Để trò chuyện không là nỗi ám ảnh

15/03/14, 15:31 Không đặt tên

Bạn đã bao giờ rơi vào hoàn cảnh đóng băng khi phải bắt chuyện với một người lạ? Bạn trở nên lạc lõng ở chỗ đông người và cố gắng tỏ ra bận rộn với chiếc điện thoại?
    Đó là cảm giác của hầu hết mọi người khi rơi vào tình huống không biết phải làm gì trong cuộc trò chuyện. Những mối quan hệ giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong cuộc sống và công việc. Nó giúp bạn thăng tiến trong công việc, có được những người bạn tuyệt vời, được mọi người yêu quý tôn trọng…Và nói chuyện là một công cụ tuyệt vời để xây dựng những mối quan hệ.
    Tuy nhiên không phải ai sinh ra cũng có khả năng giao tiếp bắt chuyện thiên phú. Đối với người giỏi nhất họ vẫn phải học và thực tập thường xuyên. Đôi khi những người vốn dĩ hoạt ngôn cũng có thể rơi vào tình huống không biết phải nói gì.

    Chúng ta cảm thấy hoang mang sợ hãi khi phải đối diện với người lạ. Thậm chí bạn trở nên ghét khi phải tham gia các hoạt động tập thể hay chỗ đông người. Bạn sẽ ngồi cắm cúi ăn và tỏ vẻ không quan tâm đến câu chuyện của mọi người. Bạn kiếm cớ có điện thoại đẻ tỏ ra là người bận rộn, nhưng chỉ có bạn mới biết mình đang nói chuyện với cô nàng tổng đài 1900xxx.
    Thậm chí khi thấy bóng dáng một người quen bạn sẽ cố gắng lảng tránh đi đường khác. Những cuộc gặp mặt tình cờ cũng có thể khiến bạn cảm thấy khốn khổ khi không biết phải nói như thế nào.
Những lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn giải quyết nỗi ám ảnh mang tên “bắt chuyện” này.

Trò chuyện ư, chẳng có gì đáng lo cả.
    Trước hết hãy nhớ rằng không có gì đáng sợ ở đây cả. Việc đầu tiên chúng ta cần làm là vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân. Đừng lo lắng về việc mình trông như thế nào, hay việc bắt chuyện có khiến bạn trở nên ngớ ngẩn hay không. Đừng sợ hãi khi bị từ chối, chẳng ai chê trách bạn khi bạn cố gắng tỏ ra thân thiện cả.
    Hãy nhớ lại xem, người bạn thân nhất của bạn chẳng phải lúc đầu cũng chỉ là một người xa lạ? Khi bạn để ý ai đó, nếu bạn không tiến tới bắt chuyện và họ cũng vậy thì 2 người sẽ chẳng bao giờ có cơ hội để tìm hiểu đâu.


Đừng bao giờ đánh rơi nụ cười
    Nụ cười luôn là một công cụ hữu ích cho cuộc trò chuyện. Tuy nhiên không phải lúc nào nụ cười cũng giúp bạn thoát khỏi cảm giác xấu hổ. Khi rơi vào im lặng, ta cười; khi làm quen, ta cười, khi câu chuyện trở nên ngớ ngẩn ta cũng cười…điều đó có thể biến bạn thành cô nàng/anh chàng toe toét mất.
    Hãy cười đúng lúc và sử dụng nó một cách không khéo. Hãy đáp lại những sự chú ý bằng một nụ cười và cái gật đầu lịch sự.

Hãy quan sát xung quanh
    Bạn lo lắng khi ở nơi đông người mà không có một ai quen biết? Bạn muốn bắt chuyện với ai đó nhưng không biết phải nói điều gì? Đừng lo lắng, hãy chịu khó quan sát một chút và bạn sẽ tìm ra kha khá thứ hay ho để nói.
    Nếu bạn đang ở trong một buổi tiệc hãy nói về nó; giống như việc thức ăn ở đấy có ngon hay không và điều gì khiến bạn cảm thấy thích thú nhất. Hãy ghi nhớ, đầu tiên cần chú ý đến hoàn cảnh xung quanh để chắc rằng bạn và đối phương có chung một không gian và ít nhất bạn sẽ tìm thấy một chủ đề để nói chuyện.

Cập nhật thông tin  
    Bạn không cần trở thành một “Ông/bà biết tuốt” nhưng hãy đảm bảo rằng bạn biết chuyện gì đang diễn ra ngoài kia, những vấn đề nóng hổi hay ầm ĩ. Mạng thông tin hiện nay rất phát triển và bạn chỉ cần dành chút thời gian là có thể biết được khá nhiều điều.
    Tin túc không đơn giản là để cung cấp thông tin, giải trí mà còn trở thành một công cụ hữu ích cho những cuộc trò chuyện. Khi khởi đầu hay trong suốt cuộc trò chuyện bạn có thể nói chuyện về những vấn đề đó. Hãy tìm những việc mà mọi người đang nói đến. Thật khó để nói chuyện với một người mà cái gì cũng mơ màng đúng không

Hãy chú ý đến hành động hay vẻ ngoài của đối phương – một cách kín đáo.
    Có thể là cách họ ăn mặc hay cách họ nói chuyện…nó có thể cung cấp cho bạn rất nhiều dữ liệu và thông tin hữu ích. Ví dụ như một người có thói quen bẻ các khớp tay chẳng hạn. Ai mà chẳng có thói quen nào đó phải không? Hãy thử đề cập “đến nó và nói đến một thói quen của của bạn.” Mình thậm chí còn có thói
quen nằm sấp khi ngủ, điều đó thật tệ”, “Mình thường hay ăn đêm, thói quen đó chẳng tốt chút nào”…

