Ukraine Cầu Viện Giúp Đỡ khi Nga Siết Chặt Quân Sự ở Crimea

04/03/14, 14:13 Thế giới
Rất nhiều người biểu tình đã tập trung ở quảng trường độc lập Kiev ngày 2 tháng Ba 2014 để phản đối sự can thiệp từ phía Nga vào tình hình chính sự của nước này. Ukraine thông báo vào ngày 2 tháng Ba rằng quốc gia này sẽ huy động tất cả lực lượng quân sự còn dự trữ sau khi lời đe dọa xâm phạm lãnh thổ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin nhận được sự chỉ trích kịch liệt từ phía Tổng Thống Mỹ Barack Obama. (Louisa Gouliamakai/AFP/Getty Images)

Rất nhiều người biểu tình đã tập trung ở quảng trường độc lập Kiev ngày 2 tháng Ba 2014 để phản đối sự can thiệp từ phía Nga vào tình hình chính sự của nước này. Ukraine thông báo vào ngày 2 tháng Ba rằng quốc gia này sẽ huy động tất cả lực lượng quân sự còn dự trữ sau khi lời đe dọa xâm phạm lãnh thổ của Tổng Thống Nga Vladimir Putin nhận được sự chỉ trích kịch liệt từ phía Tổng Thống Mỹ Barack Obama. (Louisa Gouliamakai/AFP/Getty Images)

KIEV, Ukraine – Với sự cảnh báo rằng “đất nước bên bờ vực thảm họa”, Ukraine đặt tình trạng quân sự ở mức báo động cao vào hôm Chủ Nhật, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để ngăn chặn khả năng một cuộc xâm chiếm lãnh thổ trên diện rộng từ phía Nga.

Bất bình trước động thái quân sự của Nga nổi lên trên nhiều thủ đô thế giới, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi Tổng Thống Putin vãn hồi “một động thái xâm lược không thể ngờ tới”

Một ngày sau khi Nga kiểm soát bán đảo Crimea mà không tốn một viên đạn, sợ hãi bao trùm thủ đô Kiev trước việc Nga có thể sẽ mở rộng phạm vi kiểm soát bằng cách bao vây các khu vực khác của miền Đông Ukraine. Các quan chức cấp cao của chính quyền Obama nói rằng Hoa Kỳ giờ đã tin rằng Nga đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Crimea, lãnh thổ thân Nga của Ukraine, và có hơn 6000 quân lính hiện diện.

Đối mặt với đe dọa từ Nga, chính quyền mới của Ukraine đang có động thái củng cố quyền lực, đặt thêm nhiều chức vụ thống đốc địa phương ở vùng miền Đông thân Nga, kêu gọi hỗ trợ từ giới doanh gia giàu có và tước quyền tư lệnh hải quân sau khi ông này tuyên bố phục tùng với chính quyền thân Nga ở Crimea.

Thủ Tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết không có lý do gì để Nga xâm lược Ukraine và cảnh báo rằng “chúng ta đang bên bờ vực thảm họa.”

“Chúng tôi tin rằng những đồng minh phương Tây và cộng đồng thế giới sẽ ủng hộ sự sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine,” ông nói vào hôm Chủ Nhật ở Kiev.

Các nguyên thủ quốc gia đang cố tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng.

Khối NATO đã họp khẩn ở Brussels, ngoại trưởng Anh Quốc đã bay sang Kiev để ủng hộ tân chính quyền và ông Kerry định sẽ đến Ukraine vào hôm thứ Ba. Hoa Kỳ, Pháp, và Anh Quốc đã thảo luận về khả năng tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh kinh tế G8 sắp tới vào tháng Sáu ở Sochi, nơi vừa tổ chức thành công Thế Vận Hội Mùa Đông.

Vào tối Chủ Nhật, Nhà Trắng đưa ra một tuyên bố chung đại diện cho nhóm G7 nói rằng họ đã hoãn kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh bởi vì Nga tiến hành xâm chiến Ukraine và vi phạm các “nguyên tắc và giá trị” hoạt động của nhóm G7 và G8.

Ở Kiev, Nga và nhiều thành phố khác, hàng ngàn người biểu tình trên đường hoặc là để phản đối hành động xâm chiếm của Nga hoặc là ăn mừng Crimea trở về với mẫu quốc.

“Hãy ủng hộ chúng tôi, người Mỹ!” một nhóm biểu tình lặp lại các khẩu hiệu bên ngoài đại sứ quán Hoa Kỳ ở Kiev. Một cô gái trẻ giữ một tấm bảng lớn: “Nước Nga không được xâm lăng!”

