10 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2013

14/06/13, 10:48 Tin Tổng Hợp

10. Ấn Độ: 2.000 tỷ USD

Nền kinh tế đang bùng nổ ở khu vực châu Á có tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 7%/năm kể từ năm 1997. Lĩnh vực sản xuất chính bao gồm nông nghiệp và dịch vụ, trong đó dịch vụ là nguồn thu chủ yếu đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng kinh tế. Ấn Độ đã biết cách khai thác nguồn nhân lực có tri thức và biết tiếng Anh trong quá trình hoàn thiện ngành dịch vụ công nghệ thông tin và ngành công nghiệp gia công hàng đầu thế giới của mình.

9. Italy: 2.100 tỷ USD

Italy là nền kinh tế lớn thứ 9 trên thế giới và là quốc gia nổi tiếng với các lĩnh vực sản xuất đa dạng, cơ sở hạ tầng phát triển và GDP bình quân đầu người rất cao.


8. Nga: 2.200 tỷ USD

Kể từ sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Nga đã có những bước chuyển mình lớn trên phương diện kinh tế, dần hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu.

Cuộc cải tổ kinh tế vào những năm 1990 đã dẫn đến việc tư hữu hóa hầu hết các lĩnh vực sản xuất, ngoại trừ các lĩnh vực liên quan đến quốc phòng và năng lượng. Nga đã trở thành quốc gia đi đầu trong lĩnh vực sản xuất dầu mỏ, và cũng là nước sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới nhờ có trữ lượng khí đốt số 1 thế giới. Quốc gia này còn nổi tiếng với ngành công nghiệp thép và máy móc.

7. Anh: 2.400 tỷ USD

Nền kinh tế lớn thứ bảy trong năm 2013 là Anh – trung tâm quyền lực chính trị và tài chính hàng đầu ở châu Âu. Đây là một trong những nền kinh tế lớn nhất trong châu lục chỉ sau Đức và Pháp.

Vương quốc Anh đã được biết đến với lĩnh vực sản xuất thế mạnh như nông nghiệp (các sản phẩm hàng đầu như cá, thịt gia cầm, cừu và gia súc), điện tử và viễn thông, kim loại, chế biến và các hàng tiêu dùng khác.Bên cạnh đó, London được mệnh danh là trung tâm tài chính lớn nhất, cùng với New York.

Giống như nhiều quốc gia khác trong danh sách này, Vương quốc Anh là một thành viên của OECD, G7, G8, và một số tổ chức trong phạm vi khu vực và toàn cầu khác.

6. Brazil: 2.500 tỷ USD

Được mệnh danh là người khổng lồ về kinh tế ở Nam Mỹ, nền kinh tế Brazil đã trở nên khởi sắc bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm những lĩnh vực sản xuất phát triển như chế biến, khai thác mỏ, dịch vụ và nông nghiệp.

Là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ La-tinh và lớn thứ hai ở tây bán cầu, Brazil đang ngày càng khẳng định chỗ đứng của mình trên trường quốc tế. Quốc gia này cũng đồng thời là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người hàng năm đạt 5%.

5. Pháp: 2.700 tỷ USD

Là một trong những đối thủ kinh tế nặng ký ở châu Âu, Pháp là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu lục chỉ sau Đức và là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới theo đánh giá năm 2013. Quốc gia này từ lâu đã được vinh danh là sở hữu nền kinh tế quốc dân phát triển và giàu có số một thế giới.

Pháp có hơn 30 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới trong danh sách Fortune Global và là địa điểm đóng trụ sở chính của rất nhiều trong số đó.

Một số thương hiệu nổi tiếng thế giới thuộc sở hữu của các công ty Pháp như bảo hiểm AXA, mỹ phẩm L’Oreal, dược phẩm Sanofi Aventis, xa xỉ phẩm LVMH, xi măng Lafarge, …

4. Đức: 3.600 tỷ USD

Nổi tiếng là nền kinh tế lớn nhất châu Âu, Đức xếp thứ tư trong bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới năm nay. Đây là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và luôn giữ vai trò nòng cốt trong quá trình toàn cầu hóa nền kể từ sự ra đời của ngành công nghiệp tư bản.

Nền kinh tế Đức vô cùng mạnh trong lĩnh vực chế biến, động cơ xe, thiết bị điện, dược phẩm, hóa chất, các sản phẩm máy tính, vận tải, nông nghiệp, khí gas và các sản phẩm điện tử.

3. Nhật Bản: 5.100 tỷ USD

Kể từ thất bại trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản đã có bước nhảy vọt tuyệt vời để trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những lĩnh vực sản xuất mang lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản là ô tô, xe gắn máy, sản phẩm công nghệ cao, chất bán dẫn, các sản phẩm thép và sắt, đóng tàu, dệt may, thực phẩm chế biến, robot và hóa chất.

Mặc dù khá khiêm tốn so với các quốc gia khác nhưng ngành nông nghiệp Nhật Bản lại nằm trong số những nền sản xuất nông nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận nhất thế giới.Nhật Bản hiện là thành viên của G8 và một số nhóm quốc gia giàu có khác trên thế giới.

2. Trung Quốc: 9.000 tỷ USD

Chỉ trong vòng 30 năm, Trung Quốc đã chuyển mình từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thành một mô hình kiểu mẫu của nền kinh tế định hướng thị trường, và thậm chí đang dần trở thành “sân chơi” lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu. Hiện tại Trung Quốc là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế lớn nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng bình quân là 10% trong ba thập kỷ qua) và cũng là nước xuất khẩu ròng lớn nhất toàn cầu.

Trung Quốc dẫn đầu kinh tế thế giới về sản lượng công nghiệp, khai thác mỏ và các kim loại khác, sản phẩm tiêu dùng, thiết bị viễn thông, vệ tinh và ô tô. Đây cũng được coi là nhà sản xuất đi đầu về gạo, lúa mì, cá, ngô, cotton và lạc.Nước này cũng là nhà nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai trên thế giới.

Nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục trong tương lai thì theo dự đoán của một số chuyên gia, Trung Quốc có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2030, hoặc thậm chí 2020.

1. Mỹ: 16.200 tỷ USD

Mỹ liên tục được xếp hạng là nền kinh tế quốc dân lớn nhất thế giới trong suốt một thế kỷ qua. Đây là một trong số những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới với cơ sở hạ tầng vô cùng phát triển, năng suất cao và tài nguyên thiên nhiên dồi dào. 1/3 triệu phú và 40% tỷ phú trên thế giới có quốc tịch Mỹ.

Lĩnh vực sản xuất chính của Mỹ bao gồm dầu khí, điện tử, khai thác mỏ, thép, chế biến thực phẩm, hàng không vũ trụ và công nghệ thông tin. Mỹ được coi là nhà sản xuất dầu lửa lớn thứ ba thế giới và là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất. Mỹ cũng được mệnh danh là một trong những thị trường tài chính lớn và có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Hơn một nửa dự trữ ngoại tệ trên thế giới là USD, trái ngược với đồng euro. Ngoài ra, hơn 1/4 trong số 500 công ty lớn nhất thế giới đặt trụ sở tại nước này.

Năm 2012, GDP của Mỹ đạt 15,685 ngìn tỷ USD với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 2,2%.

Theo Therichest/Infonet

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x