Tàu Trung Quốc Đâm Vào Tàu Cảnh Sát Biển Việt Nam
Tình hình tại khu vực biển Đông tiếp tục trở nên căng thẳng
Bên Việt Nam cho biết, ngày 7 tháng 5 tàu của Việt Nam và Trung Quốc đã xảy ra tranh chấp xung đột về khu vực biển, khiến cho nhiều thuyền viên bị thương, bên Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấp dứt việc triển khai giàn khoan. Phía Việt Nam xác nhận, bên Trung Quốc đã phun vòi rồng vào thuyền Việt Nam khiến cho các thủy thủ bị thương. Mỹ cho rằng, hành vi của Trung Quốc là hành vi “có mang tính khiêu khích”.
Một ngày trước đó, ngày thứ ba, cảnh sát biển Philippines cho biết, họ trong một cuộc tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Đông đã bắt giữ 11 ngư dân Trung Quốc, trên tàu có khoảng 500 con rùa biển.
Bên Việt Nam xác nhận: Tàu Trung Quốc đã cố ý đâm vào tàu của Việt Nam
Associated Press báo cáo rằng một quan chức chính phủ Việt Nam cho biết, hải quân Việt Nam và cảnh sát bờ biển đang cố gắng để ngăn chặn ý đồ xây dựng giàn khoan của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, tàu của hai quốc gia vì thế mà xảy ra xung đột.
Reuters dẫn lời các thông tin từ phía Việt Nam cho biết, trong cuộc xung đột, tàu Trung Quốc đã “cố tình” đâm vào tàu thuyền Việt Nam, phun vòi rồng và gây ra thiệt hại. Bên Việt Nam xác nhận, họ sẽ chống lại bất kỳ “hành động khiêu khích” nào từ phía Trung Quốc về việc tranh chấp vùng biển và yêu cầu một cuộc đối thoại với lãnh đạo của Trung Cộng, đồng thời chờ đợi câu trả lời từ phía Trung Quốc.
Associated Press cho hay, vào ngày thứ tư, Trung Quốc và Việt Nam đã áp sát vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, khả năng phát sinh những cuộc đụng độ quy mô nhỏ ở Biển Đông tăng cao.
Báo The Wall Street Journal đưa tin rằng, phía Việt Nam cho biết, họ sẽ sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để trục xuất các giàn khoan của Trung Quốc ra khỏi vùng biển Việt Nam, nhưng đương nhiên là sẽ ưu tiên cho các biện pháp hòa bình.
Mỹ cho rằng hành vi của Trung Quốc là hành vi “khiêu khích”
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki trong cuộc họp báo hôm đó (mùng 6) cho biết, hành động của Trung Quốc “mang đầy tính khiêu khích và không hề có tính duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực này”. Jen Psaki nói rằng nước Mỹ đang điều tra một cách cẩn thận vấn đề này. Cô nói với báo chí: “Sự việc này cho thấy, các quốc gia cần phải tuân theo yêu cầu của luật pháp quốc tế, như vậy mới có thể đạt được hiệp ước trong các cuộc tranh chấp vùng biển “
Báo cáo của Reuters chỉ ra rằng cả hai sự cố ở châu Á đều xảy ra sau chuyến thăm của ông Obama. Ông Obama đã nhấn mạnh việc này đối với các đồng minh của Nhật Bản và sự cam kết an toàn của Philippines.
Bài báo nói rằng, Hoa Kỳ hiện đang thực thi những chiến lược về quân sự và kinh tế tại Châu Á, mục đích là để hạn chế tầm ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Việt Nam: kiên quyết phản đối các hành động không thể chấp nhận của Trung Quốc
Chính phủ Việt Nam trong một tuyên bố cho biết, bộ trưởng bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh hôm thứ ba (6 tháng 5) đã có cuộc đàm phán qua điện thoại với Ủy viên nhà nước Trung Quốc Dương Khiết Trì, ông nói rằng việc lắp đặt giàn khoan dầu hàng tỷ đô la và triển khai các tàu quân sự của Trung Quốc xung quanh khu vực biển Đông là bất hợp pháp và là hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam.
Ông Phạm Bình Minh nói: “Việt Nam không thể chấp nhận điều này, kiên quyết phản đối hành động này bên phía Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc di chuyển giàn khoan dầu 981 cùng các tàu thuyền ra khỏi vùng biển Việt Nam. “Ông cũng nhấn mạnh rằng Việt Nam muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc bằng các phương pháp hòa bình, nhưng Việt Nam sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp ứng phó thích hợp khi cần thiết để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước. “
Chính quyền Bắc Kinh cho rằng, vị trí tác nghiệp của giàn khoan dầu 981 ngoài biển là nằm trong vùng lãnh hải của Trung Quốc. Hầu như trên tất cả các khu vực tại Biển Đông , Trung Quốc đều công bố mình có chủ quyền.
