Những câu chuyện đằng sau vụ trộm Mona Lisa
Có nhiều giả thiết về bức chân dung tuyệt tác của thời đại, được vẽ bởi Leonardo da Vinci từ năm 1503 đến 1507, đã biến mất khỏi bảo tàng Louvre (Paris, Pháp) vào ngày 21/8/1911. Nó đã bị đánh cắp bởi Vincenzo Peruggia (1881 – 1925), một người Ý nhập cư đã sống tại Paris trong hơn hai năm.
Peruggia sẽ không bao giờ bị bắt nếu y không đưa Mona Lisa trở về Florence, Ý – quê hương của bức họa. Thông qua một tay buôn Ý, hắn ta tuyên bố hắn đã đánh cắp bức tranh để trả nó về quê hương và hắn muốn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc.
Chân dung “siêu trộm” Vincenzo Peruggia, kẻ đã cả gan đánh cắp một tuyệt tác của nhân loại
Thật khó tin rằng Peruggia cam kết hắn ta đã một thân một mình thực hiện vụ trộm. “Các giả thuyết hiện giờ cho rằng hắn ta chỉ là một mắt xích trong một vụ án lớn nhằm bán Mona Lisa giả mạo tới các triệu phú Mỹ. Hành vi trộm cắp Mona Lisa thật, chính là cách duy nhất để thuyết phục người mua là họ đã mua tác phẩm thật” – Joe Medeiros, tác giả của bộ phim tài liệu 88 phút: “Các mảnh thiếu sót: Sự thật về người lấy trộm bức tranh Mona Lisa” đã phát biểu với trang Discovery News.
Trong nỗ lực để tìm manh mối về Peruggia – hắn ta là ai, những gì hắn ta nghĩ và lí do tại sao hắn ta đánh cắp bức tranh, đã khiến Medeiros gặp con gái Celestina của Peruggia ở Ý. Nhưng Celestina (bà đã qua đời vào tháng Ba 1987) biết rất ít về cha mình. “Ông qua đời khi cô ấy còn là một đứa trẻ” – Medeiros cho biết. Các nhà làm phim đã đến bảo tàng Lourve và lại bắt đầu điều tra từng đường đi nước bước của Peruggia trong vụ trộm tranh.
Peruggia muốn đem Mona Lisa trở về quê hương?
Tại thời điểm đó, Peruggia chỉ là một thợ vẽ 29 tuổi, đã làm việc tại bảo tàng Lourve trong một thời gian ngắn với nhiệm vụ bao bọc 1.600 kiệt tác bằng kính để bảo vệ chúng không bị phá hoại. Do đó, Peruggia đã quá quen thuộc với tất cả tác phẩm nghệ thuật Ý và tự hỏi tại sao nó nằm trong một bảo tàng Pháp. Hắn đọc được rằng Napoleon đã cướp các tác phẩm trong kho tàng nghệ thuật của Ý khi ông chinh phục đất nước này và đưa chúng về Paris. Vì vậy, hắn tin rằng tất cả các tác phẩm Ý trong bảo tàng Lourve đều bất hợp pháp và quyết định mang chúng trở về quê hương mình.
Nhưng hắn không biết rằng Mona Lisa đã được bán bởi chính cha đẻ của nó là Leonardo da Vinci cho vua Francois I của Pháp, hắn đã quyết định đánh cắp bức tranh này bởi vì nó có kích thước nhỏ nên dễ dàng mang đi.
Kế hoạch táo bạo và cách thức thực hiện
“Hắn ta đã đánh cắp kiệt tác bằng cách đơn giản là đi bộ vào bảo tàng vào ngày thứ hai khi bảo tàng đóng cửa để dọn dẹp. Hắn mặc một áo khoác màu trắng và do đó bị nhầm thành là một trong những công nhân vệ sinh” – Medeiros nói.
Peruggia chỉ cần chuyển bức tranh ra khỏi tường, lấy nó từ khung và bước ra khỏi bảo tàng với tác phẩm Mona Lisa nằm gọn dưới cánh tay và bọc trong áo khoác của mình.
Hành vi trộm cắp đã không được phát hiện cho đến hôm sau bởi vì các vệ sĩ bảo tàng Louvre cho rằng kiệt tác đang ở cùng các nhiếp ảnh gia. Chỉ cho đến khi khung trống của bức tranh được tìm thấy trên một cầu thang, bảo tàng Louvre mới bắt đầu xôn xao những nghi vấn tồi tệ nhất trong lịch sử.
Đã có khoảng 60 thám tử rà soát khắp bảo tàng. Mặc dù thực tế rằng Peruggia để lại dấu vân tay trên kính phủ lấy bức tranh, nhưng vẫn còn rất nhiều nghi ngờ đan xen lẫn nhau. Vụ trộm này là một sự kiện chấn động và hàng ngàn người đổ xô đến xem khoảng trống mà bức tranh Mona Lisa để lại.
Có một số giả định hài hước nằm sau vụ trộm này: Pablo Picasso và bạn của ông – nhà thơ và nhà phê bình nghệ thuật Guillaume Apollinaire đều bị coi như những kẻ tình nghi trong vụ trộm (cả hai trước đây đã mua một số bức tượng Iberia bị đánh cắp từ các bộ sưu tập khảo cổ học của bảo tàng Louvre).
Khó có thể tin nàng Mona Lisa từng biến mất khỏi bảo tàng Lourve
Mona Lisa sau đó nằm gọn trong căn phòng nhỏ của Vincenzo Peruggia – nằm cách bảo tàng Louvre 2 dặm. Nó ở đó cùng với các kiệt tác khác trong gần 2 năm rưỡi.
Sau đó vào tháng 12 năm 1913, Peruggia đã mang bức tranh tới một nhà sưu tầm tại Florence, tự xưng là một người yêu nước Ý. Hắn đã hy vọng nhận được sự khen thưởng của chính phủ Ý cho những nỗ lực của mình. Nhưng thay vì được tuyên dương, hắn đã bị bắt giam. Những lá thư của Peruggia viết cho cha mẹ mình cũng như bản báo cáo 61 trang được thực hiện bởi một bác sỹ tâm thần do tòa án chỉ định, cung cấp cho chúng ta biết những manh mối cuối cùng của động cơ thực sự của người đàn ông ăn cắp “Mona Lisa”.
Peruggia cam kết hắn đã thực hiện các hành vi trộm cắp một mình và vì lí do riêng của mình chứ đó không phải là lòng yêu nước. Hắn đã hy vọng lấy làm tài sản cho riêng mình. Hắn không nói gì về việc muốn giúp đất nước, nhưng hắn viết sẽ làm điều gì đó để đem đến một cuộc sống tối đẹp hơn cho tất cả gia đình. Các tài liệu cho thấy rằng Peruggia đã mệt mỏi bởi công việc vẽ tranh vì nó làm cho hắn ta bị nhiễm độc chì.
Đối với hắn, ăn cắp Mona Lisa và đưa nó trở về nước Ý là tấm vé giúp mình bước vào cuộc sống tốt đẹp hơn.