Mahatma Gandhi, anh hùng dân tộc Ấn Độ và những triết lý bất hủ của ông

24/08/14, 01:36 Tri thức

 Mahatma Gandhi : là một nhân vật xuất chúng của Ấn Độ, ông là người nổi tiếng với nguyên lý bất bạo lực. Ông đã để lại những triết lý sống bất hủ cho nhân loại.

 Những câu nói của Mahatma Gandhi đã giúp con người nhận định và thay đổi bản thân, từ đó thay đổi thế giới. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông đó là: “Những kẻ yếu không bao giờ biết tha thứ. Sự tha thứ chỉ có ở những người mạnh”.

Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là hy sinh mình vì lợi ích của người khác.

Sự vĩ đại của con người không nằm ở khả năng tái tạo thế giới mà ở khả năng tái tạo chính bản thân mình.

Không ai có thể làm tôi tổn thương, trừ phi tôi cho phép điều đó.

Tự do sẽ không có giá trị nếu không bao gồm tự do phạm sai lầm.

Sự trả thù chỉ khiến thế giới trở nên tăm tối.

Một gram hành động vẫn hơn một tấn giáo điều.

Quá tin tưởng vào tài trí của chính mình là một việc không hề khôn ngoan. Cần nhớ rằng, ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng có thể yếu đi và người khôn ngoan nhất cũng có thể mắc sai lầm.

Quy luật của cuộc sống là không ngừng vận động và phát triển. Nếu cứ luôn đi theo những giáo lý sáo rỗng chỉ để chứng tỏ bản thân kiên định thì bạn sẽ chỉ chuốc lấy thất bại.

 Đừng đánh mất niềm tin vào nhân loại. Nhân loại là cả một đại dương – đại dương rộng lớn không dễ bị nhiễm bẩn chỉ vì vài giọt nước trong đó bị ô nhiễm.

Mahatma Gandhi (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948),  là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực  đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ  được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr.. Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ năm 1918, ông được hàng triệu người dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là “Linh hồn lớn”, “Vĩ nhân” hoặc “Đại nhân”.

Theo kienthuc

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Làm gì khi quỷ lộng hành?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Làm gì khi quỷ lộng hành?

    Làm gì khi quỷ lộng hành?

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

x