Google là thủ phạm gây suy giảm trí nhớ của con người?
Sự phát triển của Google đang vô tình làm hại đầu óc suy nghĩ của con người bởi họ dần dần có thói quen tra mạng khi cần dùng đến thông tin mà không tự chủ động nhớ và học các kiến thức để trau dồi thêm.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về vai trò của Internet đối với sự thay đổi về trí nhớ của con người, và sự thực là hãng tìm kiếm nổi tiếng Google cũng bị liệt vào danh sách những “thủ phạm” gây nên tình trạng trên.
Khi một người quên hay còn do dự về một thứ gì đó, ngay lập tức, họ nhớ đến Google như một chiếc “phao cứu hộ”, trong khi mặc dù trên thực tế, họ hoàn toàn có thể gọi lại thông tin đó nếu như họ cố gắng dành chút thời gian suy nghĩ. Người dùng công nghệ hiện nay dần có xu hướng nhớ đến nơi mà họ tìm kiếm thông tin trên mạng hơn là việc nhớ chính thông tin mà họ cần.
Trưởng nhóm nghiên cứu, bà Betsy Sparrow, thuộc trường đại học Columbia nói: “Kể từ khi có những công cụ tìm kiếm ra đời, chúng ta đã vô tình sắp xếp lại cách chúng ta nhớ mọi vấn đề. Việc gợi lại thông tin trong trí não của chúng ta bây giờ phụ thuộc nhiều vào mạng internet. Những người bạn, người thân trong gia đình, và cả đối tác của bạn, tất cả đều nằm trong xu hướng này”.
Gã khổng lồ Google bị đổ lỗi là làm cho con người dần trở nên thụ động hơn trong việc nhớ thông tin |
Cũng theo giáo sư Sparrow và nhóm nghiên cứu của bà, Internet đã trở thành một hình thức chính mà các nhà tâm lý học gọi là bộ nhớ tạm thời của con người, cho phép họ gọi lại thông tin bất cứ khi nào và ở đâu khi họ muốn.
Cuộc nghiên cứu đã được chia ra làm 4 giai đoạn.
Đầu tiên, các ứng viên đã được hỏi một chuỗi các câu hỏi khó. Sau đó, ngay lập tức, họ bị kiểm tra xem liệu họ có gặp phải những khó khăn với nhiệm vụ sắp sếp chữ theo 2 cột màu xanh và đỏ.
Thực tế cho thấy, những công cụ tìm kiếm như Google và Yahoo được các ứng viên sử dụng nhiều để tìm kiếm thông tin thay vì chính họ ngồi suy nghĩ để tìm ra đáp án.
Giai đoạn thứ 2, những câu hỏi vặt vãnh, không mang tính thách đố đã đước đưa ra. Một vài ứng viên được đọc thông tin và sẽ tham gia tiếp cuộc nghiên cứu khi họ đảm bảo rằng họ đã nhớ những gì họ vừa đọc. Kết quả cho thấy rằng những người chưa từng đọc các thông tin này nhưng không cố tình nhớ thì có trí nhớ kém hơn là những người cố tình nhớ, nhưng một thời gian sau đã quên.
Google đang làm còn người lười đi trong việc nhớ và tiếp nhận thông tin?
Ở giai đoạn 3, cũng vẫn những câu chuyện phiếm, chúng đã được dùng dể kiểm tra trí nhớ của con người và họ tìm kiếm thông tin ở đâu.
Giai đoạn cuối cùng, các ứng viên sẽ phải gõ các câu hỏi và trả lời mà họ đã tham gia vào 5 thư mục. Khi được yêu cầu nhớ lại tên các thư mục đó, họ đã thực sự làm điều nay tốt hơn việc nhớ lại các thông tin bên trong.
Các cuộc khảo sát sâu hơn thì tiết lộ rằng con người đã không nhớ nơi để tìm đọc thông tin sau khi họ nhớ được nó là cái gì, và họ đặc biệt có xu hướng nhớ nơi để tìm kiếm thông tin khi họ không thể nhớ chính xác về các thông tin đó.
Theo như giáo sư Sparrow, hiểu rõ được cách thức làm việc của trí não đối với các công cụ tìm kiếm sẽ giúp con người thay đổi được cách dạy và học trên nhiều lĩnh vực.
Bà nói: “Có lẽ những người giảng dạy trong một bối cảnh nhất định, có thể là giáo sư đại học, các bác sĩ hoặc các nhà lãnh đạo kinh doanh, sẽ ngày càng trở nên tập trung vào việc truyền đạt sự hiểu biết sâu rộng của họ, các ý tưởng và cách suy nghĩ nhiều hơn, và ít tập trung vào học thuộc lòng”.
Hải Vân (theo Dailymail)