“Nước Nga! Nước Nga!” Đám đông hò hét ở Moscow.

Ông Kerry, trong buổi phỏng vấn từ Hoa Kỳ, đã nói về việc tẩy chay nhóm G8, cũng như việc bãi bỏ thị thực, đóng băng tài sản và trừng phạt đầu tư và thương mại nhằm vào Nga. Các ngoại trưởng khác nói chuyện với ông đã chuẩn bị “rút gươm” để cô lập Nga, theo lời Kerry.

Tổng thống Barack Obama cũng có cuộc hội đàm hôm  chủ nhật với thủ tướng Đức  bà Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski.

Khối NATO cũng đưa ra tuyên bố rằng “lên án hành động leo thang quân sự ở Crimea” và yêu cầu Nga tôn trọng nghĩa vụ hiến chương liên hiệp quốc. Ukraine không phải là thành viên của NATO, nghĩa là Hoa Kỳ và Liên Âu không thể can thiệp hỗ trợ phòng thủ, nhưng các quốc gia này đã bắt đầu các hành động liên minh.

“Chúng ta đang đi trên một lộ trình nguy hiểm,” Ngoại Trưởng Đức Frank Walter Steimeier cho biết. Nhưng “vẫn còn có thể quay trở lại. Một trật tự Âu Châu mới có thể được ngăn chặn.”

Tuy nhiên cho tới giờ, tân chính phủ ở Ukraine và phương Tây vẫn vô vọng ngăn chặn chiến lược của Nga. Các đội quân vũ trang không có quân hàm đã di chuyển tự do về Crimea trong nhiều ngày, chiếm cứ sân bay, phá hỏng các dụng cụ ở căn cứ không quân và vây hãm căn cứ quân sự Ukraine.

Putin bác bỏ kêu gọi triệt thoái từ Phương Tây, nhấn mạnh rằng Nga có quyền bảo về những lợi ích chính đáng của Nga và những người nói tiếng Nga ở Crimea và các nơi khác ở Ukraine. Sự tự tin này tương hợp với tin tức rằng 46 triệu người Ukraine đang chia rẽ lòng trung thành. Trong khi đa số người Ukraine vùng phía Tây muốn xích lại gần Liên Âu 28 nước, thì vùng viễn đông và lãnh thổ phía Nam như Crimea hướng về Nga kêu gọi ủng hộ.

Nga đã chờ rất lâu để đoạt lại bán đảo Crimea, một phần của lãnh thổ Nga tính tới năm 1954. Hạm Đội Hắc Hải của Nga phải trả phí lên tới hàng triệu đô mỗi năm để đóng ở cảng Crimea của Sevastopol và gần 60% cư dân ở Crimea vẫn xem họ là dân Nga.

Trong một cuộc điện đàm hôm Chủ Nhật với bà Merkel, Putin “hướng sự chú ý của bà tới những đe đọa bạo lực nghiêm trọng từ nhóm quốc gia cực đoan ở Ukraine đang đe dọa đời sống và các lợi ích hợp pháp của công dân Nga,” theo như một tuyên bố của điện Kremlin.

“Những biện pháp xử lý của Nga hoàn toàn thích hợp trong tình huống rất đặc biệt hiện tại,” thông báo cũng nói.

Chính quyền Đức cho rằng Putin đã chấp nhận một đề nghị từ Merkel để thiết lập một nhóm nghị sự nhắm tới việc hỗ trợ đối thoại trong cuộc khủng hoảng Ukraine.

Truyền thông quốc gia Nga thì gần như đưa tin không ngừng về khủng hoảng Ukraine, nhấn mạnh rằng những phần tử quốc gia cực đoan tấn công vào công dân Nga và những người Ukraine thân Nga thông qua những người hoạt động ở Kiev hoặc từ những vùng xa hơn ở miền Tây. Tuy nhiên, các phóng viên thông tấn xã AP ở Ukraine chứng kiến không có hành động bạo lực nào nhắm vào dân Nga hoặc những người thân Nga ở Crimea.

Tân chính quyền ở Ukraine chính thức nắm quyền tuần trước sau nhiều tháng biểu tình dân chủ chống lại chính quyền của tổng thống thân Nga, Viktor Yanukovich, và quyết định của ông này trong việc đưa Ukraina về phía Nga thay vì Liên Âu. Yanukovych đã bỏ trốn sang Nga sau hơn 80 người tử nạn trong vụ biểu tình, nhưng vẫn kiên quyết bám giữ chức tổng thống.

