11 năm cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ: Căn nguyên và những hệ lụy

11/09/12, 13:53 Tin Tổng Hợp

11 năm cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ: Căn nguyên và những hệ lụy

 Tòa tháp đôi thương mại, biểu tượng của nước Mỹ, là mục tiêu chính trong vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 cách đây đúng 11 năm.

Sự kiện 11/9/2011 đột ngột xảy ra đã khởi động “thời kỳ chống khủng bố” chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ.

Mặc dù “chống khủng bố” không phải là việc làm duy nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ hơn 10 năm qua, nhưng những thách thức hoàn toàn mới mà cuộc chiến này mang tới cho an ninh quốc gia Hoa Kỳ đã làm thay đổi sâu sắc cục diện an ninh ở “xứ sở cờ hoa” và khắc sâu dấu ấn chống khủng bố trong các mối quan tâm an ninh của Mỹ.

“Chống khủng bố” vì vậy đã trở thành ưu tiên chiến lược có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Mỹ trong hơn một thập kỷ qua

Những thay đổi tất yếu

Trong cuộc chiến ấy, chủ nghĩa khủng bố và những việc liên quan tới nó như phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đã lần đầu tiên được nâng lên thành mối đe dọa hàng đầu của Mỹ.

Nó cũng đã làm thay đổi chiến lược an ninh của Mỹ, làm cho chiến lược “đánh đòn phủ đầu” với đặc trưng là học thuyết đơn phương, lấy thực lực quân sự làm hậu thuẫn, đã chính thức trở thành cốt lõi trong chiến lược lớn quốc gia.

Cơ cấu chính phủ Mỹ cũng được thay đổi với việc lập ra các cơ cấu mới, nhân sự mới như Bộ An ninh Nội địa, Bộ chỉ huy miền Bắc, Giám đốc tình báo quốc gia. Nước Mỹ đã trải qua một thời kỳ điều chỉnh cơ cấu chính phủ với quy mô lớn nhất kể từ nửa thế kỷ qua.

Không chỉ thế, cuộc chiến chống khủng bố còn làm thay đổi tâm lý xã hội và môi trường chính trị của người Mỹ. Chủ nghĩa lạc quan, lòng tự tin, tâm lý bao dung từng tạo thành cốt lõi của “tinh thần Mỹ” đều đang suy giảm để nhường chỗ cho cảm giác ưu lo, suy yếu và không an toàn bất giác lại nổi lên.

Nhưng quan trọng nhất, cuộc chiến đó đã làm thay đổi một cách căn bản mối quan hệ giữa Mỹ với thế giới Hồi giáo. Việc cựu Tổng thống Mỹ George Bush “vạch ranh giới bạn-thù” trong cuộc chiến chống khủng bố và theo đuổi học thuyết “phân rõ trắng đen”, ép các nước khác tuân theo ý muốn chủ quan của Mỹ đã làm cho tâm lý chống Mỹ trong thế giới Hồi giáo ngày càng dâng cao. Với hai lần bị tổn thất nặng nề trong cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001 và cơn sóng thần tài chính 15/9/2008, tuy Mỹ vẫn là “siêu cường số một”, nhưng dù có thừa nhận hay không, sự sụt giảm tương đối trong địa vị sức mạnh của Mỹ là một trong những thay đổi lớn nhất của chính trị quốc tế hơn 10 năm qua.

Biến họa thành phúc

Tuy sự kiện 11/9 là bi kịch lớn của nước Mỹ, đồng thời cũng làm tiêu hao quá nhiều sức mạnh quốc gia của Mỹ, nhưng với năng lực của siêu cường luôn biết cách “biến nguy cơ thành cơ hội”, nước Mỹ cũng đã vì họa mà được phúc, thu được khoản lợi chiến lược không nhỏ.

Thông qua hai cuộc chiến tranh tại Afghanistan và Iraq, Mỹ không những đã thể hiện được sức mạnh quân sự, kiểm nghiệm được các loại vũ khí mới, rèn luyện được đội ngũ chiến đấu, mà còn thọc sâu mang tính lịch sử vào Trung Á, tiến vào Trung Đông một cách toàn diện khiến khả năng kiểm soát địa lý toàn cầu của Mỹ được nâng lên mạnh mẽ.

Thông qua lãnh đạo “liên minh chống khủng bố quốc tế”, sức mạnh mềm và sức mạnh cứng của Mỹ cùng lúc được tăng cường trong một thời gian khá dài. Ngoài ra, Mỹ cũng nhân cơ hội này đẩy mạnh được kế hoạch “cải cách quốc phòng” do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld chủ đạo, làm cho sức mạnh quân sự của siêu cường càng bền vững; đồng thời khởi động tiến trình “chuyển đổi mô hình ngoại giao” do cựu Ngoại trưởng Condoleezza Rice vạch ra, từng bước đặt nền móng để Mỹ tiếp tục “lãnh đạo thế giới”.

