Bí ẩn của Lễ Phục sinh nằm tại phương Đông
[Chanhkien.org] Lễ Phục sinh là một ngày lễ quan trọng ở phương Tây, là ngày Chủ Nhật đầu tiên sau tiết Xuân phân khi trăng tròn. Theo giới thiệu của từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, nguồn gốc của Lễ Phục sinh là không có quan hệ với Cơ Đốc giáo; rất nhiều phong tục dân gian liên quan tới Lễ Phục sinh, ví dụ trứng Phục sinh và thỏ Phục sinh, v.v. cũng đều không bắt nguồn từ Cơ Đốc giáo.
Vì sao ngày hội tôn giáo quan trọng kỷ niệm sự phục sinh của Chúa Jesus lại có nhiều yếu tố phi Cơ Đốc giáo như vậy? Từ ý nghĩa Cơ Đốc giáo mà nói, Lễ Phục sinh tuy không lớn bằng Lễ Giáng sinh nhưng ngày càng trở thành phong tục tập quán.
Theo nghiên cứu, tên gọi Lễ Phục sinh (Easter) bắt nguồn từ hai nguồn gốc lớn, và sau khi Cơ Đốc giáo thêm vào ý nghĩa phục sinh của Chúa Jesus thì hai nguồn gốc lớn này dần hợp lại làm một. Do đó, Lễ Phục sinh còn có nguồn gốc từ bên ngoài chứ không chỉ mang ý nghĩa thuần túy là ngày lễ Cơ Đốc giáo. Tiết lộ cổ xưa của Thần về Lễ Phục sinh đã bị thất lạc, và ngày nay, nhờ phá giải bí ẩn về Lễ Phục sinh ở phương Tây mà chúng ta có thể hiểu được hàm nghĩa hai chữ “Phục sinh”.
Nguồn gốc 1: Lễ Phục sinh bắt nguồn từ Lễ Vượt qua của Do Thái giáo
Hơn 3.000 năm trước, Thiên Chúa Jehovah đã triển hiện Thần tích cho người Do Thái để Pha-ra-ông Ai Cập thả những người Do Thái ra khỏi Ai Cập. Pha-ra-ông Ai Cập đã nhiều lần thất tín bội nghĩa, do đó Thiên Chúa cuối cùng đã quyết định trừng phạt Pha-ra-ông. Lễ Vượt qua (Passover) là kỷ niệm đêm trước ngày Moses thống lĩnh người Do Thái thoát khỏi Ai Cập, khi ấy thiên sứ đã giết chết tất cả con trưởng ở Ai Cập, sau đó vượt qua các ngôi nhà của người Israel được bôi máu cừu và cứu các gia đình người Israel.
Lễ Vượt qua đã trở thành ngày lễ quan trọng nhất của Do Thái giáo. Trước và sau tiết Xuân phân, người Israel cổ đại đã quan sát mặt trăng mới ở Jerusalem sau khi mặt trời lặn, cũng chính là ngày đầu tiên của tháng Nisan. Kể từ ngày này, ngày thứ 14 chính là Lễ Vượt qua cổ đại. Đa số người Do Thái ngày nay lấy ngày 15 tháng Nisan để ăn mừng Lễ Vượt qua.
Để chuẩn bị Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tiên tháng Nisan, người ta chọn một con cừu không tỳ vết để làm cừu tế Lễ Vượt qua, sau đó nuôi trong nhà đến ngày thứ 14 rồi mới giết mổ.
Đêm trước Lễ Vượt qua, trong 10 ngày đầu tháng Nisan từ năm 30-33 SCN, ngày mà người ta đưa cừu vào nhà, Chúa Jesus đã cưỡi lừa vào Jerusalem. Ngài đã bị đưa đến Pilate để thẩm phán và không tìm thấy tội, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của cừu không tỳ vết. Vào Lễ Vượt qua ngày 14 tháng Giêng, Chúa Jesus đã bị đóng đinh lên thập tự giá. Khoảng 3 giờ chiều, Chúa Jesus nói: “Thưa cha, con đem linh hồn con giao trong tay cha.” Nói rồi tắt thở, đây chính là thời gian mổ cừu trong Lễ Vượt qua.
Trước khi Chúa Jesus gặp nạn, Bữa tối Cuối cùng (Last Supper) chính là bữa tối trong Lễ Vượt qua giữa Chúa Jesus và các tông đồ. Theo định nghĩa của người Do Thái đối với ngày này, ngày hôm sau bắt đầu từ khi mặt trời lặn; do đó, Chúa Jesus được coi là đã chết vào ngày Lễ Vượt qua.