Tổng thống lâm thời, Oleksandr Turchynov, đặt lực lượng vũ trang vào tình trạng báo động cao hôm Chủ Nhật, kêu gọi quân dịch cho huấn luyện và tăng cường an ninh tại các cơ sở hạt nhân, sân bay, và các địa điểm chiến lược khác. Tuy nhiên, không có hành động quân sự rõ ràng nào từ phía Ukraine.

Turchynov cũng có động thái củng cố chính quyền ở miền đông Ukraine, chỉ định 18 tân thống đốc, bao gồm hai doanh nhân giàu nhất đất nước, là những tài phiệt ở thành phố Dneprotrovsk và Donetsk , khi giới làm ăn và chính quyền Ukraine thống nhất chống lại Nga.

Người giàu nhất Ukraine, Rinat Akhmetov, khuyến khích giới làm ăn và người dân và chính phủ cùng tham gia, nói hôm Chủ Nhật rằng việc sự dụng vũ trang và những hành động phi pháp từ bên ngoài là không được phép.

“Tôi kêu gọi các công dân đoàn kết vì lợi ích của quốc gia Ukraine thống nhất … sức mạnh của chúng ta là ở sự độc lập của doanh nhân, chính quyền và xã hội,” Akhmetov, đứng đầu tập đoàn SCM Group với hơn 300,000 công nhân trong lĩnh vực thép, khai thác than và khoáng sản.

“Các tầng lớp nhân dân đã hợp nhất xung quanh chính phủ mới”, nhà phân tích chính trị Vadim Karasyov của Viện Chiến lược toàn cầu nói với Associated Press. “Đây là một dấu hiệu rất tốt cho chính phủ mới.”

Các quân đoàn của Nga, trong khi đó, dừng ở căn cứ quân sự Ukraine ở Perevalne trên bán đảo Crimea với đoàn hộ tống hôm Chủ Nhật gồm ít nhất 13 xe tải hạng nặng và 4 chiến xa trang bị súng tự động. Mỗi xe tải chở 30 lính và mang biển số Nga.

Ngược lại, một toán quân Ukraine, có súng, đặt một chiến xe tank ở ngay cổng căn cứ, đặt hai bên vào trạng thái căng thẳng quân sự. Đó cũng được xem như là trường hợp đầu tiên lực lượng vũ trang Ukraine và Nga đối mặt.

Những người lính không xác định danh tính đã cắt điện ở các trụ sở hải quân ở Crimea – nơi mà Tổng Tư Lệnh hải quân hôm Chủ Nhật vừa rồi tuyên bố phục tùng “nhân dân Crimea.”

Ở Kiev, một quan chức an ninh Ukraine nói rằng tư lệnh hải quân Ukraine – Đô Đốc Berezovky – đã bị truất nhiệm và dối diện với điều tra tội phản quốc sau khi tuyên bố phục tùng chính quyền thân Nga ở Crimea và không kháng cự lại các quân đoàn của Nga.

Người phát ngôn cơ quan tư pháp Crimea, Vladimir Konstantinov, được trích dẫn đã nói với các quan chức địa phương rằng không được công nhận chính quyền mới ở Kiev. Ông này cũng nói rằng một cuộc trưng cầu dân ý đã được lên kế hoạch vào 30 tháng Ba sẽ hỏi ý kiến người dân về tương lai của vùng lãnh thổ.

Đoàn hộ tống gồm hàng trăm toán quân Nga cũng được biết là đang hướng đến Simferopol, thủ phủ của Crimea. Các binh bính trong quân phục không có quân hàm di chuyển vòng quanh trung tâm mua sắm Simferopol, quảng trường Lenin, bên ngoài tòa nhà Hội Đồng Bộ Trưởng

“Điều quan trọng là tất cả chúng ta làm tất cả những gì có thể để làm dịu bớt căng thẳng,” Ngoại Trưởng Anh William Hague, phát biểu, ông bay tới Kiev hôm Chủ Nhật.

Ông cũng nói rằng ông đã khuyến khích giới chức Nga nói chuyện trực tiếp với người dân Ukraine nhưng cho tới giờ thì họ vẫn chưa bắt đầu.

Dịch Việt ngữ bởi: Việt Nguyên
Để đọc bản gốc trên Epoch Times, vui lòng click vào đây.

Theo Vietdaikynguyen

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x