Cơm mùa rẫy mới…..

08/04/13, 21:42 Không đặt tên

Cơm mùa rẫy mới….

                                

…..“Thời gian vẫn cứ trôi đi một cách nhẹ nhàng trong vô thức, âm thầm mang theo những hiện hữu có thật trong cuộc đời mỗi con người từ hiện tại vào quá khứ ”….

      Sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông, như bao đứa trẻ miền núi cùng trang lứa khác, tuổi thơ tôi củng chỉ là những mẫu chuyện được tích cóp từng ngày một, và cho đến bây giờ, nó đã trở thành một tấm bản đồ của cuộc đời, đậm những sắc màu của không gian và thời gian, nhưng có điều tấm bản đồ ấy vẫn chưa được hoàn thiện theo đúng nghĩa đen của nó, chắc chắn là như vậy!…. Và ở đó cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn với biết bao những cung bậc cảm xúc đầy mới lạ nhưng không kém phần thú vị, buộc con người ta phải hồi tưởng về quá khứ để vun đắp cho hiện tại và tương lai….

      Và tôi không là ngoại lệ………….

 Ngày ấy tôi lên 8….

         “Kbea, con đi đâu về đấy ???” – giọng mẹ tôi từ trong bếp vọng ra.

         “Dạ thưa….mẹ..ẹ..ẹ…con con! ”.

     Không dám nhìn mẹ, tôi liền trả lời một cách vội vàng, rồi chạy thật nhanh tới bờ hồ gần đó để rửa chân tay lấm lem bùn đất vì tội dầm mưa nghịch bùn, rồi biết thể nào mẹ củng sẽ đánh đòn.Trái ngược với những suy nghĩ khá quen thuộc của mình, không giống như những lần trước, lần này mẹ lại không hề đánh tôi dù chỉ một roi..

         “ Mau vào thay đồ kẻo bị cảm lạnh, rồi đi theo mẹ đào mì con à..!”.- mẹ từ tốn.

    Giọng mẹ trùng xuống từ lúc nào tôi không hay biết, ngay lập tức tôi củng chẳng để ý làm gì nữa, đơn giản là vì tôi thấy vui khi không bị mẹ đánh, nhưng lại nhăn nhó mặt mũi vì mẹ “bắt” đi đào mì (củ sắn) về cho lợn, chẳng bao giờ mẹ màng tới, bởi lần nào đi theo mẹ tôi vẫn tỏ vẻ bực bội khó chịu như thế, chỉ muốn ở nhà đi bắt con Cúc Cu (chim Cu đất) với mấy đứa bạn thân, nghĩ là vậy nhưng không khi nào tôi dám cãi lời mẹ…            

      Rồi tôi bước đi sau mẹ một cách chậm chạp, cái bóng nhỏ nhắn của mẹ với đôi vai đã trĩu xuống, tấm lưng đã còng đi như in hằn rõ nét hơn xuống mặt đường nhỏ  hẹp dẫn lối vào nương. Và ngoài kia, tự lúc nào những cơn mưa đầu mùa dường như củng đã tạnh, thôi không trút nước nữa nơi mãnh đất khô cằn; mang tới không khí trong lành của tiết trời tháng ba đầy ắp hương vị, màu sắc và âm thanh, báo hiệu một mùa rẫy mới trên khắp buôn làng, mà ngay cả một đứa con nít trong bản  như tôi củng có thể cảm nhận được hết những âm vị đó, và với tôi nó là âm hưởng của đại ngàn đã khắc sâu vào lòng người từ thuở còn bé cho đến tận bây giờ…

Dù chịu nắng cực giỏi, nhưng:

         “Nắng quá mẹ ơi….con chịu hết nỗi rồi…”.

