Phong tục tết nay còn đâu

29/11/13, 10:56 Không đặt tên

Không ít những người cao tuổi bây giờ khi nghĩ về Tết xưa đều cảm thấy ngậm ngùi nhớ tiếc. Nhớ đến những phong tục mang đậm nét văn hóa truyền thống đã không còn bóng dáng trong Tết nay.

Vì nhiều lí do mà những phong tục ấy hoặc đã mất hẳn hoặc mai một chỉ còn lại ở vài địa phương. Cùng tìm kiếm lại chút hương vị của ngày Tết trong ký ức.


Trước kia, mỗi độ Tết về, pháo là thứ không thể thiếu được trong đêm giao thừa. Người lớn và trẻ con đều háo hức mong chờ đến thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới để được đốt pháo. Trẻ con còn tranh nhau để xin được bố mẹ cho đốt pháo sau đó nghịch ngợm đi nhặt xác pháo xem còn quả nào chưa nổ để… đốt tiếp.

Tiếng pháo râm ran từ nhà nọ sang nhà kia báo hiệu 1 năm cũ đã qua và năm mới bắt đầu. Nó rộn ràng thôi thúc những người con ở phương xa quay trở về đoàn tụ với gia đình. Mùi thuốc pháo và tiếng pháo đã khiến tôi có cảm giác đặc biệt thật khó quên cho tới tận bây giờ.

Tuy nhiên, nét đẹp ấy đã bị át đi bởi những thiệt hại về con người, của cải do việc sản xuất và kinh doanh pháo đem lại. Từ ngày 1/1/1995, Chính phủ đã ra chỉ thị cấm đốt pháo. Từ đó tiếng pháo không còn là “nét đặc trưng” của ngày Tết nữa và nó đã đi vào quá khứ.

 

Thay vào đó, ngày nay, tại các thành phố lớn như Tp. HCM , Hà Nội , Đà Nẵng … sẽ bắn pháo hoa vào lúc 0g để đón năm mới giống như tục đón năm mới của các nước phương Tây.

Treo tranh Đông Hồ

Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh ). Tranh Đông Hồ đã gắn bó quen thuộc với đời sống của nhân dân Việt Nam và nó đã đi vào thơ văn trong chương trình văn

Tranh Đông Hồ: lợn mẹ, lợn con

Tranh được làm từ giấy dó, quét phủ một lớp điệp óng ánh làm cho màu in thêm rực rỡ. Từ thời xa xưa, tranh dân gian Đông Hồ đã nổi tiếng là rẻ và đẹp, được nhiều nơi ưa thích.

Mỗi bức tranh dân gian đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người. Như tranh vẽ đàn gà, tượng trưng cho tình mẫu tử và sự sum họp đông vui. Tranh mẹ con đàn lợn âm dương tượng trưng cho cuộc sống no ấm và cảnh chăn nuôi ở nhà nông…

Tất cả những bức tranh này được vẽ cách điệu rất tài tình, phản ánh thật cuộc sống của người dân. Trước kia, mỗi dịp Tết đến xuân về cho dù có bận rộn đến mấy đi chăng nữa thì trên từng vách nứa nhà tranh của mỗi gia đình không thể thiếu được bức tranh Đông Hồ. Sự hiện diện của tranh Đông Hồ báo hiệu một năm mới đã đến và báo hiệu một cuộc sống sung túc ấm no đang đến gần.

Lạy sống ông bà

Sáng mồng Một Tết, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổị, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một tuổi).

Con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống các cố và ông bà 2 lạy. Hành động này bày tỏ lòng tôn kính chân thành với tất cả tâm hồn và thể xác đối với bậc sinh thành của mình.

Hiếu Nghĩa đã trở thành truyền thống đạo lí của cha ông ta.

Dựng mía tía

Theo phong tục xưa, cây mía tía sẽ được dựng ở hai bên bàn thờ tổ tiên sau khi đã dọn dẹp bụi bẩn của một năm.

Cây mía tía tượng trưng cho cái thang vì có từng đốt giống như từng bậc thang. “Cây thang mía” này sẽ giúp vong ông bà, tổ tiên lên trần gian ăn Tết cùng với con cháu được thuận lợi hơn.

