Thực phẩm chức năng: Quảng cáo sai sự thật lừa gạt người mua?

28/08/11, 15:31 Tin Tổng Hợp

Không còn lạ với những dòng quảng cáo: Thực phẩm chức năng (TPCN)  A – bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực. TPCN B – loại bỏ nỗi lo về ung thư, HIV, tiểu đường… Nghe quảng cáo quá sướng tai nhìn giá thì “cắt cổ”, nhưng thực tế, những loại TPCN kiểu này chứa những thành phần gì? Và thực tế có công dụng bao nhiêu % so với giá thành và quảng cáo?


Bác sỹ, Thạc Sỹ Nguyễn Thị Minh Châu (Bệnh viện y học cổ truyền quân đội): Nhãn mác ghi sai sự thật!

Hiện nay có rất nhiều loại thực phẩm chức năng tràn lan trên thị trường với hình dáng, công dụng rất khác nhau, tuy nhiên về tác dụng thực sự thì rất ít khi được kiểm chứng. Đa số mọi người đều nghe và tin vào những lời quảng cáo rất chuyên nghiệp, uống cái này, cái kia sẽ giảm thiểu bệnh tật, thậm chí chữa được những bệnh nan y, hay chữa khỏi cho bà nọ, ông kia đã bị bệnh viện trả về… Nói chung, vô vàn những lời quảng cáo nghe rất hay, “rất đáng tiền” để “câu khách”, bán được hàng mà ít ai biết bản chất thực sự của TPCN chỉ là hỗ trợ, phòng ngừa một số loại bệnh tật.

Loại TPCN hiện đang gây đình đám và được nhiều người quan tâm hiện nay là cái được gọi là TPCN Đông Trùng Hạ Thảo. Về bản chất, Đông Trùng Hạ Thảo vừa là con lại vừa là cây. Vào mùa đông, sâu nằm ở dưới đất, nấm phát triển và hút chất bổ của toàn thân sâu làm sâu chết. Đến mùa hạ, nấm mọc chồi khỏi mặt đất, hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11cm nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Chính từ sự chắt lọc của tự nhiên như vậy đã hình thành lên một loại thuốc bổ dưỡng và quý giá. Và Đông Trùng Hạ Thảo chính gốc xưa kia chỉ có các bậc vua chúa ở Trung Quốc mới được dùng.  

Mô tả ảnh.
Đông Trùng Hạ Thảo (Ảnh Internet)

Còn ngày nay thì người ta áp dụng nhiều phương pháp khoa học kỹ thuật hiện đại để nuôi trồng rồi cho ra đời sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo và đến thời điểm này, nói đâu xa tại Việt Nam có thể thấy “nhan nhản” các sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo. Nào là dưới dạng nước, dạng viên… có tác dụng hỗ trợ khả năng tình dục cho cả nam lẫn nữ, dùng trị lao, ho, thiếu máu, đau lưng, đau gối cũng như giúp tăng sức khỏe trong thời gian dưỡng bệnh, làm chậm quá trình lão hóa…

Tại Trung Quốc do sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo đang bị thương mại hóa dưới dạng thực phẩm chức năng nên giới quan chức tại nước này đã ra lệnh cấm sử dụng Đông Trùng Hạ Thảo để làm thực phẩm phổ thông. Hay mới đây, một dạng viên nang Đông Trùng Hạ Thảo hiệu Trí Linh được sản xuất tại Trung Quốc cũng mới bị cấm lưu hành do không đạt tiêu chuẩn nhưng vẫn bán rộng rãi và đăng quảng cáo sai sự thật.

Ví dụ như TPCN Đông Trùng Hạ Thảo – Hà Nguyên Đường có ghi những thành phần chủ yếu là Đông Trùng Hạ Thảo, Trùng Thảo Khuẩn Ti Thể, Linh Chi, Hương Như, Sơn Thù Du, Ngọc Trúc, Táo Đỏ, Bắc Kì, Mật Ong… Hay cũng là TPCN Đông Trùng Hạ Thảo có nguồn gốc Hàn Quốc có ghi những thành phần như Đông Trùng Hạ Thảo xứ tuyết Hàn Quốc kết hợp với Nấm linh chi, táo đỏ , vitamin C, mật ong … Về công dụng của từng thành phần chứa trong các sản phẩm này thì rất tốt, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Nhưng muốn biết sản phẩm có thực sự chứa những thành phần tốt như vậy hay không thì phải qua sự kiểm nghiệm, công bố của Viện nghiên cứu.

Trên thực tế, không ít loại TPCN đã không ghi rõ và đầy đủ những thông tin xác nhận có lợi hay chống chỉ định cho sức khoẻ. Một số loại luồn lách, bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thuần tuý vào các thực phẩm để bán ở dạng thực phẩm chức năng.

Tôi luôn đánh giá cao những công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo bởi nếu là sản phẩm thực sự thì vô cùng tốt. Nhưng các bạn có thể hình dung một cách đơn giản thế này, gà công nghiệp hay gà ta thì cũng đều là gà. Nhưng thịt của gà công nghiệp thì khác hẳn gà ta và sự bổ dưỡng của hai loại này cũng rất khác nhau. Đông Trùng Hạ Thảo cũng vậy, thế nên chúng ta cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào…

Mô tả ảnh.
Viên nang Đông Trùng Hạ Thảo hiệu Trí Linh mới bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn và bị cấm lưu hành tại Trung Quốc vào cuối tháng 7/2011.