     Mặc dù tôi và mẹ mới đi được một đoạn đường ngắn. Tôi vừa dứt, mẹ liền quay lại sửa chiếc mũ được làm từ lá của cây Chà Là cho tôi,. Nhìn lên đôi mắt thâm quầng của mẹ, tôi biết là mẹ cũng đang rất mệt, rồi mẹ lại địu chiếc gùi trên lưng  đi tiếp mà không nói một câu…

     Gần một giờ đồng hồ đi bộ từ nhà tới nương, phải leo những con dốc, vượt những con suối nhỏ, đó là một chặng đường dài đối với một đứa trẻ con. Cái nắng oi bức của buổi xế trưa như càng làm tôi nản chí và trở nên lười biếng, nhưng chẳng biết tự khi nào tôi đã bỏ quên tất cả mọi thứ, trong đó có sự bực bội hết sức ngây ngô ban đầu dành cho mẹ, sự khó chịu vô cớ dành cho sự xuất hiện của ông mặt trời sau cơn mưa để nhường chỗ cho sự tinh nghịch vô tư đến dể hiểu của một thằng nhóc lên 8…Tôi bẻ một cành cộng sản, mà những đứa trẻ như tôi vẫn hay gọi là cây mồ hôi, làm kiếm hóa thân thành chàng trai Đam San, nhân vật trong  Sử Thi Đam San mà hàng ngày bố tôi vẫn kể cho nghe, rồi đuổi theo Mtao Mxây là những con chuồn chuồn, bướm hay bất kể những thứ gì mà tôi gặp trên đường đi, lập tức ra những đòn tuyệt chiêu, đánh thật mạnh và đầy quyết liệt, vừa đánh tôi vừa không quên đưa tay lau nước mũi cứ sụt xịt chảy xuống, nhiều lúc không kịp trở tay tôi liền hít một hơi thật mạnh để chúng không chạm được đến nơi miệng, thật phiền phức vì đã làm cản trở tới cuộc chiến của tôi, cứ thế tôi vừa đi vừa đánh, đôi lúc bị mẹ bỏ lại đằng sau mà chẳng hề hay biết….. Một, hai, ba, bốn… tổng cộng là bốn chứ không phải ba con, lúc đó tôi vui lắm vì đã hạ gục được ba chú chuồn chuồn cùng một cô bướm,… nhưng rồi chẳng biết tại sao bất chợt trong tiềm thức, tôi lại thấy tội chúng vô cùng …..

       Với tôi từng ấy thời gian tuy dài nhưng lại trôi qua một cách nhanh chống, cuộc vui kết thúc cũng là lúc tôi và mẹ đến rẫy, lấy niếc (loại nhỏ hơn nhiều so với cuốc bình thường ) mẹ đào thật nhanh, lôi lên mặt đất những củ mì thật to. Từ lúc nào không biết, cái áo cũ bị sờn vai có vài chỗ rách mà mẹ đang mặc bổng trở nên ướt đẫm vì mồ hôi, như thấu được nỗi vất vả, tôi liền phụ mẹ xếp từng củ một vào chiếc gùi và như mọi lần mẹ sẽ cõng chúng trên lưng, còn tôi thì được giao nhiệm vụ mang hai củ, cầm trên tay rồi khi mỏi tôi lại đưa chúng lên vai và cứ thế ra về với hi vọng những chú lợn ở nhà sẽ lớn thật nhanh để mẹ  khỏi bận tâm…

…………Và rồi vô tình tôi nhìn thấy những chú Ong đang cần mẫn lấy mật trên bông Cúc Qùy rực vàng nỡ rộ hai bên đường mà lòng thấy thương mẹ nhiều, cười thầm vì nghĩ trong đầu: “có lẽ mình đã lớn hơn rồi”.. Và đó cũng là lần đầu tiên tôi thực sự biết nghĩ cho mẹ……

                                                  -……….-

          Mặt trời như đang dần khuất sau những ngọn núi, bóng chiều như đang trải dài tít tắp tận chân mây, chắc có lẽ lúc này ba cũng sắp về, chị tôi nhanh chống xuống khe suối tìm hái rau Dớn ( loại rau có hình dáng gần giống cây dương xỉ ) để chuẩn bị cho bữa cơm chiều, còn mẹ và tôi thì vẫn loay hoay với đống mì dành cho lợn. Nhưng lần này mẹ gọt vỏ một cách tỉ mỉ hơn, rửa sạch và thái từng miếng thật nhỏ bỏ vào Nia (hình dạng gần giống cái Thúng, nhưng đáy không sâu) chứ không chặt bừa như những lần trước nữa, thấy thế tôi liền:

         “ Cho lợn ăn sao làm kĩ thế mẹ?.”

