Tiết lộ về đại dịch ‘Ngày tận thế’ thời cổ đại
Trận dịch bệnh kinh hoàng kéo dài hơn hai thập kỷ và được mô tả như sự kiện “Ngày tận thế”.
Một lò vôi được xây dựng để sản xuất đủ vôi sát trùng cho những người còn sống sót trong tình trạng bệnh dịch ở thành phố cổ Thebes.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bằng chứng về một dịch bệnh tàn phá dưới thời cổ đại được cho là dấu hiệu của ngày tận thế.
Một nhóm các chuyên gia nghiên cứu Tổ hợp lăng mộ Harwa và Akhimenru (Funerary Complex of Harwa and Akhimenru) thuộc thành phố cổ Thebes ở Ai Cập đã khai quật được hài cốt của nhiều nạn nhân bị bao phủ bởi một lớp vôi bột, loại chất thường được sử dụng như chất khử trùng trong suốt thời cổ đại.
Họ còn khám phá ra 3 lò nung dùng sản xuất bột vôi và tàn tích của một bồn tro cốt khổng lồ với dấu tích của nhiều thi thể.
Những phát hiện này được cho là xuất hiện ở thế kỷ thứ III vào thời điểm nạn dịch Cyprian (Plague of Cyprian) càn quét khắp đế chế La Mã và đỉnh điểm có hơn 5000 người chết mỗi ngày chỉ tính riêng ở Rome.
Tàn tro và xương cốt tại của rất nhiều nạn nhân trong một đại dịch cổ ở thành phố cổ Thebes, Ai Cập.
Thánh Cyprian, giám mục thành phố Carthage đã mô tả đại dịch như một sự kiện mà ông tin rằng thế giới sắp đi đến ngày tận thế.
Nạn dịch đã kéo dài hơn hai thập kỷ trước khi chấm dứt hoàn toàn.
Anh Phạ[email protected]
Theo Livesience