Tôi cho rằng Trung Quốc là một trong những nước quản lý rất gắt gao về các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của người dân. Đây cũng nơi rất nổi tiếng về sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo mà còn có những sản phẩm TPCN Đông Trùng Hạ Thảo không đạt tiêu chuẩn, quảng cáo sai sự thật… thì chúng ta cũng cần đặt ra những nghi vấn về chất lượng của các loại TPCN nói chung và Đông Trùng Hạ Thảo nói riêng so với những quảng cáo về công dụng và giá thành rất cao của nó.

Bà Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh: Quảng cáo sai sự thật!

TPCN chỉ có khả năng tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ cho việc điều trị, nhưng hiện nay rất nhiều TPCN đang được quảng cáo như là một loại thuốc chữa bệnh, như vậy là sai.

Tại TP Hồ Chí Minh, Thanh tra Sở Y tế nhiều lần phát hiện các loại TPCN quảng cáo sai tác dụng thành các loại thuốc chữa bệnh. Ví dụ như loại keo dán Kinotakara của Công ty cổ phần Liên Kết – Trí Thức được quảng cáo có tác dụng thanh lọc máu huyết, đẩy lùi chất độc trong cơ thể. Một số loại TPCN của Tập đoàn quốc tế Tahitian Noni được người bán giới thiệu chữa được nhiều bệnh như trái nhàu trồng ở Tahitian chứa tới hơn 160 chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và có thể chữa được 32 bệnh, trong đó có những bệnh nan y như: Ung thư, HIV, hay tiểu đường.

Các TPCN khác của tập đoàn này còn chữa được bệnh trẻ em không vui, người già có thể trẻ lại…? Sữa ong chúa của Royal Jelly do New Zealand sản xuất được quảng cáo là có thể điều hòa hệ tim mạch và điều chỉnh huyết áp từ cao xuống thấp và ngược lại? Hay trên truyền hình hiện nay, nhiều loại trà thảo mộc được quảng cáo là thanh lọc được cơ thể, uống vào không lo bị nóng, nhiều loại TPCN cũng được “bốc đồng” là giúp phòng chữa được nhiều loại bệnh… Những quảng cáo như vậy đều là sai sự thật.

Bóp cổ người tiêu dùng?

Với những loại TPCN quảng cáo sai sự thật, thành phần chỉ có những loại Vitamin hay một số chất bổ dưỡng thông thường có thể tìm thấy dễ dàng trong rau, củ, quả hay thức ăn hàng ngày… thì với mức giá từ vài trăm nghìn đồng cho đến hàng triệu đồng quả thật là “cắt cổ” người tiêu dùng.

Có thể lấy ví dụ như sản phẩm Noni Juice đã từng bị Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nhắc nhở và xử phạt vì quảng cáo sai sự thật (Quảng cáo: cung cấp trên 210 chất dinh dưỡng,giúp cân bằng các chất trong cơ thể. Cân bằng Huyết Áp,Tim Mạch,Đường trong máu. Đào thải độc tố giúp cho cơ thể hoạt động hoàn hảo. Đặc biệt,Noni phát huy tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị những bệnh mãn tính như: Huyết Áp,Tim Mạch,Tiểu Đường,Ung Thư…), thế nhưng sản phẩm này có giá tới 2.800.000 đồng! 

Mô tả ảnh.
Sản phẩm Noni Juice được rao bán rất nhiều trên các webside với vô vàn công dụng chữa bệnh

Về điểm này, Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Châu (Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội) phân tích rành rẽ: “Nếu như sản phẩm bị phanh phui và xử phạt vì không có công dụng như đã quảng cáo có nghĩa là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, quảng cáo sai, lừa dối người tiêu dùng. Người tiêu dùng bỏ ra 2.800.000 đồng để đổi lấy một sản phẩm có chất lượng tương đương với số tiền mình bỏ ra, nhưng cái thực chất mà họ nhận được thì thấp hơn rất nhiều. Và như vậy, công ty TPCN đang bán sản phẩm với giá “cắt cổ người tiêu dùng. Tôi không nói bao hàm tất cả các loại TPCN đều như vậy, nhưng nhiều trường hợp người dân sử dụng TPCN không có hiệu quả như sản phẩm đã quảng cáo mà lại phải trả một giá rất cao thì hơn hết người tiêu dùng nên đề cao, cảnh giác.”

Trước đó, theo thông tin trên báo Tiền Phong, khi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM cùng đoàn Thanh tra tiến hành kiểm tra Cty TNHH Noni Vina, đơn vị này không trình được các giấy tờ, chứng từ liên quan đến sản phẩm, đặc biệt là giấy phép và ma-ket quảng cáo sản phẩm nước uống dinh dưỡng mà Bộ Y tế cấp. Đặc biệt, theo hóa đơn nhập khẩu và phân phối thực phẩm chức năng Noni, sản phẩm được bán với giá khoảng 130.000đồng/chai nhưng khi bán cho khách hàng Cty này đã “đội” giá lên đến gần 1,2 triệu đồng/chai

 Có 2 câu nói rất bình dân và khoa học mà mọi người nên nhớ, đó là: “Ăn là thuốc. Biết ăn thì thức ăn là thuốc chữa bệnh. Không biết ăn thì thức ăn sẽ trở thành thuốc độc gây bệnh”.

Trong năm 2010, qua kiểm tra 74 cơ sở có quảng cáo thực phẩm chức năng tại TP.HCM, phát hiện có tới 34 cơ sở thực hiện không đúng quy định. Trong đó, thực phẩm chức năng (TPCN) là sản phẩm quảng cáo có nhiều sai phạm nhất. 

 

Theo Phunutoday

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

    Vệ tinh bí ẩn 13.000 năm tuổi đang theo dõi Trái Đất?

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

    Nhận 3 món quà của Bồ Tát: Người giàu có, kẻ thành ăn xin

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

    Vì sao Bill Gates không tiêm Vắc-xin cho con mình?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

x