Câu chuyện có thật về luân hồi 5: Cao sơn lưu thủy

Một trong số những kiếp luân hồi của tôi rất lãng mạn và thi vị. Kiếp luân hồi này có liên quan đến hai đồng tu Pháp Luân Công, những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong sự tu luyện của tôi trong đời này. Qua việc chia sẻ một phần lịch sử [các kiếp sống] của tôi, tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ biết trân quý mối tiền duyên quý giá mà chúng ta đã có với những đồng tu bên cạnh chúng ta!

Kiếp luân hồi này xảy ra trong thời nhà Tấn (265-420 sau công nguyên) và thời Nam Bắc Triều (420 – 589 sau công nguyên). Vào thời điểm đó, những nhân vật anh hùng và lịch sử bi tráng của thời Tam Quốc trước đó đã bị lãng quên từ lâu và chỉ còn lại những ký ức mờ nhạt. “Trúc Lâm Thất Hiền” là ở trong thời kỳ lịch sử này. Họ đã có một tác động khá lớn đến nền văn minh của dân tộc Trung Hoa. Vì sự thay đổi đột ngột trong quyền lực chính trị, nhiều học giả uyên bác đã phải vào nơi thâm sơn cùng cốc để sống một cuộc đời ẩn dật.

Tôi là một trong những học giả đó. Lúc đó tôi ở vào khoàng 24 tuổi. Nhằm trốn tránh sự tranh giành quyền lực chính trị, tôi đã một mình đi chu du ở khắp vùng Tam Hiệp, với một cây sáo trúc trên tay. Tôi đã dành rất nhiều thời gian ở vùng Tam Hiệp này vì nơi đây quả thật hiểm trở, hùng vĩ và phong cảnh đầy cảm hứng. Một lần, khi tôi đi ngang qua thành Bạch Đế trên một chiếc thuyền, tôi đã nhìn ngắm dòng sông nước chảy và cảm thấy u sầu. Sau này trong đời Đường, Lý Bạch đã viết một bài thơ nổi tiếng “Tảo phát Bạch Đế thành” (Rời thành Bạch Đế vào buổi sớm) chính tại nơi đây:

 

Tảo phát Bạch Đế thành

 

“Triêu từ Bạch Đế thải vân gian,

Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn,

Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trụ,

Khinh chu dĩ quá vạn trọng sơn.”

 

Tạm diễn nghĩa:

 

“Rời thành Bạch Đế vào buổi [sáng] sớm dưới đám mây ngũ sắc,

Xuôi thuyền ngàn dặm tới Giang Lăng chỉ trong một ngày,

Ở hai bên bờ [sông] vượn kêu ríu rít không ngớt,

Thuyền nhẹ lướt qua ngàn vạn vách đá cheo leo.”

 

Cảm khái trước sự phù du của thời gian, tôi chợt liên tưởng tới câu chuyện “Bạch Đế thác cô” của Lưu Bị, một trong ba vị vua thời Tam Quốc (Tại thành Bạch Đế, Lưu Bị đã dặn dò vị quân sư Gia Cát Lượng của ông, một trong những nhân vật thông minh và tài năng nhất trong lịch sử Trung Quốc, về việc trông nom đứa con trai A Đẩu của ông). Trong trí óc tôi, lịch sử và thực tế như hòa quyện vào nhau, và làm tôi choáng ngợp. Dường như lúc đó tôi khó có thể chịu đựng được nỗi u sầu này. Thương cảm bản thân phải trốn tránh trước tình trạng thiên hạ loạn lạc, tôi không ngăn được những giọt nước mắt tuôn trào.

Rồi tôi leo lên một ngọn núi ở gần đó để ngao du và thưởng ngoạn phong cảnh thần kỳ tại nơi đây. Mỗi khi tôi không tìm thấy đường, tôi lại may mắn gặp được một lão nhân hay một tiểu hài tử chỉ đường giúp cho tôi. Khi tôi bị lạc đường trong đêm tối, tôi cảm thấy mê man rồi ngủ thiếp đi. Đến khi tỉnh lại vào buổi sớm hôm sau, tôi chợt thấy mình đã ở trên một con đường rộng lớn. Đôi lúc tôi chơi sáo một mình để tự giải sầu. Mỗi khi tôi đắm chìm trong âm nhạc, chim chóc và những đàn bướm xinh đẹp bay lượn vòng quanh tôi. Đôi khi cả hươu nai, linh dương hay lừa hoang cũng tới và lắng nghe tôi thổi sáo. Dựa vào đôi mắt của chúng, tôi thấy rằng dường như chúng cũng hiểu được tiếng sáo của tôi.

