Dị tượng ở nhân gian biểu thị Giang Trạch Dân đã chết

Tác giả: Trương Kiệt Liên

Ngày 8 tháng 7 năm 2011, tin tức về cái chết của Giang Trạch Dân truyền ra và ĐCSTQ đã bác bỏ; tuy nhiên việc “Tề Lỗ đệ nhất chuông” 800 năm tuổi tự rơi như một lời báo tang chứng tỏ Giang đã lâm “chung”.

 

[Chanhkien.org] Để xem Giang Trạch Dân đã chết hay chưa thì người dân Trung Quốc căn bản không dùng cách nghe ngóng “cáo phó” từ phía nhà nước. Giang Trạch Dân có một nhục thân, lại cũng có một thân phận chính trị; thời điểm mà những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố cái chết của ông ta cần phù hợp với nhu cầu chính trị. Năm xưa, Đặng Tiểu Bình cũng được máy hô hấp nhân tạo duy trì trong 5, 6 tháng rồi mới tuyên bố tử vong. Theo y học hiện đại, phân biệt tử vong thì chia làm hai loại là “chết não” và “chết tim”, cùng các thuật ngữ khác. Nhưng theo văn hóa truyền thống Trung Quốc thì rất đơn giản, chính là hồn đã bị đưa đi rồi, không ở trên thân thể nữa, thì dù nhục thân đã tử vong hay chưa, cũng chính là đã hết thọ mệnh; cho dù có lay đi lay lại nhục thân thế nào thì hồn cũng không trở lại nữa, rất là minh bạch. Đặc biệt là đối với loại yêu quái họa loạn nhân gian, thì dân chúng thường đốt pháo để ngăn thi thể hoàn hồn, khiến yêu ma mất vía, vừa xua đuổi tà ma, và đồng thời ăn mừng.

Cái chết của Giang Trạch Dân và dị tượng Thủy tính

Trên các con phố Trung Quốc, Giang Trạch Dân được dân chúng gọi là “con cóc chuyển sinh”, bởi đặc điểm hai mắt lồi ra và miệng rộng môi mỏng, cũng như động tác mở rộng năm ngón khi vỗ tay của ông ta, rất giống con cóc. Cóc không thể rời nước; “Giang” đúng là không thể rời nước; thậm chí khi ra nước ngoài, ông ta cũng không quên tới nơi có bóng nước. Truyền thông từng lưu truyền rộng rãi bức ảnh Giang Trạch Dân bơi lội tại Hawaii và Biển Chết, đồng thời khách sạn mà ông ta chọn ở cũng có hệ thống thủy sinh.

Xuất thân của Giang Trạch Dân và “Thủy” là có quan hệ mật thiết. Nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus từng viết:

“Từ ba dấu hiệu của ‘Thủy’ sẽ sinh ra một người đàn ông,
Kỷ niệm thứ Năm như là ngày lễ hội của ông ta.
Danh tiếng, sự tán tụng, và quyền lực của người này sẽ lớn mạnh
Trên đất và biển, đem đến tai hoạ cho phương Đông.”

(Các Thế Kỷ I, Khổ 50)

Giang Trạch Dân sinh năm 1926 tại Giang Tô (“Thủy” đầu tiên), phất lên tại Thượng Hải (“Thủy” thứ hai), sau khi đến Bắc Kinh đảm nhiệm “tam vị nhất thể” (ba chức Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương) thì ở tại Trung Nam Hải (“Thủy” thứ ba). Việc đề bạt và phát tài của Giang cũng có quan hệ với “Thủy”: Giang mạo nhận cha là Giang Thượng Thanh để được Trương Ái Bình đề bạt, chữ “Bình” (萍) có bộ “Thủy” (氵); Giang ở Thượng Hải được Uông Đạo Hàm đề bạt, chữ “Uông” (汪) cũng có bộ “Thủy”; ân nhân chính trị của Giang là Bạc Nhất Ba, chữ “Ba” (波) cũng có bộ “Thủy”, tổng cộng vẫn là ba dấu hiệu của “Thủy”. Chúng ta biết rằng con cóc xưa nay thích Thủy và kỵ nhất là Hỏa; Triệu Tử Dương, Kiều Thạch, v.v. đều có tên thuộc “Hỏa” và họ thuộc “Thổ”, do đó đều bị Giang Trạch Dân ghen ghét.

