Trừng phạt nga và “Hiệu ứng cánh bướm” đẩy thế giới vào khủng hoảng?

06/08/14, 00:36 Kinh tế, Thế giới

“Một nguồn tin nội vụ Mỹ khẳng định những hiệu ứng tiêu cực trên sẽ nhanh chóng lan truyền như “hiệu ứng con bướm”, một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra bão lớn ở Texas. “

Mùa hè năm 1997, Larry Summers – người sau này trở thành Bộ trưởng Tài chính Mỹ dưới thời chính quyền Clinton – đã có một buổi nói chuyện riêng với lãnh đạo cao cấp của phố Wall – người giám sát hoạt động ngân hàng quốc tế của ông.

Larry Summer tại buổi thảo luận về các khủng hoảng tài chính tại IMF, 8/11/2013. (Ảnh: Reuters)

Vị lãnh đạo đã theo dõi những bất ổn tại thị trường tài chính và tài sản Thái Lan với mối quan ngại sâu sắc, mặc dầu quốc gia Đông Nam Á nhỏ bé này thường không thu hút nhiều chú ý trong giới lãnh đạo Washington. 
Summers cẩn trọng lắng nghe người đàn ông một cách lịch sự, nhưng ông không mấy ấn tượng.
Thương mại với Thái Lan chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch với Mỹ, và quy mô nền kinh tế quốc gia này đặt trên so sánh có phần “tí hon”. 
Thông điệp từ  Summers đã rõ: “Này ông bạn, đừng bận tâm vì những chuyện như vậy”. 
Cuối cùng, chuyện mà ông Summers vô tâm cho là vặt vãnh trên đã châm ngòi cho đợt rối loạn tài chính có tên “khủng hoảng kinh tế Đông Á”, dẫn đến nhiều vụ phá sản và phá giá đồng tiền từ Hàn Quốc tới Nga trong năm sau đó. 
Vụ khủng hoảng này chắc hẳn vẫn còn im đậm trong tâm trí các nhà lập pháp châu Âu và Mỹ khi họ đau đầu tìm cách leo thang nhanh chóng và mạnh mẽ nhất các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga, khi chính quyền của ông Vladimir Putin chưa có dấu hiệu nhượng bộ trong cuộc khủng hoảng với Ukraine. 
Sự lệ thuộc nguồn cung dầu khí của châu Âu đối với Nga đương nhiên là một vấn đề, tương tự như nỗi lo đang đè lên các nhà sản xuất tại Đức, quốc gia giao thương mạnh mẽ với Nga.
Sau sự kiện máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi, Bộ ngoại giao Đức và Bộ tài chính Mỹ cũng như Cục dự trữ liên bang Mỹ đã đồng loạt tập trung vào việc đưa ra các lệnh trừng phạt khắc nghiệt nhằm vào Nga. 
Và họ đã nhận ra một hiệu ứng tiềm tàng từ những biện pháp trừng phạt trên, được đặt tên là “chế độ nạp đạn tự động trên thị trường quốc tế”.
Một nguồn tin nội vụ Mỹ khẳng định những hiệu ứng tiêu cực trên sẽ nhanh chóng lan truyền như “hiệu ứng con bướm”, một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra bão lớn ở Texas. 
Theo niềm tin của họ, những rủi ro ấy mang quy mô khổng lồ và gần như không thể tránh khỏi. 
Có lẽ hệ thống tài chính của Nga là một “chú bướm khá to”, ngân hàng quốc gia này liên kết hòa nhập với hệ thống nhà băng tại châu Âu và một phần hệ thống tài chính Mỹ, sau khi Moscow dỡ bỏ kiểm soát đối với khu vực tài chính vào năm 2006.
Thành viên của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) thông báo tổng khoản tiền bị “phơi nhiễm” liên quan tới Nga của tổ chức này đã chạm mốc gần 174 tỷ USD vào tháng Ba năm nay, tăng từ mốc 155,5 tỷ USD vào cuối năm 2011. 
Mặc dù con số này chưa thấm vào đâu so với khoản vay 1 nghìn tỷ USD rót vào Trung Quốc từ các thành viên BIS, “đây vẫn là những khoản đáng quan ngại”, một lãnh đạo ngân hàng châu Âu tại Moscow khẳng định. 
Hơn nữa, các doanh nghiệp Nga đã huy động thành công 52,2 tỷ USD từ các khoản vay dưới dạng ngoại tệ chỉ tính riêng trong năm ngoái. 
Các lệnh trừng phạt tài chính vừa được châu Âu và Mỹ thông báo vào cuối tháng Bảy có khả năng leo thang hai xu hướng đã hình thành rõ rệt sau vụ Nga sáp nhập Crimea vào hồi tháng Ba, nhiều nguồn tin cho hay. 
Đầu tiên là việc vốn ồ ạt thoái khỏi Nga, một “sự trừng phạt thầm lặng” như một quan chức cấp cao ngân hàng gọi tên. 

