Obama Lo Ngại Nga Sẽ Tiếp Tục ở Ukraine

28/03/14, 12:15 Thế giới
Tổng thống Obama trầm ngâm trước khi trả lời một câu hỏi trong buổi họp báo với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014, (AP Photo/Pablo Martinez Monsivais)

Tổng thống Obama trầm ngâm trước khi trả lời một câu hỏi trong buổi họp báo với Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014, (AP Photo/Pablo Martinez Monsivais)

 

Tổng thống Barack Obama (phải), gặp gỡ Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev (trái) tại Lãnh sự quán Mỹ ở The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014, (AP Photo/Pablo Martinez Monsivais).

 

Tổng thống Barack Obama (trái) bắt tay Thủ Tướng Hà Lan Mark Rutte (phải) khi chụp hình tập thể vào ngày cuối của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân (NSS) tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014. (AP Photo/Yves Logghe)

 

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đang lắng nghe khi Tổng thống Obama phát biểu trong suốt buổi họp báo tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014, (AP Photo/Pablo Martinez Monsivais)

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đang lắng nghe khi Tổng thống Obama phát biểu trong suốt buổi họp báo tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014, (AP Photo/Pablo Martinez Monsivais)

 

Ngoại trưởng Nga, ông Sergey Lavrov (thứ 3 góc trên cùng bên phải) nhìn Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thảo luận cùng Tổng thống Barack Obama trong khi chụp hình tập thể vào ngày cuối của Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt Nhân (NSS) tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014, AP Photo/Robin van Lonkhuijsen, POOL)

 

Tổng thống Barack Obama (phía trước bên phải), vẫy tay khi chụp hình tập thể với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phía trước bên trái), vào ngày cuối của Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt Nhân (NSS) tại The Hague, Hà Lan, hôm thứ Ba, 25 tháng Ba, 2014. Hàng thứ hai, từ trái qua phải là Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất Sheikh Abdullah bin Zayed Al Nahyan, Tổng thư kí Liên Hiệp Quốc Ban Ki-Moon và Thủ tướng Phần Lan Sauli Niinisto. Hàng thứ ba từ trái sang phải là Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy, Thủ tướng Pakistan Mohammad Nawaz Sharif và Phó Thủ tướng Brazil Michel Temer.(AP Photo/Robin van Lonkhuijsen, Pool)

 

The Hague, Hà Lan – không có dấu hiệu Nga sẽ buông bỏ bán đảo Crimea, tổng thống Barack Obama đã nói hôm thứ Ba rằng ông lo ngại Moscow sẽ tiếp tục đi sâu hơn vào Ukraine và cảnh báo tổng thống Nga Putin rằng đó là một lựa chọn tồi.

Obama vẫn cương quyết khẳng định rằng Crimea thuộc về một phần của Ukraine, thậm chí việc chính quyền mới tạm thời ở Kiev đã ra lệnh cho các lữ đoàn rúi lui khỏi phạm vi tranh chấp.

“Chúng tôi không thừa nhận những gì đang diễn ra ở Crimea,” Obama đã nói trong bài phát biểu với báo giới lần đầu tiên kể từ khi Nga sát nhập Crimea sau vụ trưng cầu dân ý 10 ngày trước. Obama đã từ chối “khái niệm trưng cầu dân ý lại được tổ chức rất nhanh chỉ vỏn vẹn trong hai tuần” lại có thể là “một quy trình có giá trị.”

Obama nói rằng ông không nghĩ quốc tế sẽ công nhận việc Crimea thuộc Nga là “việc đã rồi.” Nhưng ông cũng nói, “Sẽ là không trung thực khi đề nghị một giải pháp đơn giản cho những việc đã xảy ra ở Crimea,” nơi mà quân đội Nga đang chiếm đóng.

“Chúng tôi lo ngại về xự xâm lấn xa hơn của Nga về phía Ukraine,” Obama đã nói trong một buổi họp báo cùng với thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.

“Tôi nghĩ đó là lựa chọn tồi tệ cho tổng thống Putin,” Obama đã nói. “Nhưng cuối cùng thì ông vẫn là tổng thống Nga và ông là người sẽ có quyết định như vậy.”

Obama đã nỗ lực gây áp lực lên Nga kiềm chế trước thềm Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Hạt Nhân. Nhưng đối với phương Đông, thì việc Nga sát nhập Crimea chỉ là sự bắt đầu bén rễ để rũ bỏ ảnh hưởng của Obama và để quan hệ giữa hai tổng thống bắt đầu nguội lạnh.

Rutte đã nói rằng ông không thể hình dung kết cục xung đột vũ trang ở Ukraine. “Tôi không nghĩ việc này xảy ra. Tôi không nghĩ là mọi người thích nó,” thủ tướng Hà Lan đã nói khi ông đứng kế bên Obama.

Rutte cũng nói thêm rằng phương Tây vẫn bảo lưu quan điểm trừng phạt Nga nếu như việc này leo thang và ông đã nói rằng “những trừng phạt như thế này sẽ ảnh hưởng Nga rất nặng nề.”

“Dĩ nhiên, bạn không thể nào bảo đảm rằng người dân ở Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ sẽ không bị ảnh hưởng,” thủ tướng cho biết. “Nhưng một cách hiển nhiên, chúng ta chắc chắn việc đề ra những hình phạt theo cách thức sẽ gây tác động mạnh mẽ nhất lên nền kinh tế Nga chứ không phải là Liên Âu, Canada, Nhật Bản, hay Hoa Kỳ.”

