Vô địch Tennis có thể mang lại cải cách

12/06/11, 20:09 Không đặt tên

Vận động viên Trung Quốc quay lưng với hệ thống đào tạo nhà nước, xuất sắc trên con đường của riêng mình.

image
Li Na giữ chiếc cúp vô địch sau khi giành chức vô địch quần vợt Pháp mở rộng ở Paris, ngày 4 tháng 6, 2011./AFP
 

Thắng lợi của ngôi sao quần vợt Trung Quốc nổi loạn, Li Na, trong giải Pháp mở rộng đã đặt ra nhiều cho câu hỏi đối với hệ thống đào tạo các vận động viên hàng đầu quốc gia do Đảng Cộng sản kiểm soát.

Quan chức đứng đầu bộ môn quần vợt của Trung Quốc Sun Jinfang nói trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông chính thống rằng, chiến thắng của Ly đến sau khi cô từ bỏ cả hệ thống đào tạo quản lý của nhà nước và người chồng đồng thời là huấn luyện viên riêng của cô. Việc này có thể nhắc nhở các vận động viên trẻ khác nên xem xét việc  tự đi trên con đường riêng của mình.

“Li Na sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai quần vợt tương lai củaTrung Quốc, và sẽ thu hút thêm nhiều bạn trẻ đến với thể thao”, Sun nói, “Những cải cách trong hệ thống tuyển chọn và đào tạo vận động viên hiện nay từ lúc nhỏ tuổi cho tới về hưu có khả năng là sẽ xảy ra theo đó”.

Cô nói: “Kinh nghiệm thành công của Li có thể khuyến khích nhiều người chơi quần vợt hơn nữa đi theo con đường này”.

Tự đào tạo

Năm 2008, Li đã thách thức cả bộ máy đào tạo vận động viên Trung Quốc do Đảng chống lưng để trở thành vận động viên hàng đầu.

28 tuổi, có hình xăm hoa hồng thu hút nhiều ý kiến ​​từ Internet Trung Quốc, cô đã rời bỏ hệ thống thể thao quốc gia khi cô đã bị từ chối cho phép kết hôn với huấn luyện viên của cô, Jiang Shan.

Cùng với các ngôi sao đồng nghiệp quần vợt Peng Shuai, Zheng Jie và Yan Zi, cô đã thỏa thuận để giành được quyền nhiều hơn đối với những chiến thắng của riêng mình, và tự do lựa chọn huấn luyện viên và các trận đấu cho mình.

Li hiện đang xếp hạng thứ bảy trong bảng xếp hạng quần vợt thế giới sau khi cô đánh bại đương kim vô địch Francesca Chiavone trong trận đấu loại trực tiếp vào thứ bảy, trở thành đấu thủ quần vợt châu Á đầu tiên đoạt giải Grand Slam cho nội dung đơn nữ.

Sun nói với hãng tin chính thức của Trung Quốc-Tân Hoa Xã rằng cần phải có sự đổi mới trong hệ thống đào tạo tập trung.

“Các nhà hoạt định chính sách trong quản lý thể thao của nhà nước đã không chủ động trong việc ngăn ngừa Li Na và các vận động viên khác từ bỏ hệ thống cũ”, nhà báo thể thao Wang Dazhao viết trên tờ Nhân dân nhật báo của Đảng Cộng sản, “Họ không bao giờ nghĩ rằng hệ thống đó sẽ đặt một dấu chấm hết không bao giờ quay trở lại.”

Phớt lờ quần chúng

Wang cho biết Bắc Kinh đoạt 51 huy chương vàng tại Olympic Bắc Kinh 2008, nhưng không nên xem như là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã trở thành một quốc gia mạnh về thể thao.

Ông viết: “Hiện vẫn còn nhiều hạn chế về thể chất và việc tham gia các môn thể thao của thường dân.”

Một thành viên của một hiệp hội thể thao Hà Bắc tên là Fan đã đồng ý. “Nếu bạn muốn cả hệ thống các môn thể thao thu được danh hiệu quốc gia thể thao vĩ đại, thì vấn đề vẫn còn là điều giả dối với quần thể rộng rãi của người dân bình thường,” ông nói.

Trung Quốc báo cáo chi hàng tỷ đô la hàng năm vào ngân sách nhà nước để phát triển thể thao, nhưng chương trình do Liên Xô khởi xướng đã bị chỉ trích vì bỏ qua nền thể thao quần chúng.

Một cuộc khảo sát gần đây đã chỉ ra, trong khi dân số 1,3 tỷ người, chỉ khoảng 12 triệu người Trung Quốc hiện đang chơi quần vợt thường xuyên.

Hệ thống nhà nước bị chỉ trích

Các chương trình phát triển thể thao của Trung Quốc đã bị chỉ trích mạnh mẽ từ một cựu quan chức hàng đầu trong thời gian Olympic 2008 tại Bắc Kinh.

Chính phủ tuyển chọn các tài năng trẻ đầy hứa hẹn từ lúc chúng rất nhỏ, mang chúng đi khỏi gia đình của họ để tới một cuộc đời đào tạo chuyên sâu và kỷ luật, theo Bao Tong, cựu trợ lý bị ghét bỏ của Thủ Tướng Triệu Tử Dương.

“Những vận động viên Trung Quốc được chọn tuyển chọn là những trẻ nhỏ … được mang đi khỏi gia đình, trường học của họ, và hoàn toàn cắt đứt khỏi các hoạt động xã hội bình thường,”, Ông Bao đã đề cập trong một bài luận cay đắng của Đảng Cộng sản về phướng hướng phát triển cho thể thao.

Ông viết: “Cánh cửa đóng lại, và họ từ bỏ toàn bộ tuổi trẻ và một phần tuổi thơ của mình cho mục đích duy nhất là tham gia và chiến thắng các trận đấu, một mục tiêu mà họ hoàn toàn rập khuôn theo hệ thống”.

Ông Bảo nói rằng trong khi Trung Quốc có một nguồn cung cấp tài năng bất tận, hệ thống này đã rất ít khuyến khích người dân bình thường luyện tập để có cơ thể đẹp và khỏe mạnh.

Theo epochtimes

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

Ad will display in 09 seconds

Người Việt đang khao khát điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

    Nước mắt con người nhiều hơn 4 đại dương

  • Người Việt đang khao khát điều gì?

    Người Việt đang khao khát điều gì?

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

    Vì sao nói con người làm gì Thần đều biết, xem 3 chuyện này sẽ rõ!

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

    Quát mắng yêu quái nhưng vì sao Kỷ Hiểu Lam lại xấu hổ?

x