       Không trả lời, mắt mẹ buồn, chỉ nhìn tôi rồi liền bưng cả Nia mì vừa làm xong vào nhà, phần nhiều mẹ đem phơi trên gác bếp, phần còn lại mẹ để trong xoong chắc là luộc, thấy vậy tôi cũng không gặng hỏi nữa mà ngay lập tức tranh thủ chạy sang nhà thằng Piêu xem nó bắt được bao nhiêu con Cúc Cu, nhưng nó cũng chẳng bắt được con nào vì cả buổi hôm nay nó phải trông em.  Vì mãi mê chơi, chị tôi phải sang tận nhà nó để gọi tôi về ăn cơm, ngồi vào bàn ăn, trong lúc chị bới cơm, nhìn xuống tôi thấy thức ăn hôm nay hơi lạ, món rau Dớn mà cả nhà vẫn hay ăn thường được mẹ nấu với cá con mà ba quăng chài dưới suối Pôkô, thế mà hôm nay nó lại không có cá…

         “Hôm nay ba không quăng được con cá nào ạ.?.” – tôi hỏi ba

Ba chưa kịp trả lời, mẹ liền quát lớn:

          “ Mày có ăn nhanh không thì bảo???.”

         Sợ mẹ mắng, tôi cầm thật mau chén cơm mà chị vừa bới cùng đôi đũa lên rồi cắm cúi ăn, tôi nhận ra chén cơm hôm nay củng thật là đặc biệt, nó không chỉ có cơm mà còn có cả mì, “chưa bao giờ tôi ăn như thế này, nếu có thì chỉ ăn mì luộc chứ sao lại trộn cả cơm như vậy.!” tôi nghĩ trong đầu. Nó thật khó ăn, vừa ăn tôi vừa lựa ra những hạt cơm ít ỏi có trong chén rồi gạt những miếng mì sang một bên để đấy cho đến khi ăn xong chén cơm; liếc nhìn cái Nia mẹ đang phơi trên gác bếp tôi biết chắc chắn chúng dành để nấu cho những lần sau; bữa ăn đã xong nhưng bát của tôi vẫn còn xót lại mấy miếng mì mà nãy giờ mình không hề đụng tới. Dọn bàn cùng chị, tôi thấy mẹ khóc. Phụ chị bưng chén bát ra ngoài, tôi hỏi nhỏ:

          Tại sao mẹ lại khóc hả chị..?” – tôi hỏi chị một cách ngây thơ.

         “ Thế tại sao mày lại không chịu ăn hết chén cơm đi..” – chị gặng hỏi.

         “Em không thích…!” – tôi đáp.

   Nói xong tôi liền bị cốc một cốc vào đầu: “ mày có biết là gạo nhà mình đã gần hết rồi hay không???”.

         Một đứa trẻ lên 8 như tôi suốt ngày lon ton,chạy nhảy thì làm gì biết cái khổ của ba, mẹ!…Chị khóc,tôi củng khóc, chẳng biết lúc nào nước mắt tôi như xuôi theo dòng nước mắt của chị để hiểu thêm nỗi khổ mà ba mẹ phải gắn ….. Không nói không rằng, tôi chạy thật nhanh vào bếp lấy đôi đũa mới, rồi cầm chén cơm còn xót lại mấy miếng mì mà chị chưa kịp rửa ngồi ăn một cách ngấu nghiến. Lần đầu tiên tôi khóc không phải vì bị mẹ đánh, mà khóc vì thương mẹ; lần đầu tiên tôi biết nói lời xin lỗi mẹ một cách chân thành mà không còn cảm thấy trẻ con, tôi ôm mẹ thật chặt:

         “ Con xin lỗi mẹ vì đã làm mẹ buồn”……

 

….Đó là một nhánh rẽ phải đáng nhớ trong tấm bản đồ của quá khứ, hiện tại và tương lai tôi….

[Nguồn: Hậu Lão Gia]

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

Ad will display in 09 seconds

Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

Ad will display in 09 seconds

Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

    Trong dòng đời trôi chảy kẻ đến người đi đều có nguyên do

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

    Khi đức Phật hạ thế, làm cách nào để nhận ra Ngài?

  • Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

    Khoa học đã tìm ra bằng chứng tồn tại của Đấng Sáng thế

  • Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

    Bức thư của Diêm Vương gửi 2 người đàn ông có gì?

  • Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

    Mạng 5G: Mối hiểm họa cho con người!

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

    Quả báo diệt Phật bi thảm trong lịch sử Trung Hoa

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

x