Obama cũng nói rằng ông rất quan ngại việc hình thành các nhóm binh lính dọc biên giới Ukraine. “Chúng tôi phản đối những gì đang xảy ra như là động thái khiêu khích,” Obama cho biết. “Nhưng Nga có quyền sắp xếp quân lực trên lãnh thổ của mình.”

Được hỏi liệu có nhớ lại chuyện hồi trước ông có thể sẽ đồng ý với ứng viên tổng thống Mitt Romney rằng Nga chính là kẻ thù địa chính trị lớn nhất của Hoa Kỳ, Obama trả lời rằng ông lo ngại về bom nguyên tử ở Manhattan hơn là ở Nga.

“Hoa Kỳ đang đối diện với rất nhiều thách thức,” Obama đã nói. “Nga cũng là một quyền lực ở một phương đe dọa các quốc gia láng giềng, không phải vì mạnh, mà là các quốc gia này đang suy yếu.”

Hoa Kỳ và các đồng minh thân cận đã loại bỏ Nga ra khỏi liên minh các quốc gia công nghiệp hàng đầu và tẩy chay hội nghị thượng đỉnh mùa hè của Nga ở Sochi. Obama cũng đã được sự hỗ trợ của các quốc gia khác trong việc tẩy chay hay lên án Putin nhằm kêu gọi Nga triệt thoái khỏi Crimea ngay lập tức và quên đi các kế hoạch mà ông này trù tính sẵn cho vùng phía Đông của Âu Châu.

Trong một tuyên bố mạnh mẽ, Hoa Kỳ, Pháp, Canada, Anh, Đức, Ý và Nhật lên án cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea ly khai khỏi Ukraine và sát nhập vào Nga. Bảy vị nguyên thủ đã loại bỏ Nga ra khỏi liên minh kéo dài hai thập kỷ được biết đến với cái tên Nhóm G-8 (Group of Eight)

“Việc vi phạm nghiêm trọng công ước quốc tế là một thách thức nghiêm trọng tới vấn đề pháp trị trên toàn thế giới và là một mối lo ngại cho tất cả các quốc gia,” tuyên bố này cho biết.

Nhưng việc này chỉ nhận được một cái phủi tay từ phía Ngoại Trưởng Nga Sergei Lavrov.

“G-8 là một nhóm không chính thức,” ông cho biết. “Chẳng có thẻ thành viên, cũng chẳng thể khai trừ ai trên danh nghĩa cả.”

Obama cũng nêu lên vấn đề này với Chủ Tịch Tập Cận Bình. Trợ Lý Tòa Bạch Ốc đã yêu cầu Trung Quốc từ chối ủng hộ Nga, một liên minh lâu dài của mình, trong cuộc bầu cử của hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tuần trước về việc tuyên bố việc ly khai là bất hợp pháp. Nga, một thành viên thường trực của hội đồng bảo an đã bỏ phiếu chống, trong khi Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

Thêm vào đó, Obama đã ngồi lại với đồng minh của Putin là tổng thống Kazakhstan Nursultan Narzabayev. Khi hai vị này gặp nhau, Tòa Bạch Ốc đã ra một tuyên bố chung rằng hai vị này không nói về vấn đề của Ukraine, thay vào đó tập trung vào hợp tác song phương về vấn đề an toàn và hạn chế vũ khí hạt nhân – quang cảnh của cuộc gặp thượng đỉnh đồng thời diễn ra cũng chính là mục đích chính thức cho cuộc viếng thăm của tông thống Obama tới Hà Lan.

Obama đã khen ngợi cuộc cặp thượng đỉnh, bao gồm những cam kết mới nhất từ phía Nhật, Ý, Bỉ nhằm làm giảm nguyên liệu hạt nhân. Obama bắt đầu chuỗi các cuộc họp thượng đỉnh từ năm 2010 nhằm giới hạn các nguyên liệu này và để tránh xa khỏi bàn tay của những kẻ khủng bố. Obama nói trong cuộc gặp thượng đỉnh năm 2016, sẽ được tổ chức ở quê nhà Chicago của ông.

Sau đó vào hôm thứ Ba, Obama cũng gặp hoàng tử Mohamed bin Zayed, thái tử Abu Dhabi, tiểu vương giàu có nhất ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Ông cũng có cuộc gặp với thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Tổng Thống Nam Hàn Park Geun-hye.

Hai cuộc gặp này sẽ không tập trung vào Ukraine mà vào các căng thẳng cục bộ ở Trung Đông và Bắc Á. Chuyến thăm thái tử Abu Dhabi sẽ được sử dụng làm tiền đề cho hành trình tới Ả Rập Saudi hôm thứ Sáu, nơi ông sẽ gặp đức vua Abdullah để nói về sự lo lắng của các quốc gia Ả Rập đối với cuộc nội chiến ở Syria và bàn về hạt nhân với Iran, một đối thủ của Arabia Saudi ở trong vùng.

Cuộc gặp với bà Park và ông Abe sẽ mang Hoa Kỳ lại gần hơn hai đồng minh đang tranh cãi về việc Abe đã nhắc lại ký ức về một Nhật Bản hung hăng hồi Đệ Nhị Thế Chiến. Đó là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nguyên thủ Á Châu kể từ khi nhận chức cách đây hơn một năm.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x