Châu Âu Phải Giúp Chấm Dứt Việc Thu Hoạch Nội Tạng Cưỡng Bức tại Trung Quốc
Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Edward McMillan-Scott (bên phải) và Chủ tịch Nghị viện Châu Âu Jerzy Buzek (giữa) chào đón ngôi sao nhạc Pop người Anh Paul McCartney tại Nghị viện Châu Âu tại Brussels vào ngày 3 tháng 12/, 2009. (Georges Gobet/AFP/Getty Images)
Ngày 12 tháng 12, 2013, Nghị viện Châu Âu đã thông qua nghị quyết (mà tôi vận động) để chỉ trích chương trình thu hoạch nội tạng ép buộc của chính quyền Trung Quốc, đặc biệt nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống, và kêu gọi Liên minh Châu Âu điều tra thực tế này.
Cùng tuần đó, Tiểu ban quốc hội Mỹ về Châu Á & Thái Bình Dương cũng chấp nhận một nghị quyết như vậy, và trình lên Liên Hợp Quốc bản kiến nghị với 1.5 triệu chữ ký.
Toàn thế giới đã cùng hưởng ứng với một loạt nghị quyết tương tự được các nghị viện và các hiệp hội chuyên nghiệp đưa ra trong thời gian gần đây.
Các hành động này giúp chấm dứt khủng khoảng niềm tin trong cộng đồng về tội ác diệt chủng của Trung Quốc, khi họ lựa chọn và giết tù nhân vì bộ phận cơ thể, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là môn tu luyện tinh thần tốt lành, thuộc về Phật gia, đã từng có 70-100 triệu người tập luyện ở Trung Quốc. Hiện nay họ là các tù nhân duy nhất ở Trung Quốc bị thử máu và thử nước tiểu trong quá trình lựa chọn thu hoạch nội tạng, và hàng ngàn học viên đã bị kiểm tra ghép mô và sau đó bị ra lệnh giết theo đúng nghĩa đen tại 1 trong số 169 trung tâm cấy ghép khắp Trung Quốc.
Khoảng 10.000 vụ phẫu thuật được tiến hành mỗi năm và phần lớn nội tạng đến từ các tù nhân, bởi vì hiến tặng nội tạng hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc, do vấn đề văn hóa.
Với tư cách là Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu phụ trách vấn đề Dân chủ và Nhân quyền, tôi đã bí mật gặp các cựu tù nhân lương tâm Pháp Luân Công tại Bắc Kinh vào năm 2006. Một người nói với tôi rằng các bạn bè anh ta đã biến mất khỏi xà lim nhà tù và sau đó anh nhìn thấy xác một người bạn bị thủng lỗ chỗ trong bệnh viện của nhà tù, rõ ràng các bộ phận cơ thể đã bị lấy đi để bán.
Kể từ khi vụ đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, nhà nghiên cứu David Kilgour và David Matas ước tính hàng vạn học viên đã mất mạng vì thu hoạch nội tạng của Trung Quốc.
Từ sau chuyến thăm Bắc Kinh đó, tôi đã phát động chiến dịch chống lại tội ác chống loài người kinh khủng này.
Tại Bắc Kinh, tôi cũng gặp gỡ lần đầu tiên với Cao Trí Thịnh, một luật sư nhân quyền theo đạo Cơ đốc, người có báo cáo năm 2005 về đàn áp học viên Pháp Luân Công, dẫn đến văn phòng luật của anh ở Bắc Kinh bị đóng cửa.
Sau chuyến thăm, tôi và luật sư Cao giữ liên lạc và cập nhật về cải cách ở Trung Quốc cho đến khi anh bị bắt vào ngày 15 tháng 8 , 2006, sau đó bị kết án “âm mưu lật đổ”. Anh bị tống giam và quản thúc tại gia, sau đó biến mất trong thời gian dài.
Điều này không ngăn được anh và các hoạt động của anh trong những ngày đầu, như viết thư ngỏ gửi qua tôi đến Nghị viện Châu Âu và đến Quốc hội Mỹ. Cuối cùng anh bị buộc im lặng khi bị giam cầm trong một nhà tù không ai biết.
Theo như các tin tức báo chí, các thành viên của gia đình anh cuối cùng cũng liên lạc với anh vào tháng 1, 2013 tại nhà tù ở tỉnh Tân Cương. Thật may, vợ anh (tôi đã gặp ở Washington vào tháng 3, 2013), con trai và con gái đã đến được nước Mỹ.
Ngày 2 tháng 12, 2012, tôi mở các phiên điều trần tại Nghị viện Châu Âu về nhân quyền ở Trung Quốc, tại Brussels và đề nghị thả luật sư Cao, cùng với đoạn phim đọc thư của con gái anh, cô Gege.
Một trong những “tội” của Cao là có cuộc gặp với cựu báo cáo viên về tra tấn của Liên Hợp Quốc, tiến sỹ Manfred Nowak vào đầu năm 2006. Nowak – người nhận giải trước khi tôi được giải Huy chương Danh dự của Trung tâm Liên đại học Châu Âu, về Nhân quyền và Dân chủ, năm 2013. Ông khẳng định có 2 phần 3 số tù nhân ở “trại cải tạo lao động” trên khắp Trung Quốc là học viên Pháp Luân Công.
Tôi không nghi ngờ về điều này, sau khi gặp gỡ hàng trăm cựu tù nhân lương tâm Pháp Luân Công bị đầy ải. Đó là sự thực, và hơn nữa hàng ngàn học viên bị mất mạng vì hoạt động buôn bán nội tạng đê hèn do Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung quốc tổ chức.
Hoạt động này đi ngược lại Điều 2 của Hiệp ước Diệt chủng. Tôi phát động chiến dịch trên thế giới để những kẻ tra tấn hoặc giết người phải bị bắt giữ để xét xử trong tương lai bởi Tòa án Tội ác Quốc tế. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Trung Quốc có chế độ tự do.
Không như Trung Quốc, Liên minh Châu Âu là nền dân chủ. Từ ngày 22-25 tháng 5, các cuộc bầu cử được tổ chức khắp Châu Âu và tôi hy vọng được tái bầu trong 5 năm tiếp theo để tiếp tục truyền tải sự thật về đàn áp và tội ác giết chóc học viên Pháp Luân Công.
Bài viết được dịch từ nguyên bản bài viết của Edward McMillan-Scott là phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu về dân chủ và nhân quyền. Bài viết này được đăng trên EP Today: tạp chí độc lập cung cấp thông tin Nghị viện Châu Âu cho thế giới..
Đọc bản gốc tiếng Anh tại đây