Bài toán 6 nghìn tỷ đôla của Triều Tiên

10/09/12, 11:51 Chuyện lạ
Máy kéo được trưng bày trong một hội chợ quốc tế ở thành phố Rason, Triều Tiên vào ngày 20/8. Ảnh: AP.

Đất hiếm có thể thay đổi vận mệnh của Triều Tiên. Nhưng nếu Bình Nhưỡng không đổi mới, họ sẽ phải xác định xem liệu họ có thể dùng loại khoáng sản này như một đòn bẩy để tạo ra các biến chuyển trong quan hệ chính trị, hoặc sẽ phải tiếp tục bán loại khoáng sản có giá trị nhất của họ với giá rẻ. Đó là nhận xét của nhà báo Scott Thomas Bruce trong một bài báo trên tạp chí The Diplomat.

Nếu Triều Tiên sẵn sàng tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, nguồn cung đất hiếm cũng như nguồn khoáng sản dồi dào của nước này có thể tạo nên sự thay đổi to lớn. Leonid Petrov, tác giả của một bài báo trên tạp chí Asia Times, từng nhận định rằng , đất hiếm đặc biệt hấp dẫn đối với Đài Loan, Nhật Bản và có thể giúp làm dịu những vấn đề chính trị vốn gây bế tắc trong việc phát triển quan hệ ngoại giao giữa chính phủ các bên. Thậm chí nếu khai thác tốt, Triều Tiên sẽ trở thành nơi thu hút đầu tư từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước khác. Tuy nhiên, để viễn cảnh này diễn ra, giá trị của nguồn tài nguyên, bao gồm cả chi phí khai thác quặng khoáng sản từ Triều Tiên, phải lớn hơn rủi ro mà các nhà đầu tư sẽ đối mặt khi kinh doanh tại đất nước này.

Người ta sử dụng đất hiếm để chế tạo nhiều loại sản phẩm từ Ipod đến tên lửa dẫn đường. Hiện Trung Quốc đang nắm giữ 95% nguồn cung đất hiếm của cả thế giới. Sự kiểm soát đất hiếm của Trung Quốc gây nên ảnh hưởng lớn đối với vùng Đông Bắc Á. Chẳng hạn, trong năm 2010, Nhật Bản cáo buộc Trung Quốc ngừng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản do một tranh chấp đảo giữa hai nước. Châu Âu, Mỹ và Nhật gần đây cũng “tố” lên Tổ chức Thương mại Thế giới rằng Trung Quốc tăng giá bán đất hiếm vô lý.

Trong khi tranh luận vẫn diễn ra, chính phủ Hàn Quốc cho rằng nguồn đất hiếm của Triều Tiên có giá trị lên đến 6 nghìn tỷ USD. Ngoài đất hiếm, trữ lượng các loại khoáng sản khác như vàng, kẽm, magie carbonate tại Triều Tiên cũng khá lớn. Nền kinh tế của Bắc Triều Tiên phụ thuộc chặt chẽ vào khoáng sản. Những năm qua, khoáng sản chiếm 58% kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Triều Tiên muốn bán khoáng sản vì chúng không được sử dụng nhiều ở trong nước. Bắc Triều Tiên cần cân bằng lượng than anthracite mà họ xuất khẩu nhằm thu ngoại tệ với lượng than mà họ cần để duy trì hoạt động của nhiều nhà máy trong trong nước, nhưng Bình Nhưỡng lại không dựa vào vàng để thực hiện bất kỳ mục tiêu phát triển nào.