Mua mía tía về dựng hai bên bàn thờ dịp Tết
Ngày nay, mâm quả trên bàn thờ Tết người Việt phong phú hơn về chủng loại

Gánh nước

Quan niệm của người Việt cổ trong nông nghiệp là: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Nếu trong nhà năm ấy Tết mà thiếu nước phải đi gánh thì năm ấy làm ăn chắc chắn sẽ kém vì mùa màng không đủ nước. Vì thế không phải một nhà mà cả làng, cả xã, phải chăm lo gánh nước về cho đủ ba ngày Tết.

 

Gánh nước đủ trong nhà và mọi thứ khác như muối, mắm, gạo… mà đầy đủ thì sẽ thịnh vượng, phát đạt ngày một thêm ra.

Quan niệm của người Việt nhất là vào lúc giao thừa, nước trong nhà phải tràn ngập các bể, các chum, các vại, chậu lớn, chậu nhỏ, gạo phải đong đầy các sạp, các hũ, thức ăn phải dồi dào trong nhà bếp. Không phải chợ không họp, người không bán hàng vào ngày Tết mà là “Cần gì, có nấy”.

Ngày Tết không để đi mượn của ai, mà không ai cho mượn ngày Tết sợ mất rông cả năm. Nắm bắt tâm lý này, giờ giao thừa mấy người làm nghề gánh nước thuê đã tự động gánh đến cho mỗi nhà vài thùng nước đầy với ý rằng: “Đem tiền của vào nhà như nước cho gia chủ”. Và thêm những câu chúc tụng vui vẻ của người lao động siêng năng thời này, các gia chủ vui vẻ trả tiền công, và thưởng rất hậu hĩnh, có gia đình còn mừng tiền, mừng bánh, cho người gánh nước, ý nói rằng năm sau lại thế. Tục gánh nước cầu may của người Việt cổ là nét đẹp văn hóa tuy nhiên nó cũng chỉ còn tồn tại lác đác ở 1 số vùng quê của Việt Nam.

Hát sắc bùa

Hát sắc bùa là một thể loại âm nhạc đặc sắc của người dân miền Nam Trung Bộ Việt Nam.

Hát sắc bùa thường được diễn vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết, bao gồm một đoàn người là các đôi trai gái, nam mang trống cơm, nữ mang “sênh tiền”, đứng đầu là một vị trưởng đoàn đi đến từng nhà và hát chính, đoàn nam nữ đi theo để phụ họa. Các bài hát sắc bùa mang nội dung ca ngợi mùa xuân, ca ngợi chủ nhà và chúc chủ nhà một năm mới an lành thịnh vượng. Chủ nhà mời đoàn hát sắc bùa vào nhà xông đất để mong một năm mới tốt đẹp sau đó chủ nhà sẽ lì xì cho đội hát múa.

Nhạc cụ trong múa hát sắc bùa thường có trống cơm, trống tầm vông, coòng, sinh tiền, sinh tre, sinh gỗ, xưa còn có pháo cái để ông trùm phường đốt nổ trước mỗi nhà với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ. Thường vào sau giao thừa, các phường múa hát sắc bùa sẽ bắt đầu tổ chức đi đến từng nhà để hát chúc mừng năm mới.

Đội hát Sắc bùa đi đến từng nhà trong thôn bản để chúc tết.

Dưới sự chỉ huy của ông trùm phường, phường sắc bùa sẽ nổi nhạc, vỗ trống cơm, gõ sanh tiền và hát các bài hát sắc bùa với nội dung chúc tụng đầu xuân hoặc chúc mừng các thành quả mà gia đình gia chủ đã đạt được như: “Nay mừng trong họ kẻ no người đủ vui thú thái bình/ Trên tôi mừng người được ngọn đền trúc nở xinh xinh/ Dưới tôi mừng người được mọi tài mọi có/Vì vậy trước có có câu thơ rằng mở cửa dong đèn rước lấy phúc dày” hay “Mở ngõ đã rồi/ Thiệt là chúng tui/ Sắc bùa là hiệu/ Xưa thầy dạy biểu/ Hết năm bảy ngày/ Sắc hết đông tây/ Đêm bùa trừ tịch/ Khai phương khai tịch/ Sát quỷ trừ tà/ Mừng rước xuân qua/ Cho nhà hưng thịnh…”.

Các bài hát sắc bùa có nhạc điệu giống nhau, dễ hát, dễ nhớ và gần gũi với đời sống dân dã thường được sáng tác sẵn và học thuộc.