Nhưng phúc, họa khôn lường

Tuy nhiên, khi nhìn lại toàn bộ chặng đường “chống khủng bố” của Mỹ hơn 10 năm qua, từ khi cựu Tổng thống Bush đưa ra thuyết “trục ma quỷ” trong Thông điệp liên bang năm 2002, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bị chệch hướng. Với việc liệt Iraq, Iran và Triều Tiên vào “trục ma quỷ” này, nước Mỹ đã vô hình chung biến cuộc chiến chống khủng bố thành cuộc chiến “tìm kiếm bá quyền”. Cuộc chiến đó được Mỹ thể hiện trên 3 khía cạnh.

Thứ nhất, kết hợp giữa “chống khủng bố” với “chống những ai không theo mình”. Sự kết hợp này đã dẫn tới việc hình thành một chuỗi tấn công nhằm vào “các phần tử khủng bố, chủ nghĩa khủng bố, các nước bênh vực chủ nghĩa khủng bố, các nước phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, trục ma quỷ và tiền đồn chuyên chế”.

Kết quả kết quả càng chống thì khủng bố càng tăng, chủ nghĩa khủng bố càng tăng cường liên kết để hình thành mạng lưới, làm cho các cuộc tấn công khủng bố xảy ra khắp toàn cầu.

Không những vậy, việc Mỹ dựa vào chống khủng bố tìm kiếm địa vị bá quyền còn kích động hai nước Iran và Triều Tiên phải tính tới việc phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ. Từ đó, tạo thành xu thế vũ khí hóa hạt nhân và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt ở cấp độ toàn cầu rất khó có thể ngăn chặn.

Thứ hai, kết hợp giữa “chống khủng bố” với “địa chiến lược”. Tương tự như vậy, cách kết hợp này cũng gây ra những hậu quả tiêu cực. Kết quả của cuộc chiến ở Afghanistan là Mỹ tiến vào đóng quân ở Trung Á, từ đó tiến thẳng vào khu vực trung tâm của lục địa Á-Âu để tạo ra cái gọi là tuyến đường năng lượng ổn định. Với cuộc chiến ở Iraq, Mỹ không chỉ “dừng chân bám rễ” ở Trung Đông mà còn chuẩn bị cho một “Kế hoạch Đại Trung Đông” lớn hơn với việc lấy Baghdad làm trung tâm, lấy Israel làm chỗ dựa. Nhưng xem ra, cả hai cuộc chiến này đang từng bước “vắt kiệt sức lực của chú Sam” khi mỗi năm, người dân Mỹ đang phải còng lưng gánh khoản chi phí chiến tranh lên tới hàng nghìn tỷ USD.

Thứ ba, kết hợp giữa “chống khủng bố” với “xung đột văn minh”. Washington từng nhiều lần tuyên bố Mỹ không có ý đồ gây “xung đột văn minh” với thế giới Hồi giáo, nhưng khi nước Mỹ quyết định nâng cuộc chiến chống khủng bố lên tầm cao mới thì người ta khó có thể vạch ra ranh giới rõ ràng giữa chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và Hồi giáo chung chung, cũng như giữa cái gọi là “chiến tranh ý thức hệ kiểu mới” với “xung đột giữa các nền văn minh”.

Xét trên cả ba mô hình kết hợp trên, thì sự biến dạng của cuộc chiến “chống khủng bố” đối với thế giới không phải là tin vui, đối với Mỹ cũng chỉ là “được một, mất mười”. Vì rằng;

Những thắng lợi ít ỏi mà Mỹ đạt được trên thực tế chỉ là thắng lợi của số ít nhóm lợi ích đại diện cho chủ nghĩa bảo thủ mới, cho các tập đoàn năng lượng, công nghiệp, quốc phòng truyền thống và gây ra sự “phân cực” về chính trị và xã hội.

Sức mạnh cứng của Mỹ tuy được thể hiện phần nào, nhưng cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Trong khi sức mạnh mềm thì bị tổn hại toàn diện. Hình tượng quốc tế, độ tin cậy của “dân chủ tự do kiểu Mỹ”, khả năng lãnh đạo các liên minh của Mỹ đều bị tổn hại ở những mức độ khác nhau. Và hậu quả là, việc Mỹ thông qua cái gọi là “quyền lực văn hóa”, “quyền lực mềm” để tiếp tục duy trì địa vị “siêu cường số một ” không còn nhiều tác dụng.

Cuối cùng, sự khởi động mau lẹ của cuộc chiến Iraq đã mang lại gánh nặng chồng chất cho nền kinh tế Mỹ, khiến tình hình Trung Đông trở nên khó lường và gây ra sự mất cân bằng lớn đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ mà cho đến nay vẫn chưa giải quyết được.

Việt Giang (dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x