3 điểm đáng ngờ về cái chết của Abe, bóng ma đằng sau nghi phạm?
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không may bị ám sát. Có 3 nghi vấn chính trong vụ việc, nghi vấn lớn nhất là ai là kẻ sát nhân? Tại sao người này lại ám sát Abe? Liệu vấn đề này có liên quan gì đến ĐCSTQ không? Tôi sẽ tổng hợp các tình huống do cư dân mạng tiết lộ và cùng bạn phân tích.
Ngày 8/7/2022, vào khoảng 11:30 sáng, cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bị bắn trong một bài phát biểu trên đường phố của thành phố Nara. Abe bị bắn vào ngực trái và cổ bên phải, ngay lập tức ngã xuống đất, chảy rất nhiều máu. Chức năng tim và phổi của ông đã ngừng hoạt động khi ông được đưa đến bệnh viện. Ông được tuyên bố qua đời lúc 5:03 chiều ở tuổi 67.
Theo một nhân chứng tại hiện trường, hung thủ không bỏ trốn sau khi nổ súng. Sau đó, một số lượng lớn video và hình ảnh về hiện trường vụ nổ súng và bắt giữ kẻ sát nhân đã xuất hiện trên Internet. Sau khi điều tra sơ bộ, hung thủ là một người đàn ông 41 tuổi đến từ tỉnh Nara, tên là Yamagami Tetsuya.
Bối cảnh chính trị
Vậy tại sao Yamagami Tetsuya lại ám sát Abe Shinzo? Bối cảnh chính trị của vụ ám sát này là gì, đây có thể là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Ngày 10/7, Thượng viện Nhật Bản được bầu lại 125 ghế. Thượng viện Nhật Bản có tổng cộng 248 ghế, và 125 ghế được bầu lại, đồng nghĩa với việc cấu trúc của Thượng viện có thể thay đổi.
Các cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản trước đây không gây chú ý bằng các cuộc bầu cử Hạ viện, vì cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi chế độ. Nhưng cuộc bầu cử Thượng viện lần này thì khác, nó liên quan đến hai việc, một là khảo thí cho đương kim Thủ tướng Fumio Kishida, hai là Thượng viện quyết định quy trình sửa đổi hiến pháp.
Abe có một mong muốn chính trị được ấp ủ từ lâu, đó là sửa đổi hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình, vốn đã trở thành một chương trình nghị sự quan trọng được chính phủ Kishida thúc đẩy. Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng có mong muốn tăng tỷ trọng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP, hiện nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch cải tổ.
Hai vấn đề này đều liên quan mật thiết đến việc bầu lại thượng viện nên Abe đến Nara lần này để tạo đà cho cuộc bầu cử các thành viên Đảng Dân chủ Tự do. Nếu liên minh cầm quyền của Đảng Dân chủ Tự do của Kishida và Komeito giành được đa số ghế tại Thượng viện, thì trở lực cầm quyền của Kishida cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Mặc dù không còn là thủ tướng Nhật Bản, nhưng Abe đã có nhiều năm kinh nghiệm cầm quyền và có ảnh hưởng riêng trong Đảng Dân chủ Tự do, vì vậy Abe hy vọng sẽ sử dụng ảnh hưởng của chính mình để giúp các thành viên Đảng Dân chủ Tự do nhận được nhiều phiếu bầu hơn.
3 điểm khả nghi
Theo quan điểm này, Yamagami Tetsuya, người đã ám sát Shinzo Abe có thể là người của một đảng khác. Đây là một phân tích ngoài mặt, nhưng có 3 điểm khả nghi quan trọng, được nêu ra ở đây để bạn tham khảo.
Nghi ngờ đầu tiên là danh tính của Yamagami Tetsuya. Bộ Quốc phòng Nhật Bản chiều ngày 8/7 thông báo rằng có một người trùng tên với Yamagami Tetsuya đã phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải từ năm 2002 đến 2005. Tuy nhiên, Nippon TV chỉ ra rằng vẫn phải xác nhận liệu người này và nghi phạm có phải là cùng một người hay không.
Có nghĩa là, “Yamagami Tetsuya” này có thể là người từng phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ Hàng hải, hoặc người trùng tên, hoặc một người nào đó sử dụng tên giả là “Yamagami Tetsuya”. Chính xác những gì đã xảy ra vẫn phải đợi làm rõ thêm.
