Học giả Anh nói về sự kiện MH17: Khi vũ khí hiện đại được giao cho nhầm người
Sự kết thúc một cách bi thảm của chuyến bay Malaysia MH17 là một kết cục đau buồn nhưng có thể dự đoán trước được khi Nga cung cấp vũ khí hạng nặng và tầm xa SA-11 “Buk” cho hệ thống tên lửa đất đối không của quân ly khai ở phía Đông Ukraine, những người không có khả năng tiếp cận với thông tin điều khiển hàng không của nhà nước.
Bộ Nội vụ Ukraine vừa công bố điều mà họ gọi là đoạn băng ghi hình một chiếc xe tải kéo theo hệ thống tên lửa Buk rời khỏi đông Ukraine và chạy về phía biên giới Nga. Bệ phóng cũng được cho là thiếu một quả tên lửa đất đối không (ảnh từ BBC).
Hệ thống SA-11 được sử dụng để bắn hạ MH17 do Nga thiết kế, gồm một bệ phóng tên lửa chống máy bay hạng nặng đi kèm với một radar mảng pha (phased-array) được gắn trên bệ định hướng.
Nó được thiết kế để đeo bám máy bay quân sự và tên lửa có tầm bắn lên tới 72.000 feet, vốn được phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga và Ukraine và cả quân đội nhiều nơi khác trên thế giới.
Trong những ngày gần đây, có nhiều dấu hiệu của hệ thống SA-11 trong tay phe ly khai gần Donetsk được báo cáo trên phương tiện truyền thông xã hội và chúng rất gần nơi máy bay bị bắn rơi. Hôm thứ Hai 14 tháng 7, quân ly khai bắn hạ một máy bay vận tải quân sự Ukraina An-26 đang bay ở độ cao 22.000 feet.
Việc này báo hiệu một sự gia tăng đáng kể trong khả năng phòng không của lực lượng ly khai, trong khi thời gian khá gần đây, các hệ thống tên lửa chống máy bay có trong tay họ mà chúng ta có thể thấy là hệ thống phòng không cá nhân (Manpads) như SA-18 và SA -24 lại không có khả năng chống máy bay bay trên độ cao từ 19.500 feet. Việc đó đồng nghĩa họ không có khả năng tham gia các mục tiêu ở độ cao lớn, chỉ có thể phòng thủ hạn chế máy bay Su-25 tấn công bọc thép được triển khai bởi Không quân Ukrainine.
Sau khi thất bại gần đây của ly khai xung quanh Slavyansk, Nga rõ ràng đã quyết định cung cấp cho đồng minh của họ ở miền đông Ukraine với hệ thống SA-11 mạnh hơn rất nhiều để thử nghiệm sự tiến bộ của các hoạt động chiến đấu của Ukraina, vốn được mở rộng hơn về sức mạnh và tần suất sử dụng cho không quân.
Gần như chắc chắn rằng sự kiện vào Thứ Năm là do quân ly khai nhằm vào thứ mà họ tưởng nhầm là một chiếc vận tải An-26 khác và bắn hạ nó bằng cùng hệ thống SA-11 được sử dụng trước đó trong tuần. Theo sau đó, các tài khoản mạng xã hội của quân ly khai tự hào đưa tin bắn hạ một chiếc An-26 khác, và chúng chỉ được gỡ bỏ ngay sau khi đã có tin một chiếc máy bay dân dụng bị mất tín hiệu, và khi đó lãnh đạo phe ly khai cũng nhận ra mình vừa đạt được điều gì.
Hệ thống SA-11 thường bao gồm một vài xe chở bệ phóng và một xe chỉ huy với một mảng radar to hơn, định vị mục tiêu cho xe chở bệ phóng. Tuy nhiên, người ta chỉ mới thấy những chiếc xe chở bệ phóng ở miền đông Ukraine. Điều này có nghĩa rằng hệ thống được sử dụng để bắn hạ MH-17 có nhiều khả năng được vận hành bằng cách sử dụng radar tích hợp nhỏ hơn ngay xe phóng, và cũng có có thể quân ly khai chưa hoàn toàn quen thuộc với cách vận hành nó.
Nói vậy xem ra chưa hoàn toàn chắc chắn về việc họ đã sử dụng hệ thống SA-11, tuy nhiên câu hỏi thực sự quan trọng là ai chịu trách nhiệm về việc này. Nga và quân ly khai đổ trách nhiệm cho quân đội Uckraine là hoàn toàn vô lý. Quân đội Uckraine hẳn không có lý do để triển khai hệ thống SA–1 tại bất kỳ nơi đâu gần Donetsk hơn là quân ly khai, và nếu có thì bắn hạ máy bay Nga xâm phạm lãnh thổ sẽ là điều cuối cùng mà họ muốn.
Từ kinh nghiệm về sự phản ứng mạnh mẽ của Nga với chỉ một quả đạn pháo bay vào biên giới Nga hồi tuần trước, thêm vào đó là những lo ngại đối với sự can thiệp quân sự trực tiếp của Nga ở miền đông Ukraine, quân đội Ukraina đang cực kỳ thận trọng để tránh những hành động có thể cung cấp một cái cớ cho sự trả đũa của Nga. Thế nhưng quân ly khai đã bắn hạ máy bay tại phía đông Ukraine nhiều tuần nay bằng tên lửa đất đối không.
Thảm họa này chỉ đơn giản là việc chọn nhầm mục tiêu bởi phe ly khai, khi họ có trong tay hệ thống vũ khí mạnh hơn rất nhiều so với trước đây trong cuộc xung đột, với khả năng bắn tới độ cao của MH-17 tương đương 33.000 feet.
Không giống như các tổ chức nhà nước vốn có thể liên lạc với mạng lưới không lưu quốc gia, quân ly khai ở Donetsk không hề có thông tin về các chuyến bay quốc tế và cũng chưa hề xem xét đến khả năng này.
Đây cũng chính là lý do tại sao cộng đồng quốc tế đã rất cẩn thận để tránh các nhóm phi chính phủ mua hệ thống tên lửa chống máy bay tiên tiến như SA-11 mà Nga cung cấp cho các đồng minh của họ tại Donest.
Justin Bronk là chuyên gia phân tích quân sự tại Viện nghiên cứu Hoàng Gia thuộc Anh Quốc (Royal United Services Institute).
Chuyển ngữ và đăng bởi cộng tác viên của bocau.net