Hình tượng loài chó trong thế giới cổ đại

21/07/14, 17:20 Tri thức

Loài chó đã chiếm một phần quan trọng trong lịch sử loài người ngay cả trước khi xuất hiện chữ viết. Trong lịch sử cổ đại, chó luôn chiếm giữ vị trí quan trọng trong đời sống vật chất lẫn tinh thần.

Ngôi đền cổ Göbekli Tepe được xây dựng cách đây ít nhất 12.000 năm tại phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp những bằng chứng đầu tiên về việc thuần hóa loài chó ở khu vực Trung Đông. Trong khu mộ của người Natufian (12.000 năm TCN) tại Ein Mallaha, Israel đã phát hiện hài cốt của một người đàn ông được chôn cất cùng một chú chó nhỏ.

Trong nhiều nền văn hóa cổ đại, loài chó rất gần gũi và đóng một vai trò quan trọng. Chó được xem như người bạn đồng hành trung thành, một người thợ săn chuyên nghiệp, một thành viên không thể thiếu trong gia đình.

display-2704.jpg

 

Loài chó trong nền văn minh Lưỡng Hà

Trong sử thi cổ xưa nhất vùng Cận Đông, sử thi Gilgamesh của người Lưỡng Hà (2150 – 2000 TCN), chó xuất hiện như người bạn trung thành của một trong số những Nữ thần phổ biến nhất; Nữ thần Innana (Ishtar) luôn đồng hành cùng bảy chú chó săn khôn ngoan.

Nét đặc trưng nhất của loài chó được thể hiện trong nghệ thuật của nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại không chỉ như những người thợ săn chuyên nghiệp mà còn là những người bạn thân thiết, trung thành. Chúng được phép ở trong nhà và được chăm sóc như những chú chó ngày nay.

Chó trong nền văn hóa Ấn Độ

Trong nền văn hóa Ấn Độ cổ đại, chó là loài được đánh giá cao. Loài chó Pariah Ấn Độ vẫn còn tồn tại đến ngày nay và được xem là loài chó được thuần hóa đầu tiên trong lịch sử và lâu đời nhất trên thế giới (mặc dù hiện nay đang còn nhiều tranh cãi).

Tác phẩm sử thi bằng tiếng Phạn vĩ đại nhất của Ấn Độ cổ đại, Mahabharata (khoảng năm 400 TCN) mô tả về một chú chó đặc biệt, đó được cho là thuộc loài Pariah. Phần cuối của sử thi là câu chuyện về cuộc hành trình của vua Yudisthira về nơi an nghỉ của mình cùng gia đình và chú chó trung thành. Đến cuối cùng cuộc hành hương gian khổ, vua Yudisthira cũng đến được cổng thiên đường nhưng những người thân của ông đều đã chết, chỉ còn lại mỗi chú chó luôn theo bên ông. Ông được chào đón đến với một cuộc sống tốt đẹp và cao quý nhưng không thể dẫn theo chú chó nhỏ. Yudisthira rất kinh ngạc, vì thế ông quyết định ở lại Trái đất hay bất cứ nơi nào không xua đuổi loài chó, kể cả địa ngục. Người canh giữ cổng thiên đường rất hài lòng về cách cư xử của Yudisthira và cả ông cùng chú chó của mình đều được chào đón. Trong một số phiên bản khác, chú chó là hiện thân cùa thần Vishnu, do đó có một sự liên kết trực tiếp giữa những chú chó và khái niệm về các vị thần.

Ai Cập và loài chó

Đối với nền văn minh Ai Cập cổ đại, loài chó có sự liên kết với thần Anubis, vị thần tối quan trọng trong cái chết của người Ai Cập cổ có vai trò dẫn dắt linh hồn người đã khuất đến Hall of Truth để thần Osiris đánh giá. Nhiều chú chó đã thuần hóa được chôn cất trong các đại lễ được tổ chức tại đền thờ Anubis ở Saqqara nhằm giúp những chú chó đã chết có thể vượt qua dễ dàng để đến thế giới bên kia và sống một cuộc sống như chúng đã có trên Trái đất.

Chó còn được đánh giá cao trong đời sống gia đình. Khi một chú chó chết, nếu gia đình đủ điều kiện, họ sẽ thực hiện ướp xác cho chúng và thể hiện sự đau buồn bằng cách cạo lông mày (như cách họ thể hiện với loài mèo). Bức tranh vẽ trên ngôi mộ của Rameses Đại đế có vẽ hình ông cùng chú chó săn của mình, ngoài ra chó còn được chôn theo chủ của mình để cùng đồng hành sang thế giới bên kia.