Báo cáo Associated Press đã chỉ ra, mặc dù ông Phạm Bình Minh đã đưa ra một cảnh báo cho Trung Cộng, nhưng Việt Nam đang phải ứng phó với một người hàng xóm khổng lồ – Trung Quốc và là một nguồn phát triển kinh tế không thể thiếu. Nhưng chính phủ Việt Nam vẫn phải có những phản ứng cứng rắn, để dập tắt những lời chỉ trích trong nước khi bị coi là quá yếu nhược khi đối mặt với Trung Quốc.
Ngoài ra Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, giàn khoan dầu của Trung Quốc thiết lập trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã vi phạm các quy định của Liên Hợp Quốc năm 1982. Cục An toàn hàng hải Trung Quốc đã công bố trên website của mình, giàn khoan dầu số 981 từ ngày 5 tháng 5 đã thăm dò khoan tại khu vực biển Đông và hình thành một vòng tròn trung tâm bán kính ba dặm, trong phạm vi đó cấm không cho phép tàu khác tiến vào.
Bối cảnh của sự kiện
Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày mùng 4 trong cuộc họp báo cho biết, giàn khoan HD-981 của Trung Quốc từ ngày 2 tháng 5 đến 15 tháng 8 ở vĩ độ 15 ° 29’58 “độ, kinh độ 111 ° 12’06″ đã triển khai thực hiện công trình xây dựng, mà vùng biển này lại thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển của Việt Nam 130 hải lý. Ngày 2 tháng 5, một nguồn tin cho biết, ở gần khu vực xây dựng giàn khoan của Trung Quốc, Việt Nam đã phái thêm 29 chiếc tàu tới đó.
Vị trí xây dựng “Giàn khoan dầu hải dương 981″. (Ảnh trên Internet)
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – Hoa Xuân Oánh tại một cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 5 tháng 5 đã nói: “giàn khoan dầu hải dương 981″ nằm ở vị trí biển của Trung Quốc. Hoa Xuân Ánh còn nói, công việc tác nghiệp thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc Trung Quốc.
Chính quyền Trung Cộng và nguy cơ bùng phát xung đột với các nước láng giềng
Việc Trung Quốc thường xuyên có xung đột với các nước láng giềng có liên quan mật thiết tới những sự việc chính trị trong nội bộ của họ, ngay sau khi Hội nghị lần thứ ba kết thúc, liền phát sinh vụ đánh bom Thanh Đảo xảy ra vào ngay hôm sau, ngày 23 tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc bất ngờ đơn phương tuyên bố hoạch định “khu vực phòng không Biển Đông” và yêu cầu những máy bay qua khu vực này phải thông báo cho chính quyền Trung Quốc, sự việc này đã gặp phải phản pháo mãnh liệt trong cộng đồng quốc tế, khiến tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng.
Các chuyên gia cho rằng, sự phân chia các khu vực xác định phòng không, trên thực tế, đây là yêu cầu bức bách của nội bộ chính quyền Trung Cộng, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang ở trong thời khắc cực kỳ khủng hoảng, muốn đẩy khủng hoảng này đi, chủ yếu không phải là nhắm vào Hoa Kỳ và Nhật Bản, mà là để kích động hận thù và để khiêu khích cái gọi là lòng yêu nước. Áp lực và các mối đe dọa của Tập Cận Bình không chỉ từ bè phái của Giang, mà còn đến từ đồng minh thái tử Đảng.
Trong những ngày gần đây, trên khắp các vùng của Trung Quốc đại lục, các vụ giết người khủng bố và đánh bom liên tục xảy ra, đặc biệt là sau ngày Tập Cận Bình đến thăm Tân Cương, Urumqi liền xảy ra vụ đánh bom lớn gây thương vong nghiêm trọng. Ngay sau đó là vụ bạo động bằng dao tại trạm xe lửa tại Quảng Châu.
Kể từ khi tập đoàn Giang Trạch Dân tạo ra vụ thảm sát tại Côn Minh, xã hội tại đại lục đã rơi vào trong tình trạng hỗn loạn, các thành phố không ngừng tăng cường công an, cảnh sát vũ trang và những đội tuần tra vũ trang khác. Trong khi đó, trận chiến của hai phe đối lập cấp cao bí mật của ĐCSTQ đã bắt đầu lộ ra phong thanh, hiển thị rõ ràng là tình hình tại biển Đông ngày một gay gắt hơn, các giới đều đang quan tâm về tình hình gần đây của Trung Quốc, chắc chắn sẽ xảy ra biến đổi lớn.
(Chịu trách nhiệm biên tập: Lâm Thi Viễn, Cao Tĩnh)
(Theo Việt Đại Kỷ Nguyên)