Giáo hội Cơ Đốc và Do Thái giáo cũng bất đồng khi nhìn nhận vấn đề này. Đại bộ phận Giáo hội Cơ Đốc cho rằng Chúa Jesus bị sát hại vào ngày thứ Sáu, do đó kỷ niệm “Lễ Vượt qua” của họ là vào ngày thứ Sáu, còn Chúa Jesus phục sinh vào ngày Chủ Nhật, do đó Lễ Phục sinh và Lễ Vượt qua được cử hành đồng thời. Tuy nhiên vào mỗi năm, Lễ Vượt qua có thể không rơi vào ngày thứ Sáu, vì thế lễ mừng của đại bộ phận Giáo hội Cơ Đốc rất ít khi trùng khớp với lễ mừng của người Do Thái.
Năm 325 SCN, Hoàng đế La Mã Constantine I đã tổ chức hội nghị đầu tiên xác định Lễ Phục sinh là vào ngày Chủ Nhật, và bởi vì Chủ Nhật được Giáo hội coi là ngày nghỉ ngơi, nên Lễ Phục sinh cũng mang đặc trưng ngày trăng tròn sau Xuân phân của “Lễ Vượt qua”. Cứ sau ngày 21 tháng 3 hàng năm (ngày Xuân phân), thì lại xuất hiện một ngày Chủ Nhật đầu tiên sau trăng tròn được lấy làm Lễ Phục sinh.
Từ xưa tới nay, phương pháp tính ngày Lễ Phục sinh đều rất phức tạp; chữ La-tinh Computus là chuyên chỉ phương pháp tính Lễ Phục sinh. Thế nhưng Giáo hội La Mã và Giáo hội Chính thống giáo Đông phương lại có cách tính hơi khác nhau, khiến Lễ Phục sinh Tây phương có thể xuất hiện tại các ngày khác nhau.
Năm 1997, Hiệp hội Giáo hội Phổ thế Quốc tế đã tổ chức hội nghị tại Syria và kiến nghị cải cách phương thức tính Lễ Phục sinh, đồng thời đề nghị thống nhất Lễ Phục sinh tại hai Giáo hội Đông, Tây; thế nhưng tới nay, tuyệt đại đa số các quốc gia vẫn không tuân theo. Lai lịch Lễ Phục sinh và điển cố tôn giáo về sự phục sinh của Chúa Jesus là gắn kết chặt chẽ với nhau.
Nguồn gốc 2: Lễ Phục sinh nguyên là ngày hội mừng Xuân thời cổ đại
Theo Wikipedia, chữ “Easter” trong tiếng Anh và tiếng Đức nguyên là chỉ “hội Xuân” của dị giáo cổ đại, tức ngày hội mừng Xuân trong thời gian Xuân phân. Bởi vì sau Xuân phân, đêm bắt đầu ngắn đi, quang minh đã chiến thắng hắc ám; sau khi trăng tròn, ban ngày đến tràn ngập ánh sáng khiến người ta liên tưởng đêm đen đã bị ánh mặt trời xua tan.
Ngày lễ này bắt nguồn từ nữ thần Ái tình, Sinh dục và Chiến tranh Ishtar của Babylon cổ đại, sau đó Ishtar trở thành nữ thần Bình minh và mùa Xuân Eastre của Tây Âu. Chứng cứ thứ nhất là hai cái tên này đọc rất giống nhau; chứng cứ thứ hai là hàm nghĩa của Eastre là phương Đông (East), bởi vì mặt trời mọc lên ở phương Đông.
Theo cuốn «Hai Babylon», chữ “Easter” là âm dịch từ “Istres” của người Chaldea (thuộc vùng Lưỡng Hà), và không có quan hệ với Cơ Đốc giáo. Nghe nói đây chính là “Ashtart”, tức nữ thần Sinh dục và Chiến tranh của người Babylon cổ đại.
Những vật phẩm có liên quan với Lễ Phục sinh là thỏ Phục sinh và trứng Phục sinh. Theo truyền thuyết, trứng Phục sinh chính là trứng thỏ, thế nhưng trên thực tế, thỏ không đẻ trứng; do đó, trứng Phục sinh đều là trứng gà, và có người thích vẽ hình mặt quỷ hoặc hoa văn lên trứng. Những phong tục dân gian này cũng không bắt nguồn từ Cơ Đốc giáo.