Loài chó và văn minh Hy Lạp cổ

Loài chó xuất hiện trong văn học Hy Lạp dưới hình ảnh đầu tiên là Cerberus, con chó săn ba đầu của Hades với nhiệm vụ canh giữ cổng địa ngục. Ở đây loài chó cũng gắn liền với những Nữ thần như trong sử thi của người Lưỡng Hà. Thần Artemis sở hữu những chú chó săn còn Hecate luôn đồng hành cùng bầy chó ngao đen.

 

Một câu chuyện khác thú vị về chú chó nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, chú chó Argos, người bạn trung thành của vua Odysseus, vương quốc Ithaka trong sử thi Odyssey của Homer. Câu chuyện kể rằng khi trở về sau 20 năm xa cách, Odysseus phải đối mặt với hiểm nguy mới là bọn cầu hôn xảo quyệt, hung hãn đang muốn kết hôn cùng vợ chàng là nàng Penelope để chiếm đoạt tài sản gia đình. Chú chó Argos luôn đứng chờ đợi chủ đã nhận ra và vẫy đuôi chào đón, nhưng Odysseus đang cải trang, không muốn bị phát hiện đã không đáp lại lời chào của Argos, Argos nằm xuống và chết.

Loài chó và La Mã cổ đại

Trong nền văn minh La Mã cổ đại, loài chó cũng được nhìn thấy trên những bức khảm nổi tiếng. Bức khảm Cave Canem cho thấy chó được đánh giá cao ở thời La Mã với vai trò như một người bảo vệ nhà cửa.

Người La Mã có rất nhiều vật nuôi từ mèo đến khỉ nhưng vẫn phổ biến nhất là loài chó. Chó trở thành nét đặc trưng trong các bức khảm, tranh vẽ, thơ ca và văn xuôi. Ngoài ra chó được đề cập trong văn bản của người La Mã như một “người giám hộ” của gia đình.

display-2705.jpg

Chó và đất nước Trung Hoa

Trung Hoa cổ đại là đất nước có mối liên hệ thú vị với loài chó. Ở đây chó và heo là hai loài động vật đầu tiên được thuần hóa để trở thành những người bạn đồng hành cũng như sử dụng cho mục đích săn bắn, ngoài ra thịt của chúng cũng được xem như nguồn thực phẩm dinh dưỡng. Loài chó cũng mang ý nghĩa biểu tượng hai mặt đối nghịch nhau về bản chất, một hiền lành, tốt đẹp và một hung ác, bẩn thỉu. Máu chó là một phần quan trọng trong việc tuyên thệ vì chó đến với con người như một món quà của Thần linh và máu của chúng thì rất thiêng liêng. Và như một món quà từ Thần Thánh, chúng giúp con người tồn tại bằng máu và thịt của mình.

Những chú chó thường bị giết và chôn trước cửa nhà hay trước cổng làng để tránh bệnh tật và những điều không may mắn. Theo thời gian, những chú chó bằng rơm dần thay thế chó thật trong phong tục này, số lượng chó bị giết giảm đáng kể. Sau này việc sử dụng những bức tượng hình chó hay những chú chó rơm trước cửa nhà để bảo vệ và chống lại những điềm xấu trở nên phổ biến không chỉ ở đất nước Trung Hoa.

Loài chó ở vùng Trung Bộ châu Mỹ (Mesoamerica)

Người Maya cũng có mối liên hệ với loài chó như người Trung Quốc. Chó là loài động vật có khả năng bơi lội tuyệt vời, chúng đưa linh hồn người chết theo dòng nước để đến thế giới bên kia, địa ngục Xibalba. Sau đó chúng lại giúp linh hồn vượt qua những thử thách của Xibalba để lên thiên đường. Trong những cuốn sách của người Maya có miêu tả chó như loài mang lửa đến cho con người, trong cuốn kinh thánh Popol Vuh, loài chó được sử dụng để trừng phạt sự vô ơn của loài người.

Người Aztec và người Tarasca ở khu vực Mexico cũng chôn cất những chú chó theo người chết và vị thần của họ, thần Xolotl được miêu tả như một con chó lớn.

Hồ Duyê[email protected]

Theo Acient History Encyclopedia

 

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x