    Mẹ tôi lo lắng bởi việc tôi ở nhà quá nhiều và bà đã đăng ký cho tôi tham dự một lớp học múa. Trong buổi đầu, tôi trở nên hoang mang khi nhìn xung quanh mà không bắt gặp một khuân mặt quen thuộc nào. Và tôi biết cuối buổi chúng tôi sẽ phải chia thành những cặp để thực hành với nhau. Điều đó khiến tôi trở nên lo lắng, tôi không muốn rơi vào cảm giác lạc lõng.
    Khi nhìn xung quanh tôi để ý đến một co bạn đang cắm cúi buộc lại dây giày. Chiếc áo phông của cô nàng in hình Taylor Swift – một nữ ca sĩ nổi tiếng. Thật tình cờ, đó lại là người mà em gái tôi vô cùng yêu thích. Bingo! một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi. Tôi tiến lại và hỏi cô ấy về chiếc áo phông. Nó thật tuyệt vời và không biết tôi có thể mua nó ở đâu để làm quà cho cô em gái của mình. Chúng tôi nhanh chóng làm quen với nhau, và cô nằng thậm chí đã nhiệt tình đưa tôi đến chỗ bán những món đồ hay ho đó.

Hãy là người “chủ động”
    Đừng bao giờ chỉ ngồi và chờ đợi điều gì đó đến với mình. Bạn phải tìm cách nắm lấy nó. Thậm chí đôi lúc nếu bạn không phải người chủ động bắt chuyện thì cũng giữ cho mình một tinh thần thoải mái và luôn chủ động. Giống như bạn có thể trả lời ngay lập tức khi có ai đó bước đến và làm quen vậy.
    Thái độ e ngại, rụt rè và lo lắng có thể khiến người khác không dám tiến lại gần bạn. Tôi có khá nhiều “kinh nghiệm đau thương” trong vấn đề này.
    Trươc đây tôi luôn mang theo 1 quyền sách bên mình. Nó có thể giúp tôi trở nên “có việc làm” khi rời vào những tình huống đóng băng trong giao tiếp, hay một môi trường lạ, Nhưng đôi khi nó khiến mọi chuyện trở nên khá tồi tệ.

    Trong một buổi Hội thảo, như mọi lần tôi cố gắng tỏ ra chăm chú với quyển sách chán ngắt của mình và cố gắng cầu khấn cho thời gian trôi thật nhanh. Thời tiết ẩm ướt hôm ấy khiến chiếc xe gái già của tôi giở chứng khi trên đường về. May mắn thay tôi gặp một anh chàng tốt bụng. Anh chàng xuống xe và sau vài phút vã mồ hôi cũng đã giúp con xe của tôi lên tiếng. Sau đó tôi mới phát hiện hóa ra anh chàng cũng tham gia buổi Hội thảo và ngồi cách tôi chỉ 1 hàng ghế. Đó là một anh chàng rất thú vị, và sau đó anh chàng nói với tôi rằng thực ra rất muốn làm quen với tôi, nhưng vì thấy tôi quá tập trung vào quyển sách nên không nỡ phá hỏng không gian của tôi…
Hãy ra những tín hiệu để mọi người biết rằng bạn là ngừoi thân thiện và sẵn sàng để tiếp chuyện bất cứ ai.

Một điều cần lưu ý đó là: Hãy chắc chắn rằng cuôc nói chuyện sẽ được suy trì khi bạn biết đối phương cũng vậy. Đừng nên cố gượng ép khi đối phương đang tỏ ra không hứng thú trò chuyện.
    Có thể vài ngừơi sẽ tỏ ra lịch sự và rất khó để nhận ra điều đó. Nói chuyện cũng giống như khiêu vũ, bạn không thể khiêu vũ một mình và cũng không ai muốn điều đó. Vì thế hãy tỏ ra là người biết phối hợp và hào hứng với cuộc trò chuyện.


Những câu hỏi gợi mở
Thông thường chúng ta sẽ cố gắng mở đầu một cuộc nói chuyện với những câu hỏi như: “Bạn tên là gì?” Bạn ở đâu? Bạn làm gì.? Và sau đó cuộc nói chuyện lại tiếp tục rơi vào im lặng.
Khi rơi vào những tình huống đóng băng và không biết phải nói gì hơn, bạn có thể tìm thấy ở dưới đây một vài chủ đề có thể dùng để khởi đầu cuộc trò chuyện.
Bạn đã từng sống ở đâu?
Nơi đó có gì thú vị hay không?
Kể về một trong những chuyện xảy ra khiến bạn nhớ nhất?
Đã một tuần rồi chúng ta không có một chút ánh nắng nào cả! Những câu hỏi vê thời tiết cũng không phải là ý tưởng tồi.
Bạn có thích nghe nhạc không?
Bộ phim gần đây bạn xem là gì? Hãy hỏi về sở thích của đối phương và tìm xem liệu có điều nào là sở trường của mình hay không.
Mình đã tắc đường hàng giờ khi đến đây! Giao thông ở Việt Nam luôn là điều đáng bàn đấy chứ?
Ca sĩ Việt Nam nào bạn yêu thích?
Bạn đã từng gặp một người nổi tiếng nào chưa?
Khi còn đi học môn nào khiến bạn thích/ghét nhất.
Điều gì khiến bạn đến đây?
Bạn có anh/chị/em nào không? Họ giống bạn chứ? Nhưng hãy cẩn thận bởi không phải ai cũng thích nói về chuyện riêng, gia đình của mình.
Công việc của bạn có gì thú vị hay không?
Bạn có ý định làm gì vào những ngày cuối tuần?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x