«Bách khoa toàn thư Thiên Chúa giáo» chỉ ra rằng: “Lễ Phục sinh hấp thụ rất nhiều tập tục mừng Xuân của dị giáo“. Những quả trứng là biểu tượng của mùa Xuân sinh sôi nảy nở, còn con thỏ trong dị giáo là tượng trưng cho sự sinh sản. Hiện nay người ta vẫn lưu hành các hoạt động mừng Lễ Phục sinh như vậy, cho thấy Lễ Phục sinh mang đậm sắc thái Babylon. Ngày nay, người ta ăn bánh thập tự và trứng Phục sinh trong ngày Chúa Jesus chịu nạn; những tập tục tôn giáo này rõ ràng là nghi thức của người Chaldea.
Bí ẩn của Lễ Phục sinh nằm tại phương Đông
Có thể thấy, lai lịch tối nguyên sơ của Lễ Phục sinh là không có quan hệ với Cơ Đốc giáo; như vậy, sự tồn tại của ngày lễ này, ngoại trừ ý nghĩa mặt đất tràn ngập mùa Xuân ra, thì còn có hàm nghĩa đặc biệt gì khác nữa? Sau khi Chúa Jesus chịu nạn, “tràn ngập mùa Xuân” và “Phục sinh của Thần” là dung hợp cùng nhau, chúng tựa hồ gia tăng một tầng nội hàm.
Khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng Lễ Phục sinh chứa đầy nhân tố phương Đông; đặc biệt là ngày nay khi nhìn lại, chúng ta thấy Lễ Phục sinh tựa như một lời tiên tri vĩ đại mà Thần đã an bài để cấp cho nhân loại. Nó báo trước sự trở về (phục sinh) của Thần trong tương lai, theo đó là thời thịnh thế tốt đẹp tràn ngập mùa Xuân.
Chữ tiếng Anh của Lễ Phục sinh là “Easter”, dịch thẳng thì chính là “người phương Đông”. Không biết có trùng hợp hay không, nhưng chế định của Lễ Phục sinh cũng tuân theo đặc điểm lịch pháp của phương Đông; Xuân phân, trăng rằm (trăng tròn) đều là khái niệm mùa vụ của Trung Quốc, đối với người Trung Quốc mà nói là rõ như trong lòng bàn tay.
Lẽ nào lời giải cho bí ẩn của Lễ Phục sinh lại nằm tại phương Đông? Từ dòng suy nghĩ này, chúng ta sẽ phát hiện thấy trứng gà Phục sinh hiển nhiên khiến người ta liên tưởng tới gà đẻ trứng, mà bản đồ Trung Quốc hiện nay lại có hình Kim Kê (con gà vàng). Người ta thường nói, nơi “Thần” nhất chính là con mắt; và nhìn vào mắt của Kim Kê (bản đồ Trung Quốc), thì chính là rơi vào thành phố Trường Xuân ở Đông Bắc. “Trường Xuân” cũng có thể nói là “tràn ngập mùa Xuân”, đây là lời giải tốt nhất cho nguồn gốc ban sơ của Lễ Phục sinh.
Lại nói về thỏ Phục sinh, đối với người Trung Quốc mà nói, họ liên hệ động vật với 12 con giáp; như vậy lẽ nào “thỏ Phục sinh” ám chỉ “người phương Đông” (Easter) thuộc Thỏ?
Trong Lễ Phục sinh, theo truyền thống, người ta sử dụng hoa bách hợp mang vẻ thuần khiết. Tiếng Anh gọi hoa bách hợp là “Lily” (hoa loa kèn), cũng có thể dùng để đặt tên người. Nếu như nói chữ “Easter” đã chỉ rõ xuất thân của “người phương Đông”, thì “Lily” lại gợi ý một họ tiếng Trung, “Li” và “Ly”, chẳng phải đều là chữ “Lý” hay sao?
Nếu như đem câu đố chữ của Lễ Phục sinh ra phá giải, và xét theo nhân tố phương Đông, thì Lễ Phục sinh trên thực tế tiên tri sự trở về của Thần mà nhân loại đã chờ đợi từ lâu. Khải thị của Thần là: Ngài đến từ phương Đông, sinh ra tại Trung Quốc với bản đồ hình con gà vàng, họ Lý, thuộc Thỏ; Ngài sẽ mang đến cho nhân loại thời thịnh thế tốt đẹp tựa như vĩnh viễn tràn ngập mùa Xuân. Từ đêm ngắn sau “Xuân phân”, đến trừng phạt của Thiên Chúa trong Lễ Vượt qua, cho tới Chúa Jesus chịu nạn, và cuối cùng là sự trở về của Thần, chúng ta thấy một quá trình chân tướng hiển hiện trước mắt. Đi kèm với nó nhất định là một trận đại chiến Chính-tà tại nhân gian.