Một lần nọ vào lúc quá trưa, khi tôi đang du ngoạn ở Tây Lăng hiệp gần đó thì trời đột nhiên đổ mưa. Trên đường đi tìm nơi trú mưa, tôi đi ngang qua một túp lều tranh mà đã được một ẩn sĩ bỏ lại. Tôi nhanh chóng chạy vào trong để trú mưa. Sau đó trời chuyển sang mưa phùn. Tôi nghĩ rằng thật chẳng mấy khi có cơ hội để ngắm nhìn cảnh sắc mưa rơi trên núi hoang như thế này. Cơn mưa phùn nhẹ làm cho núi non, cây cối và cả bầu trời chìm trong một màn sương. Tôi ngắm nhìn phong cảnh lãng mạn và thi vị ấy, và cảm thấy con người thật quá nhỏ bé trước sự hùng vĩ của thiên nhiên.

Sau đó không lâu, trời bắt đầu sẩm tối và gió cũng nhẹ bớt đi. Vào lúc đó, tôi đột nhiên nghe thấy một tiếng đàn tam thập lục vang vọng tới. Tiếng đàn này thật siêu phàm thoát tục và thật sự làm rung động tận đáy tâm hồn tôi. Điệu nhạc ấy khi thì du dương uyển chuyển, lúc thì than nhẹ khổ xướng, như rũ sạch đi hết nỗi u sầu trong lòng tôi. Khi nghe xong điệu nhạc, tôi có cảm tưởng mình có thể quên đi hết đi những nỗi sầu khổ trong nhân gian. Tôi nghĩ rằng âm nhạc này chắc hẳn phải đến từ thiên đường.

Tôi thầm nghĩ: “Chẳng lẽ thần tiên trên thiên thượng đã chơi thứ âm nhạc này bởi vì họ thấy ta thật quá cô đơn?” Nghĩ vậy, tôi bèn đặt chiếc sáo lên môi rồi thổi tiếng sáo hòa điệu theo điệu nhạc đẹp đẽ kia. Một lúc sau, tiếng đàn tuyệt diệu kia dường như đã cảm thấy sự hiện diện của tiếng sáo của tôi. Vì vậy, tiếng đàn nghe càng du dương hơn. Tôi cũng không chút yếu thế, cố gắng chơi thứ âm nhạc đẹp đẽ và tinh khiết nhất mà tôi có thể trình diễn. Lúc này đôi chân tôi đã dẫn tôi đến một túp lều, mặc dù trời vẫn còn đang mưa. Tôi chẳng hề bận tâm đến điều đó và vẫn tiếp tục chơi hết mình. Một lúc sau, điệu nhạc kia ngưng lại. Tôi cảm thấy mình thật lạc lõng và buồn bã. Khi tôi chuẩn bị bước ra khỏi túp lều, tôi nghe được giọng nói của ai đó: “Tiểu muội, về nhà xem này! Không có ai ở ngoài kia. Chắc hẳn phải là một vị thần tiên đang chơi sáo.” Tôi nghĩ: “Hóa ra có người sống ở trên núi này. Vị nam tử vừa nói kia chắc hẳn là người vừa mới chơi nhạc. Ta phải vào gặp họ.” Tôi nhanh chân bước ra khỏi túp lều và nghe thấy tiếng một cô gái trẻ đang ngâm bài thơ:

“Thâm sơn ẩn cư nhàn phủ cầm,

Cầm thanh miễu viễn mịch tri âm,

Kim triêu ngẫu ngộ địch thanh lâm,

Hà năng kiến quân biểu tri tâm!”

Tạm diễn nghĩa:

“Ẩn cư nơi núi sâu và chơi đàn lúc rảnh rỗi,

Tiếng đàn vang đi xa để tìm người tri âm,

Hôm nay vô tình gặp được tiếng sáo trúc,

Có thể gặp mặt người tri kỷ hay chăng!”

Sau khi nghe xong bài thơ này, tôi cũng ứng khẩu bằng một bài thơ:

“Vân du ngộ vũ tị mao ốc,

Hốt văn cầm thanh vũ trung xuất,

Nã khởi đoản địch lai ứng hòa,

Thiên nhai tri kỷ cộng thưởng thù”

Tạm diễn nghĩa:

“Đi vân du gặp mưa trú nhờ tại túp lều tranh,

Vô tình được nghe tiếng đàn trong cơn mưa,

[Bèn] cầm lấy cây sáo ngắn hòa tấu theo điệu nhạc,

Người tri kỷ ở nơi xa muốn cùng chia sẻ bản nhạc thần tiên.”