Nghi ngờ thứ hai là liệu Yamagami Tetsuya có phải là một con sói ám sát đơn độc, hay anh ta được thuê bởi ai đó? Hay là một tình huống nào khác? Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng.
Trong chương trình “Tin tức buổi tối” của đài truyền hình mạng Nhật Bản ABEMA ngày 7/7, Masatoshi Fujitani, cựu nhân viên điều tra và phân tích của Cơ quan An ninh điều tra Nhật Bản, đã đề cập đến một tình huống mà ĐCSTQ đã cử từ 20.000 đến 25.000 gián điệp hoặc đặc vụ đến Nhật Bản.
Masatoshi Fujitani, hiện là thành viên Ủy ban Cố vấn Chính sách của Diễn đàn Nghiên cứu Chiến lược Nhật Bản, ông cho biết: “Bằng cách hợp tác với các cơ quan tình báo của nhiều quốc gia, ước tính rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phái khoảng 20.000 đến 25.000 gián điệp hoặc đặc vụ đến Nhật Bản. Nếu tính thêm Triều Tiên và Nga, số lượng điệp viên ở Nhật Bản là một con số khổng lồ.”
Fujitani chỉ ra sự “lúng túng” từ phía Nhật Bản, nhân lực Nhật Bản hoàn toàn không tương xứng với số lượng điệp viên và đặc vụ được cài cắm ở nước này. Ông nói, “Cục An ninh điều tra Công an chúng tôi chỉ có 1.700 nhân viên, hoàn toàn không theo kịp đối phương, chỉ có thể trong phạm vi có hạn mà hết sức cố gắng đi ứng phó.”
Tôi đã nhận được một thông tin từ một cư dân mạng. Một người có tên trực tuyến là “Reloaded Little Rabbit 19C” tuyên bố rằng anh ta nói rằng: “Đã tiếp cận thành công thủ tướng đương nhiệm và cựu thủ tướng của Nhật Bản, nhiệm vụ mà tổ chức giao cho tôi sẽ hoàn thành”. Có người trả lời: “Có thể kiếm thêm 100.000 NDT nữa hay không là dựa cả vào anh”, và người này ngay lập tức tuyên bố: “Tôi nhất định sẽ không phụ sự đào tạo của tổ chức đối với tôi.”
Tôi không thể biết liệu cựu thủ tướng được đề cập trong “Reloaded Rabbit 19C” có phải là Abe hay không và tôi không thể biết liệu người này có liên quan gì đến vụ ám sát Abe hay không. Tôi không có bất kỳ bằng chứng nào, vì vậy không thể tùy tiện suy đoán lung tung. Nhưng có một điều có thể chứng minh, đó là tình huống của những gián điệp và đặc vụ của ĐCSTQ mà Masatoshi Fujitani đề cập là sự thật.
Tôi không thể xác nhận liệu vụ ám sát Abe có liên quan gì đến các gián điệp và đặc vụ của ĐCSTQ hay không. Tôi chỉ cung cấp manh mối để mọi người tự đánh giá.
Điểm đáng ngờ thứ ba là, theo báo chí Nhật Bản, Fumio Kishida đang có bài phát biểu tại thành phố Saga cùng thời điểm với vụ ám sát Abe. Khi biết tin Abe bị ám sát, một số người có liên quan đã lập tức thông báo rằng “Thủ tướng Kishida cần rời đi gấp”, sau đó Fumio Kishida vội vã lên xe rời khỏi địa điểm.
Sau khi đến dinh Thủ tướng, Chính phủ Nhật Bản đã thiết lập một “văn phòng đối sách” tạm thời tại đây để thu thập thông tin từ tất cả các bên. Trong khi lên án “hành động Bỉ ổi dã man”, Kishida nói rằng ông sẽ lường trước mọi tình huống và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe bất ngờ xảy ra, mọi người hoảng sợ một lúc là chuyện bình thường. Nhưng phản ứng từ Fumio Kishida và chính phủ Nhật Bản dường như quá khẩn trương. Thành phố Saga cách thành phố Nara hơn 8 giờ lái xe, Chính phủ Nhật Bản có cần phải khẩn trương và hốt hoảng như vậy không? Có phải là họ đang cách giác đối với điều gì không?
Tôi chỉ cung cấp những điểm khả nghi này để các bạn tham khảo. Sự thật ra sao, chúng ta vẫn phải chờ kết quả điều tra của cảnh sát Nhật Bản.
Tác giả: Lý Mộc Dương
Tử Vi (Theo The Epoch Times)