Kể từ đó, các dòng tín dụng từ ngân hàng phương Tây đã âm thầm rút khỏi Nga. Tính đến tháng Sáu, khoảng 75 tỷ USD đã bị tháo khỏi Nga. 

Vào ngày 25/7 – trước khi các lệnh trừng phạt mới được tung ra – Ngân hàng Trung ương Nga đã phải nâng lãi suất cơ bản để bảo vệ đồng ruble và giảm thiểu tình trạng thoái vốn. 

Tuy nhiên, đồng ruble vẫn tiếp tục giảm giá sau đó, mặc dù không quá nghiêm trọng tính đến ngày 1/8. 
Trong khi đó, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp tại Nga đã sụp đổ, với khoản huy động vốn ngoại tệ trị giá 52,2 tỷ USD trong năm ngoái tụt xuống vỏn vẹn 9,8 tỷ USD tính từ đầu năm tới nay, theo thống kê của công ty Nomura Securities.
Nhiều ngân hàng lớn phương Tây đã âm thầm cắt tín dụng đổ vào toàn bộ nền kinh tế Nga.
Vào ngày 29/7, Bank of America báo cáo cho biết khoản tín dụng ròng phơi nhiễm trực tiếp tại Nga của ngân hàng là gần 4 tỷ USD, giảm mạnh so với 6,7 tỷ USD trong năm ngoái. 
Thêm vào đó, ngân hàng Royal Bank of Scotland của Anh cũng thông báo sẽ thắt chặt hoạt động cho vay đối với Nga vào ngày 1/8, khoản tín dụng ròng phơi nhiễm tại Nga của nhà băng này là 2,4 tỷ USD.

Trong khi các lệnh trừng phạt mở rộng của châu Âu nhìn chung khắc nghiệt hơn dự đoán, kể cả khi đặt tai nạn MH17 trong vòng xem xét, các quan chức tài chính lưu ý rằng chúng được thiết kế để hạn chế hết mức có thể sự “liên lụy” ngược trở lại đối với Liên minh châu Âu. 

 

Ngân hàng VTB của Nga.

Những điều khoản tài chính ngăn chặn nhiều ngân hàng lớn của Nga như VTB gây quỹ tại phương Tây trong trung và dài hạn, nhưng không cấm định chế này vay tiếp các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài, vốn đã cán mốc 33,5 tỷ USD và tới hạn trong vòng 90 ngày tới. 
Thêm vào đó, các chi nhánh đặt tại phương Tây của những ngân hàng như VTB và Sberbank – hai ngân hàng lớn nhất Nga trên quy mô tài sản – không hề được nhắc tới. 
Chúng vẫn được quyền chuyển lợi nhuận và thậm chí các khoản vay về công ty mẹ của mình. 
Thêm vào đó, các lệnh trừng phạt vừa được châu Âu công bố chỉ có hiệu lực trong vòng 90 ngày, và có một kết thúc mở, các quan chức kỳ vọng, nhằm phục vụ hai mục đích: Chưa gây hỗn loạn trong hệ thống tài chính của Nga; đóng vai trò động lực thúc đẩy ông Putin tiến tới hòa giải tại Ukraine. 