 

“Thánh hiền phương nào ghé thăm tệ xá vậy? Tiểu muội, hãy cùng ta ra nghênh đón vị thiên nhai tri kỷ này!” Tôi bước tới và trông thấy một ngôi nhà rất đẹp với một cái sân lớn. Trước hàng rào tre là một người nam và một người nữ. Vị nam nhân chừng 30 tuổi và vị nữ nhân chừng 28 tuổi. Dựa vào y phục mà họ mặc, tôi đoán họ có một cuộc sống khá sung túc. Tôi ôm quyền chắp tay [thể hiện sự tôn kính] rồi nói: “Chẳng biết huynh đài ở đây, vừa rồi tại hạ có điều mạo phạm, mong huynh đài thứ lỗi!” “Đừng khách sáo như vậy. Mời vào. Mời vào!” Sau khi vào phòng và phân chia ngôi chủ khách ngồi chơi, chúng tôi đã chia sẻ với nhau câu chuyện của mình.

Nguyên hai vị này chính là con trai và con gái của Thái thú quận Hà Đông. Phụ mẫu của họ đã bị hại vì những chính biến không ngừng trong triều đình. Họ đã gói ghém một ít đồ đạc có giá trị và đi phiêu bạt nhiều nơi trước khi họ định cư trên ngọn núi này. Họ chơi nhạc tiêu khiển mỗi ngày. Họ chưa bao giờ hy vọng sẽ gặp được một người yêu thích âm nhạc giống như tôi.

Trong khi trò chuyện, người em gái bỗng nhiên nói: “Ca ca của ta thường xuyên đánh ta khi ta còn nhỏ.” Anh ta đáp lại: “Đó là bởi vì tiểu muội rất tinh nghịch hồi còn nhỏ. Sao tiểu muội lại than phiền trước mặt người bằng hữu? Huynh ấy có thể nghĩ là ta đã bắt nạt tiểu muội. Tiểu muội của ta rất tinh nghịch khi còn nhỏ. Nhưng khi lớn lên tiểu muội rất ít nói. Khi cha ta còn sống và làm Thái thú quận Hà Đông, nhiều người đã đến cầu hôn nhưng tiểu muội đều không đồng ý. Tiểu muội của ta thật sự là khác biệt. Thế gian trần tục không có gì là vui vẻ cả. Không có gì ngoài sự tranh đấu và những mưu đồ hiểm ác. Sự lãng mạn hay tình yêu đều là phù du. Một khi nó đã qua đi rồi, nó chẳng còn là gì cả. Chẳng phải là tốt hơn nếu ta dành cả ngày chơi đàn và viết thơ phú? Chẳng phải sẽ tự do và nhàn tản hơn khi dành trọn cả cuộc đời ta ở nơi ẩn dật? Giờ đây chúng tôi đã gặp được người huynh đệ, và chúng tôi sẽ không cảm thấy cô đơn nữa. Người huynh đệ, hãy lưu lại với chúng tôi để tận hưởng cảnh đẹp nhân gian và âm nhạc thần tiên này.” “Xin hãy lưu lại với chúng tôi,” vị tiểu muội nói. Kể từ đó, tôi sống với họ trên ngọn núi gần kề bên dòng sông Dương Tử nước cuồn cuộn chảy và sống một cuộc sống thần tiên ở một nơi đầy mây bay và thác nước.

Lời kết:

Năm câu chuyện luân hồi này đã có một tác động rất lớn đến cuộc sống hiện tại của tôi. Chúng có liên quan đến mối cơ duyên tiền định của tôi đối với Pháp, cũng như là tính cách và các chấp trước của tôi trong kiếp sống hiện tại. Bởi vì tất cả năm câu chuyện này đều là các kinh nghiệm cá nhân của tôi, [cho nên] khi tôi viết những bài viết này, nước mắt đã chảy dài trên khuôn mặt tôi. Tôi đã viết những bài viết này với toàn bộ trái tim mình.

Ghi chú của người dịch:

Cao sơn lưu thủy: Một câu thành ngữ Trung Quốc, nghĩa bề mặt là “núi cao và nước chảy”, dùng để tả nơi có phong cảnh đẹp, sơn thủy hữu tình.

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/9/19/33896.html

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x