Con người học vẽ tranh ba chiều như thế nào?

Có lẽ tranh ba chiều hiện vẫn là xu hướng của nghệ thuật đương đại. Tuy nhiên nghệ thuật vẽ tranh ba chiều không chỉ mới xuất hiện gần đây mà nó có một lịch sử phát triển lâu dài. Kỹ thuật vẽ được hoàn thiện và bồi dưỡng theo thời gian.

Từ những năm 1300, những bức tranh vẽ miêu tả căn phòng, những đứa trẻ, các vị vua, vị thánh… đều có nhiều thay đổi. Mặc dù vẫn không được tự nhiên nhưng các tác phẩm ít nhiều đã có sự thay đổi rõ rệt, từ những nét thẳng thô cứng trước đó, khuôn mặt được tạo nên từ những đường cong và mũi bắt đầu có bóng và chiều sâu…

Những tiến bộ rõ rệt trong nét vẽ từ những năm 1300 (Ảnh: Portraittimeline).

Đến những năm 1400, các bức chân dung trở nên sống động hơn. Dường như vượt ra khỏi biến thể của ánh sáng và bóng tối, mọi chi tiết trở nên rõ ràng và cân đối hơn. Nhưng những họa sĩ thời đầu của thế giới đã làm như thế nào để thực hiện những bức vẽ như vậy khi họ chưa từng có kinh nghiệm cũng như một nền móng trước đó?

 

Những bức chân dung những năm 1400 dần trở nên sống động như thật (Ảnh: Portraittimeline).

James G. Harpe là giáo sư chuyên về lịch sử nghệ thuật thời kỳ Phục Hưng của trường Đại học Oregon, Mỹ. Theo ông nhận thức sai lầm đầu tiên của chúng ta là cho rằng con người chưa đủ trình độ vẽ tranh ba chiều trước những năm 1300. Ông chỉ ra một số bức vẽ từ thời La Mã cổ đại như bức tranh tường theo phong cách Pompeii thứ hai (phong cách nghệ thuật Pompeii gồm phong cách thứ nhất, thứ hai và thứ ba) hay một trong những tập bản thảo đỉnh cao thế kỷ thứ 8, Coronation Gospels of Charlemagne. Mặc dù ra đời trong giai đoạn sơ khai nhưng những tác phẩm đó đều trình bày theo chủ nghĩa hiện thực và áp dụng luật phối xa gần rõ ràng.

Pompejanischer_Maler_um_70_001.jpg

Bức tranh tường theo phong cách Pompeii thứ hai (Ảnh:wikimedia).

 

Coronation_Gospels_-_St_John.png

Bức chân dung của thánh Gioan trong tập bản thảo Coronation Gospels of Charlemagne (Ảnh:wikimedia).

Tuy nhiên, những bức tranh như vậy ít xuất hiện trong giai đoạn trước thế kỷ 14 do các họa sĩ không muốn đưa quá nhiều những hình ảnh cuộc sống vào những bức tranh ba chiều. Harper giải thích “Trong thời kỳ Trung cổ, các họa sĩ không muốn tạo nên những tác phẩm sống động như thật. Mỗi nghệ sĩ là một thế giới khác biệt, mỗi tác phẩm nghệ thuật là một câu chuyện, họ muốn tạo nên thế giới của riêng mình thay vì tái tạo lại thế giới thực. Họ không muốn bị ràng buộc bởi thực tại để có thể tự do bước vào một thế giới của cảm xúc”.

Thêm vào đó, Đế chế La Mã sụp đổ trong cảnh đói khát, bệnh tật và cướp bóc đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền văn hóa phương Tây. Người Trung cổ chỉ có thể chờ đợi để thóat khỏi những vùng đất đá được gọi là Trái đất để lên Thiên đàng. Và do đó, chủ nghĩa siêu thực về một thế giới tốt đẹp như Thiên đàng ảnh hưởng rất nhiều vào các tác phẩm thời kỳ này. Các họa sĩ dần trở nên xa vời với thực tế.

Khi bước vào thời kỳ Phục Hưng, các họa sĩ cũng bước vào một giai đoạn phát triển mới. Được coi như một cuộc cách mạng, thế giới cổ đại hồi sinh và phát triển nở rộ. Đồng thời những tác phẩm nổi tiếng của các triết gia lớn được phổ biến rộng rãi, bản thân mỗi nghệ sĩ tự cảm thấy thú vị hơn với những thay đổi đó.

Giotto (1267 – 1337), đã đi đầu trong cuộc cách mạng này. Là một họa sĩ và kiến trúc sư người Ý, những tác phẩm Giotto được coi là kiệt tác của thời kỳ đầu Phục Hưng, “nghệ thuật vĩ đại như chúng ta thấy ngày nay đã được giới thiệu qua kỹ thuật vẽ chính xác những hình ảnh từ cuộc sống”. Với những tác phẩm như cánh cửa bước vào không gian, Giotto đã đặt nền móng, đã truyền cảm hứng cho rất nhiều danh họa, từ Michelangelo (1475 – 1564) cho đến Thomas Kinkade (1958 – 2012).

Giotto_di_Bondone_007.jpg

Tranh vẽ của Giotto di Bondone (Ảnh: wikipedia).

Độ chính xác trong toán học được chậm áp dụng trong nhiều bức tranh sơn dầu hơn so với luật phối cảnh. “Đối với mô hình ánh sáng và bóng tối (cũng như chủ nghĩa hiện thực tâm lý), Giotto là họa sĩ vĩ đại nhất nhưng quan điểm toán học đã bị đánh mất, và mặc dù Giotto hiểu rằng những đường chéo sẽ thể hiện chiều sâu rõ ràng hơn nhưng điều đó không được chú trọng cho đến khi Brunelleschi (1377 – 1446) phát triển phép phối cảnh tuyến tính có tính hiện thực cao” Harper nói.

 

Giới thiệu nghiên cứu của Filippo Brunelleschi về quan điểm tuyến tính tại nhà nguyện Baptistry ở Florence, Ý.

Không chỉ có một lý do duy nhất khiến nền văn hóa phương Tây học được (hay lấy lại) khả năng vẽ tranh ba chiều. Thông qua việc thu hồi các ý tưởng cũ và cho ra đời những tư tưởng mới, các nghệ sĩ bắt đầu quan sát bản chất và những chi tiết trong cuộc sống thực tế sau đó họ mang những điều thấy được vào các câu chuyện của mình.

Hồ Duyê[email protected]

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x