Một quan chức cấp cao của Đức đã tóm lược lại mục đích của chiến dịch “se chỉ luồn kim” này: Vừa dội đòn vào Nga, vừa “hạn chế rủi ro về bất ổn” trong hệ thống tài chính châu Âu trong thời điểm nhạy cảm về mặt kinh tế đối với khu vực eurozone. 
Thật vậy, lo ngại với tình trạng giảm phát leo thang, thị trường tài chính quốc tế đã sụt giảm mạnh mẽ vào cuối tháng Bảy do lo ngại khu vực này lâm vào những vũng lầy mới. 
Tuy nhiên, cũng có những nhà kinh tế cho rằng sự lo ngại đối với khả năng lan truyền từ kinh tế Nga – giống như Thái Lan và cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1998 – là thừa. 
Đầu tiên, họ chỉ ra rằng Ngân hàng Trung ương Nga có dự trữ chất cao như núi: 472 tỷ USD, so với 20 tỷ USD của Ngân hàng Trung ương Indonesia năm 1998, Thái Lan còn có ít hơn thế. 
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga từng tuyên bố định chế này sẽ hỗ trợ hệ thống tài chính và công ty nội địa nếu cần thiết. Bà cũng nhấn mạnh rằng ba đợt nâng lãi suất trong năm nay sẽ giúp ngân hàng bảo vệ đồng ruble trong sức ép. 
Lo ngại hiện giờ là nếu các lệnh trừng phạt còn kéo dài, nguồn dự trữ khổng lồ của Nga sẽ cầm cự được trong bao lâu. 
Nếu sự việc còn tiếp diễn tương tự trong năm tới, các ngân hàng địa phương và doanh nghiệp Nga sẽ rút vơi nguồn dữ trữ này xuống còn 200 tỷ USD, ông Sergei Pukhov – chuyên gia kinh tế tại Moscow dự đoán.
Khoản hỗ trợ 270 tỷ USD trên tương đương tổng giá trị xuất nhập khẩu và dịch vụ của Nga trong 6 tháng.  
Thêm vào đó, một khi kho dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga hạ xuống mốc ấy, nó sẽ châm ngòi cho một “mức độ hoảng loạn khủng khiếp trên thị trường. Cú sụp đổ của hệ thống tài chính Nga là không thể tránh khỏi, và hậu quả của nó sẽ còn lây lan xa hơn nhiều”, một nhà đầu tư châu Âu giấu tên nhận định. 
Để ngăn chặn điều này, nhiều quan chức cấp cao của Đức, bao gồm cả Thủ tướng Angela Merkel đã âm thầm nhưng hết mực hy vọng rằng sau một giai đoạn tạm hoãn, ông Putin sẽ xem xét tham gia các cuộc đối thoại xoay quanh vận mệnh của Ukraine. 

Trước vụ MH17, Berlin là bên chủ trì các cuộc thảo luận với chính quyền Moscow trong việc thảo ra một thống nhất chung về tình hình hiện tại, trong đó việc Nga sáp nhập Crimea sẽ được chấp thuận với điều kiện nước này ngừng hỗ trợ phe nổi dậy tại miền Đông Ukraine và trả cho Kiev khoản bồi thường 1 tỷ USD cho Crimea. 

Quan chức châu Âu kỳ vọng hai bên sẽ đạt được thống nhất trong vòng 90 ngày tới. Nhưng trong kịch bản xấu, thì thị trường châu Âu và thế giới có thể sẽ hứng chịu một luồng gió lạnh lẽo thổi tới từ phương Đông. 

Theo Bizlive 

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x