Tuy nhiên, có lẽ bạn đã sai.
Giác quan thứ 6 và nhiều hơn nữa
Vị giác, xúc giác, thị giác, thính giác và khứu giác không đủ để chúng ta cảm nhận thế giới. Thực tế, chúng ta nhận biết được sự di chuyển không chỉ nhờ thị giác mà còn thông qua cơ quan tiền đình nằm trong tai. Khi chuyển động, các dòng khí dao động trong những kênh nhỏ sâu trong tai cho phép chúng ta cảm nhận sự thay đổi tốc độ chuyển động, cung cấp cảm nhận về gia tốc và sự cân bằng.
Khi nhịn thở, chúng ta cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, não ngừng làm việc. Kết quả này là do khí CO2 tan trong máu tạo thành axit cacbonic, làm độ pH trong máu thấp hơn mức cho phép. Ngoài ra con người còn có các giác quan giúp chúng ta có thể cảm nhận về nhiệt độ, sự đau đớn không – thời gian và cho phép chúng ta phản ứng với những gì đang xảy ra bên trong cơ thể và môi trường xung quanh.
Nghịch từ
Trong ba lựa chọn kẹp giấy, cà chua và con người, chúng ta thường nghĩ chỉ kẹp giấy có từ tính, nhưng thực ra, cả cà chua và con người cũng có đặc điểm này.
Kẹp giấy và các đồ vật khác chứa sắt, coban và niken có từ tính, nghĩa là chúng có thể bị hút bởi từ trường. Còn trong cơ thể người và cà chua có nước. Các hạt nhân hydro trong phân tử nước có thể bị từ trường đẩy lùi. Sự tương tác này được gọi là nghịch từ.
Tuy nhiên, lực tương tác này rất yếu. Vì vậy, bình thường bạn không nhận thấy chúng, trừ khi bạn ở trong một máy chụp cộng hưởng từ (MRI).
Dù vậy, bạn không cần phải đến bệnh viện mới xem được tương tác từ trường. Chỉ cần một vài quả cà chua chín, một thanh nam châm mạnh, một thanh gỗ kebab và một chiếc ghim:
Những màu cơ bản
Ba màu cơ bản. (Ảnh: Wikipedia)
Chúng ta đã được dạy rằng màu cơ bản là những màu không thể được tạo ra bằng cách trộn các màu khác với nhau, còn tất cả màu sắc khác có thể được tạo ra bằng cách trộn các màu cơ bản này. Tuy nhiên màu đỏ và xanh dương đều không nằm trong 2 trường hợp đó. Bạn có thể tạo ra màu đỏ bằng cách pha màu vàng với màu đỏ tươi. Sự kết hợp giữa màu đỏ tươi với lục lam sẽ cho ra màu xanh. Trong khi đó rất nhiều màu sắc khác sẽ không thể được tạo ra nếu bạn chỉ bắt đầu với màu xanh, đỏ và vàng.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra tất cả những điều này vào cuối thế kỷ 19 nhưng vì một lý do nào đó mà nó vẫn không được đưa vào các chương trình giảng dạy ở trường.
Khu vực vị giác
Bốn vị trí 1, 2, 3 và 4 thực tế không khác biệt trong chức năng vị giác. (Ảnh: MesserWoland)
Trong bản đồ khu vực vị giác ở sách giáo khoa sinh học, vùng cảm nhận vị đắng nằm ở phía sau lưỡi, còn các vùng nhận biết những vị khác như chua, ngọt,… nằm ở các vị trí riêng biệt khác nhau trên lưỡi.
Bản đồ vị giác này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1942 sau khi Edwin Boring thuộc Đại học Harvard diễn giải sai một nghiên cứu của Đức từ năm 1901. Tuy nhiên, bản đồ vị giác nhầm lẫn của Boring vẫn xuất hiện trong sách giáo khoa của trường học. Sau đó, vào năm 1974, chủ đề này đã được xem xét lại và toàn bộ lý thuyết của Boring đã bị phủ nhận. Thế nhưng hơn 40 năm sau, bản đồ vị giác này vẫn hiện hữu trong sách giáo khoa sinh học của chúng ta.
Trạng thái của vật chất
Chúng ta đều biết vật chất ở trạng thái rắn có hình dạng không đổi vì các phân tử của chúng được liên kết chặt chẽ theo một trật tự nhất định. Khi tan chảy, những vật chất này chuyển thành chất lỏng với thể tích không đổi. Chất lỏng khi bay hơi sẽ tạo thành khí với thể tích nở rộng ra toàn bộ vật chứa. Đó là ba trạng thái vật chất chúng ta được học.
Ngoài tinh thể lỏng, vật chất còn có thể tồn tại ở dạng plasma, trạng thái của hầu hết mọi vật chất trên Mặt Trời. Các nhà khoa học còn tìm ra trạng thái ngưng tụ Bose-Einstein, trạng thái siêu lỏng và hàng chục trạng thái vật chất khác.Trong thực tế, vật chất còn tồn tại ở những trạng thái khác. Ví dụ, các tinh thể lỏng có phân tử được sắp xếp như trạng thái rắn nhưng lại có dạng chất lỏng. Các tinh thể lỏng cần thiết cho hoạt động của tế bào, tồn tại trong dầu gội đầu và cả màn hình tinh thể lỏng (LCD).
Đã đến lúc cần viết lại sách giáo khoa?
Có nhiều hơn 5 “sự thật” cần được sửa trong sách giáo khoa của chúng ta. Không nhất thiết là chúng ta phải bắt đầu dạy trẻ 6 tuổi về các vấn đề chỉ xuất hiện trong các thí nghiệm vật lý đạt giải Nobel, hay đưa vào chương trình giảng dạy nội dung chi tiết về hàng chục giác quan. Nhưng có lẽ chúng ta nên ngừng nói dối trẻ em.
Có lẽ một bài giảng sinh học nên bắt đầu với câu: “Chúng ta có rất nhiều giác quan, và đây là năm cái mà chúng ta sẽ học”. Bên cạnh đó là đề cập đến sự tồn tại của hơn ba trạng thái vật chất. Đối với bản đồ vị giác, chỉ cần bỏ trang đó ra khỏi cuốn sách…
Hồng Liên (t/h)