Hát sắc bùa là cách chúc tết độc đáo của nhân dân ta, thể hiện khát vọng hạnh phúc, bình yên của con người trước thềm năm mới.

Dựng nêu ngày Tết

Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5–6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng địa phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai…

Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Có thể dân thành phố ít có điều kiện thấy và làm công việc dựng cây nêu như thế này

Ngoài ra, có người còn cho rằng, những vật treo trên cây nêu còn có tác dụng dự báo thời tiết. Được treo trên cao, vải và cá giấy nhẹ sẽ bay theo chiều gió. Nhờ vậy mà người ta có thể nhìn được hướng gió để dự báo mưa nắng trong ba ngày Tết, đoán thời tiết trong năm.

Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu hoặc vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới (khi tục đốt pháo chưa bị cấm).

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về trời. Chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên người ta phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống. Dân gian còn có điều kiêng cữ, từ ngày dựng nêu đến triệt hạ (tức hạ nêu), chuyện nợ nần, vay mượn không được đòi, mà phải đợi ngày hạ nêu.

Giờ đây, do điều kiện không gian sống chật hẹp, người thành phố đã không còn giữ phong tục dựng cây nêu trong dịp Tết nữa. Có chăng nó chỉ xuất hiện trong các lễ hội mừng năm mới của thành phố hay ở các đền chùa.



Hương lộc


Có nhiều người trong lúc xuất hành đi lễ, thay vì hái lộc cành cây, lại xin lộc tại các đình đền chùa miếu bằng các đốt một nắm hương hoặc một cây hương lớn, đứng khấn vái trước bàn thờ, rồi mang hương đó cắm tại bình hương bàn thờ Tổ tiên hoặc bàn thờ Thổ Công ở nhà.

Ngọn lửa tượng trưng cho sự phát đạt. Lấy lửa tự các nơi thờ tự mang về, tức là xin Phật Thánh phù hộ cho được phát đạt tốt lộc quanh năm.

Trong lúc mang nấm hương từ nơi thờ tự trở về, nhiều khi gặp gió, nấm hương bốc cháy, người ta tin đó là một điềm tốt báo trước sự may mắn quanh năm. Thường những người làm ăn buôn bán hay xin hương lộc tại các nơi thờ tự.

Chúc Tết theo thứ tự

Người Việt có câu thành ngữ “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”.

Theo tục xưa truyền lại thì sáng ngày mồng một vợ chồng con cái, anh em ruột thịt sẽ về bên nội để chúc thọ cha mẹ, ông bà và thắp hương cúng bái tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Theo thông lệ, người con cả, người anh cả, người cháu đích tôn vào trước, sau đó đến hàng em út vào sau, lần lượt nói lời chúc tụng ông bà, cha, mẹ sức khỏe và những điều tốt lành. Ông bà, cha mẹ bên nội cũng chúc Tết lại con cháu kèm theo những đồng tiền mới bọc trong giấy hồng gọi là cho lộc con cháu để con cháu lấy may.

Chúc Tết ông bà là nét đẹp trong văn hóa của người Việt

Đến mồng hai Tết, vợ chồng con cái lại sang chúc Tết bên nhà ngoại. Nghi lễ chúc tết cũng tương tự như bên nhà nội. Sau những nghi thức trang trọng, đầm ấm và thân tình như thế, ông bà cha mẹ con cháu thường quây quần, sum họp bên nhau cùn thưởng thức bữa cỗ Tết đông vui.

 

Sang ngày mồng ba, người Việt thường dành riêng đi lễ Tết thầy giáo. Tinh thần tôn sư trọng đạo vốn là truyền thống quý báu của người dân Việt Nam và ngày này sẽ là dịp để những người con yêu chữ, yêu thầy sẽ có dịp bày tỏ tình cảm.

Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy là môt phong tục tốt đẹp của cha ông ta từ ngàn đời xưa.

Ngày nay, xã hội đang có nhiều thay đổi, những thuần phong mĩ tục cũng dần bị lãng quên, vì thế việc lên án những hành vi đi ngược lại những giá trị truyền thống là vô cùng cần thiết. Mong rằng, thế hệ chúng ta sẽ giữ gìn và phát huy hơn nữa những nét đẹp của ngày Tết cổ truyền Việt Nam.

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x