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu của đất hiếm rất lớn, ngành khai thác khoáng sản Triều Tiên hiện vẫn kém phát triển và các sản phẩm khai thác được bán với giá thấp. Theo ước tính, trung bình, các ngành khai thác mỏ ở Bắc Triều mới chỉ hoạt động ở mức dưới 30% công suất. Nhiều mỏ khai thác cần được phục hồi hoặc không có nguồn cung cấp điện ổn định. Nhiều thiết bị khai thác ra đời từ thời chiến tranh lạnh và đến nay người ta không còn sản xuất chúng nữa, chứ chưa nói gì đến việc chúng được sử dụng ở các nơi khác trên thế giới. Nhiều mỏ bị thiệt hại nặng nề trong thảm họa môi trường từ năm 1990 song đến nay vẫn chưa được sửa chữa. Triều Tiên thiếu nguồn lực trong nước để tái phát triển những mỏ này, bởi thế Bình Nhưỡng phải dựa vào đầu tư nước ngoài nhằm tăng sản lượng khai thác khoáng sản.

Một mỏ khoáng sản của Triều Tiên. Ảnh: exploration-consultant.com.
Một mỏ khoáng sản của Triều Tiên. Ảnh: exploration-consultant.com.

Hiện nay Trung Quốc là đối tác lớn nhất trên thị trường khoáng sản Triều Tiên, và mức giá mà Trung Quốc trả cho khoáng sản của Triều Tiên phản ánh sự thiếu cạnh tranh. Phần lớn nhà đầu tư là những doanh nghiệp nhỏ và vừa ở vùng đông bắc Trung Quốc. Họ đang cố gắng nâng cao vị thế trên thị trường bằng cách đầu tư vào Triều Tiên. Nếu không dựa vào quan hệ đặc biệt giữa Trung Quốc và Triều Tiên cũng như vai trò của những tay môi giới người Hàn biết tiếng Trung có quan hệ với cả hai bên bờ sông Áp Lục thì các dự án đầu tư khó có thể thực hiện được.

Các doanh nhân Trung Quốc trả mức giá cho khoáng sản nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên thấp hơn nhiều so với giá mà họ trả cho các nước khác. Ngược lại các sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Triều Tiên được đẩy giá lên cao hơn rất nhiều so với xuất sang các nước khác. Những khoản chênh lệch này phản ánh chi phí thật trong kinh doanh tại Bắc Triều Tiên, bởi trước khi lấy được khoáng sản lên người ta phải chi tiền để khôi phục mỏ hay cơ sở hạ tầng giao thông. Ngoài ra, doanh nhân nước ngoài cũng phải đối mặt với các rủi ro khi làm ăn ở Triều Tiên.

Tuy nhiên, theo quan điểm của Hàn Quốc, người Trung Quốc đang mua hết một nguồn tài nguyên thuộc về người trên bán đảo Triều Tiên với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Các mỏ khoáng sản của Hàn Quốc gần như bị khai thác hết và Hàn Quốc có thể hưởng lợi từ việc tiếp cận lĩnh vực khai khoáng của Triều Tiên, đặc biệt là những kim loại đất hiếm.

Như một bài xã luận trên tờ Korea Times từng nhận xét, sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc chỉ mang đến tình trạng bất lợi về kinh tế cho Triều Tiên. Nhiều báo cho hay, Trung Quốc đã mua gần hết một nửa trong số những nguồn khoáng sản trị giá 6 nghìn tỷ USD của Bình Nhưỡng. Nhiều dự án khai khoáng liên Triều từng được thực hiện dưới thời của tổng thống Kim Dae-Jung và roh Moo-hyun, song chúng ‘chết” cùng với sự sụp đổ của chính sách Ánh Dương và sự căng thẳng trong mối quan hệ liên Triều.

Ông Kim Shin-jong, Chủ tịch tập đoàn Tài nguyên Hàn Quốc nhận xét: “Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều tiền vào các dự án khai khoáng của Triều Tiên song đến nay chúng tôi không biết được tình trạng hiện tại của các dự án đó”.

Trước những dấu hiệu mới mẻ ở Triều Tiên kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền, giới quan sát đang hồi hộp chờ xem nhà lãnh đạo trẻ này có trở thành một nhà cải cách, mở cửa nền kinh tế Triều Tiên để nó cất cánh, hay vẫn đóng cửa một cách bí ẩn trước thế giới.

Cao Thu

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x