Trong dự ngôn «Các Thế Kỷ», nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã viết như sau trong một bài thơ hiếm hoi minh xác về thời gian: “Năm 1999, tháng Bảy; Đại vương Khủng bố từ trên trời xuống” (“The year 1999, seventh month, From the sky will come a great King of Terror”—Các Thế Kỷ X, Khổ 72). Chúng ta xác thực thấy rằng, vào tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Giang Trạch Dân, đã phát động cuộc đàn áp tàn khốc đối với Pháp Luân Công, đại chiến Chính-tà bắt đầu từ đây.
Các Thế Kỷ II, Khổ 29 cũng nói:
“Người đến từ phương Đông sẽ rời chỗ của Ngài,
Vượt qua dãy núi Apennine để trông thấy nước Pháp,
Ngài sẽ bay vượt qua bầu trời, nước và tuyết,
Đánh thức mọi người bằng cây gậy Thần của Ngài.”
Người sáng lập Pháp Luân Công, Ông Lý Hồng Chí sinh năm 1951 tại Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, theo cách nói truyền thống của người Trung Quốc thì là sinh vào năm “Mộc Thỏ”. Chữ Lý (李), chính là “Mộc Tử” (木子) ghép thành; trong tiếng Hán, bản thân chữ “Lý” đã mang hàm nghĩa là “rừng xanh”.
Đối với Thánh nhân cứu thế thời mạt pháp, các dự ngôn phương Đông đều miêu tả rất cụ thể, và rất nhiều dự ngôn đều dùng “Thỏ” hoặc “Mộc” để đại biểu cho Thánh nhân cứu độ thế giới trong lúc giao thời giữa kỷ nguyên mới và cũ. Dự ngôn «Cách Am Di Lục» của Hàn Quốc thường dùng “thanh lâm”, “bạch thỏ” để đại biểu vị Thánh nhân này. Bộ phận cuối cùng dự ngôn «Kim Lăng tháp bi văn» của Lưu Bá Ôn triều Minh là tiên tri về tương lai, trong đó nói: “Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang” (May gặp Mộc Thỏ thì được thọ, quần sinh được an lành mạnh khỏe).
Còn có bài thơ tiên tri của Bộ Hư Đại sư triều Tùy, trong đó ba đoạn cuối nói: “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” (Dần dần Ngọc Thỏ xuất hiện từ phương Đông); dự ngôn «Trịnh Giám Lục» của Hàn Quốc cũng nói: “Ký ngữ thế gian độc giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” (Lời nhắn nhủ của bậc Giác Giả tự ngộ cho thế gian, Hãy đi theo Thỏ trắng mà bước vào rừng xanh”), v.v.
Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn đã tiên tri như sau trong dự ngôn «Thôi Bi Đồ», quyển 2: “Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề trung thiên thế giới tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính.” Bản đồ Trung Quốc có dạng con gà vàng (Kim Kê), “mục” là con mắt, từ địa đồ Trung Quốc mà quan sát thì thấy “Kim Kê mục” chính là vị trí thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Ở đây nói Phật Di Lặc xuất sinh tại Cát Lâm, Trung Quốc, vào năm Thỏ, tức nhục thân của Phật Di Lặc tại nhân gian thuộc Thỏ, họ ở nhân gian là “Lý” (Mộc Tử).
Vào năm 2001, hai năm sau khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, ở Đông Bắc Trung Quốc đại lục xuất hiện quả trứng ngỗng thần kỳ mang 5 chữ “Thần dĩ lai đáo” (Thần đã đến rồi) và “Vương”. Sau đó, điềm lành báo hiệu Cứu Thế Chủ xuất hiện như được ghi lại trong kinh Phật đã tới, hoa Ưu Đàm Bà La 3.000 năm mới nở một lần khai nở tại nhiều nơi, lẽ nào Thần Phật đã lặng lẽ hạ phàm?
Có lẽ rất nhiều chân tướng sẽ đại bạch trước toàn thiên hạ trong thời gian không xa, và cũng có thể hàm nghĩa chân chính của “Lễ Phục sinh” đã đến lúc triển hiện cho toàn nhân loại.
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2009/4/15/58985.html
Tác giả: Trương Kiệt Liên