Trong lịch sử, khi các thủ lĩnh ĐCSTQ chết thì nhân gian đều xuất hiện dị tượng. Năm 1976, một tảng thiên thạch lớn đột nhiên từ trên trời rơi xuống tỉnh Cát Lâm và vỡ làm ba mảnh; năm ấy Chu Ân Lai, Chu Đức và Mao Trạch Đông đều qua đời; cũng trong năm ấy phát sinh động đất lớn tại Đường Sơn, khiến 240 nghìn người tử vong, và làm bị thương 160 nghìn người.

Cái chết của Mao Trạch Đông cũng ứng nghiệm với ngụ ý bộ đội cảnh vệ “8341″ của ông ta; Mao thọ 83 tuổi, tại vị 41 năm (kể từ hội nghị Tuân Nghĩa). Nghe nói, Mao từng tìm đến một vị cao tăng để xem số và nhận được con số này; Mao không hiểu làm sao, bèn lấy đó làm phiên hiệu cho đội cảnh vệ.

Đối với Giang Trạch Dân, năm 2002 cũng có cao nhân công khai chỉ điểm rằng ông ta thọ không quá 2012. Quả nhiên, ngày 7 tháng 7 năm 2011 xuất hiện tin tức về cái chết của Giang, quay lại xem dị tượng Thủy tính thì thấy rất trùng hợp; nguyên đây là báo hiệu cái chết của con cóc thành tinh.

Nước ngập kinh thành biểu thị Giang hết thọ mệnh

Ngày 23 tháng 6 năm 2011, Bắc Kinh trải qua trận mưa lớn nhất trong vòng 10 năm, có nơi lượng mưa lên cao tới mức 100 năm mới gặp một lần. Mưa lớn khiến nhiều đường vành đai và các tuyến đường chính ngập lụt gây tắc nghẽn giao thông; các tuyến Metro 1, 13 và Diệc Trang cũng bị đình trệ; xe cộ ngập nước, đi bộ cũng khó, cả Bắc Kinh biến thành ao nước, toàn bộ thành phố ngừng trệ. Đối diện với trận nước lớn bất ngờ này, người dân Bắc Kinh chỉ thấy thật kỳ quặc.

Cùng lúc ấy, tin tức về bệnh tình nguy kịch của Giang Trạch Dân được truyền ra ngoài. Lúc bấy giờ Giang được chuyển từ Thượng Hải về Bắc Kinh; hiển nhiên, con cóc thành tinh phải hết thọ mệnh, nên đi đến đâu tác quái đến đấy, kết quả Bắc Kinh biến thành một đầm “Trạch”.

Mưa xối xả tại thành phố Dương Châu, quê của Giang

Dương Châu là quê hương của Giang Trạch Dân. Mấy ngày sau, dị tượng xuất hiện tại cổ thành. Theo tin tức truyền thông, từ 4 giờ sáng ngày 6 tháng 7 năm 2011, thành cổ Dương Châu đột nhiên mưa xối xả, chỉ trong 5 tiếng nước rơi xuống đạt mức 101 mm, trở thành trận mưa lớn nhất Trung Quốc năm nay. Mưa lớn khiến thành Dương Châu trong chốc lát biến thành “biển nước mênh mông”. Người dân Dương Châu nói: “Đi Bắc Kinh xem ‘biển’ xa lắm, còn Dương Châu chúng ta đây, khắp nơi thành ‘Tây Hồ’ rồi.”

Điều khiến người Dương Châu khó lý giải chính là, Dương Châu hiện đang trong mùa mưa phùn, từ ngày 19 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7, tổng cộng 20 ngày trời “mưa dầm mưa dề”, vậy mà đột nhiên xuất hiện mưa lũ ngập cả thành.

Trong ngày hôm ấy, truyền hình Hồng Kông loan báo về cái chết của Giang Trạch Dân, khiến dân chúng bàn tán xôn xao. Hiển nhiên, vào ngày 6 tháng 7, hồn phách của Giang không thể không rời đi; trong lúc hấp hối, nó còn về quê tác yêu tác quái, lưu lại ký hiệu “Trạch Dân” (cư dân của đầm nước) thêm một lần nữa.

“Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự rơi như một tiếng chuông báo tử

Sau khi hồn phách Giang Trạch Dân bị thu, nhục thân ông ta đã trở thành thi thể; ĐCSTQ vì nhu cầu chính trị mà không dám tuyên bố, lại còn đứng ra bác bỏ “tin đồn”. Trên thực tế, ĐCSTQ đã lấp liếm cái chết của Giang, khiến Trời phẫn nộ.

Ngày 8 tháng 7 năm 2011, dị tượng từ Trời giáng xuống đã trực tiếp biểu thị cái chết của Giang Trạch Dân. Theo truyền thông đưa tin, chiếc chuông Minh Xương 800 năm tuổi tại hồ Đại Minh, thành phố Tế Nam, còn gọi là “Tề Lỗ đệ nhất chuông”, nguyên được treo trong đình Nam Phong bên hồ Đại Minh; mấy chục năm nay cứ khi qua Tết, dân chúng Tế Nam lại tụ tập cử hành nghi thức chạm vào chuông để đón mừng năm mới. Chiều ngày 9 tháng 7, dân chúng gọi điện báo tin: “Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự nhiên rơi xuống rồi. Nghe nói ngày mùng 8 khi người dân đi bộ qua, họ nhìn thấy chiếc chuông cổ đã bị rơi xuống đất, mà không ai có ý duy tu nó.

Nghe nói chuông Minh Xương này được đúc vào những năm Minh Xương của triều đại nhà Kim. Trên thân chuông được trang trí hoa văn hoa sen và bát quái, cao 2,4 mét, đường kính 1,8 mét, nặng 8 tấn. «Minh Xương chung đình ký» viết: “Cuối thời Bắc Tống có một tăng nhân họ Lưu dẫn quân cứu giúp triều đình, vì được nhân dân trong quận kính trọng nên vào những năm Minh Xương (1190-1196 SCN), người ta góp vốn luyện sắt, đúc thành chiếc chuông lớn vạn cân này.” Chiếc chuông này rất lớn và được đặt mỹ danh là “Tề Lỗ đệ nhất chuông”.

Chiếc chuông cổ 800 năm tuổi này đột nhiên rơi xuống đất nhất định không phải ngẫu nhiên, mà còn có nguyên do nghiệp báo ở đằng sau. Trong cuốn sách «Câu chuyện có thật về Giang Trạch Dân» có một đoạn nói về Giang đã bất chấp khuyến cáo để cố tình đánh chuông như sau:

Năm 1996, Giang Trạch Dân tới phương Nam và qua một ngôi chùa nổi tiếng. Tại đại điện dùng để thắp hương, Giang thuận tiện leo lên gác chuông. Chẳng ngờ phương trượng dùng lời thiện để bằng mọi cách khuyên can: “Thí chủ nghìn vạn lần không được bén mảng tới chiếc chuông này.” Giang rất không vui, không thèm đếm xỉa, cứ lao tới đánh chuông một cái. Lão phương trượng đứng như trời trồng hồi lâu, chỉ biết lặng lẽ rớt nước mắt. Sau đó có người biết được rằng, lão phương trượng từng nói nguyên Giang là Vua cóc chuyển sinh, nếu ông ta đánh chuông một cái thì nhất định sẽ khiến loài thủy tộc Trung Nguyên tác quái, làm cho Trung Nguyên lũ lụt liên miên, không năm nào được yên ổn. Sau đó quả nhiên Trung Quốc đại lục phát sinh thủy tai mãnh liệt hơn trước. Năm 1998, năm bản mệnh của Giang, Trung Quốc xuất hiện trận lụt lớn chưa từng có trong lịch sử. Mấy năm sau, lũ lụt tại Trung Quốc vẫn cứ liên miên bất đoạn.

Nhân dân gặp thủy tai, chuông cổ bị đụng vào đúng là căn nguyên. Hiện nay, đột nhiên “ầm” một tiếng, “Tề Lỗ đệ nhất chuông” tự rơi xuống đất, phải chăng là báo tang cho Giang Trạch Dân, phải chăng là đại biểu cho gia tộc nhà chuông tại các miếu đường Trung Nguyên tẩy sạch cái chạm tay của Giang năm xưa?

Theo chanhkien.org

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Hạt giống

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

    Tiết lộ chấn động con người đến từ đâu?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Hạt giống

    Hạt giống

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

    Nếu mọi sự câu toàn, thì giá trị của bạn nằm ở đâu?

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

x