Mỹ nổi giận vì Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa Trung Quốc

30/09/13, 12:52 Thế giới

Mỹ đã bày tỏ các lo ngại nghiêm trọng về quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm hợp tác sản xuất một hệ thống tên lửa và phòng không tầm xa với một công ty Trung Quốc vốn đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Một vụ phóng tên lửa thuộc hệ thống HQ-9 của Trung Quốc. 
Một vụ phóng tên lửa thuộc hệ thống HQ-9 của Trung Quốc. 

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của NATO, hôm 26/9 đã thông báo chọn hệ thống phòng thủ tên lửa FD-2000 của Tập đoàn xuất nhập khẩu máy móc chính xác Trung Quốc (CPMIEC) làm hệ thống phòng không mới của nước này, bỏ qua các hệ thống của Nga, Mỹ và châu Âu.

CPMIEC hiện đang chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ vì vi phạm Luật không phổ biến vũ khí hạt nhân đối với Iran, Triều Tiên và Syria.

Mỹ ngày 28/9 đã phản ứng với quyết định trên của Ankara.

“Chúng tôi đã bày tỏ những lo ngại nghiêm trọng về các cuộc thảo luận hợp đồng giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với một công ty bị Mỹ trừng phạt về một hệ thống phòng thủ tên lửa, vốn không tương thích với các hệ thống của NATO hoặc các khả năng phòng thủ chung”, một nữ phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ cho biết.

“Các cuộc thảo luận về vấn đề này của chúng tôi sẽ còn tiếp tục”, quan chức trên nói thêm.

Một số nhà phân tích quân sự phương Tây tỏ ra bất ngờ trước quyết định trên của Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, họ dự đoán rằng hợp đồng sẽ về tay Raytheon Co, một công ty của Mỹ vốn chế tạo tên lửa Patriot, hoặc tập đoàn Eurosam liên doanh Pháp-Italia.

Mỹ, Đức và Hà Lan mỗi nước đã điều 2 hệ thống tên lửa Patriot và 400 binh sĩ tới vận hành chúng ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu năm nay sau khi Ankara đề nghị NATO giúp đỡ về phòng thủ tên lửa để chống lại nguy cơ tấn công tên lửa từ Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu là đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại khu vực Trung Đông. Quân đội Mỹ có ảnh hưởng lớn đối với quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, vốn có vai trò quan trọng trong nền chính trị nước này.

Dưới thời Thủ tướng Tayyip Erdogan, người đắc cử vào năm 2002, vai trò của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trong chính trị đã bị giảm bớt. Mối quan hệ chính trị và quân sự giữa Ankara và Washington, mặc dù vẫn thân thiết, kể từ đó giữ vai trò bớt trung tâm hơn và điều này có thể được phản ánh trong chính sách mua sắm quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Giá trị ước tính ban đầu của hợp đồng là 4 tỷ USD, nhưng giới chức Trung Quốc chỉ chào giá từ 3-3,5 tỷ USD, mặc dù giới chức không xác nhận con số nào, theo nhật báo Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ.
 
Vì sao Mỹ nổi giận?
 
Thổ Nhĩ Kỳ hiện không có hệ thống phòng không tầm xa. Chương trình, có tên gọi T-LORAMIDS, sẽ thiết kế để chống lại cả các tên lửa và máy bay của đối phương.
 
Các khẩu đội tên lửa được triển khai ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Các khẩu đội tên lửa Patriot được triển khai ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

FD-2000 là phiên bản xuất khẩu của tên lửa đất đối không HQ-9. Ankara đã chọn hệ thống này thay vì hệ thống Patriot của Mỹ, S-400 của Nga và SAMP-T của Pháp/Italia.

Là một trong những đồng minh lớn của Mỹ ở Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành thành viên đầu tiên của NATO đưa một hệ thống phòng thủ phòng không Trung Quốc vào sử dụng trong quân đội. Ankara cho rằng các tên lửa tầm trung tới tầm xa như FD-2000 thích hợp hơn tên lửa tầm ngắn Patriot trong việc ngăn chặn các tên lửa đạn đạo và máy bay từ Syria nhằm tấn công sâu vào lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

FD-2000 có khả năng đánh chặn 16 mục tiêu cùng lúc với tầm bắn xa 200 km, trong khi tầm xa của tên lửa Patriot là 160 km, theo ông Li Jie, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc.

Đối mặt với nguy cơ cuộc nội chiến tại Syria có thể tràn sang Thổ Nhĩ Kỳ, các tên lửa đất đối không Patriot được các quốc gia thành viên NATO triển khai tại các khu vực biên giới nước này rõ ràng là không đủ, nhưng việc mua hệ thống FD-200 của Trung Quốc có thể tạo ra các căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh NATO.

NATO sẽ không cho phép quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng kết hợp 2 hệ thống phòng thủ nhằm ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc đánh cắp các thông tin tình báo quan trọng liên quan tới hệ thống Patriot. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến Mỹ đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ không mua bất kỳ hệ thống vũ khí nào từ một quốc gia không phải là thành viên của NATO.

An Bình Tổng hợp

Nguồn: Dân Trí

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

Ad will display in 09 seconds

Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

    Mục đích đáng sợ khi người ngoài hành tinh tới Trái Đất?

  • Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

    Truyền thuyết hoa Ưu Đàm Bà La

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

    Trung Quốc và Đài Loan: cùng nguồn cội nhưng sao khác biệt đến thế?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

x