Mưa máu ở Ấn Độ có thể nguồn gốc từ ngoài không gian

14/08/12, 20:40 Bí ẩn


Mẫu mưa máu 2001 này chứa đặc các dịch huyền phù dày tế bào thiếu Axit Deoxyribo Nucleic và có thể có nguồn gốc từ các mảnh vỡ sao chổi.(Godfrey Louis/CUSAT)


Một trận mưa máu hiếm hoi đổ xuống trong khoảng 15 phút tại thành phố Kannur, Kerala, Ấn Độ, vào sáng ngày 28/6. Người dân địa phương rất hoang mang, nhưng đây không phải lần đầu tiên người dân nơi này hứng chịu các trận mưa máu.


Hiện tượng lạ này được ghi nhận lần đầu ở Kerala một vài giờ sau một vụ nổ sao băng vào tháng 7 năm 2001, khi một thiên thạch nổ tung trên bầu khí quyển. Vào năm đó có hơn 120 trận mưa như vậy được kể lại, gồm cả mưa vàng, mưa xanh lá và mưa đen.

Nhà sinh học thiên thể Godfrey Louis, quyền phó hiệu trưởng ở trường đại học Bách Khoa Cochin gần đó (CUSAT), đã nghiên cứu các mẫu nước mưa máu năm 2001 và phát hiện ra những đặc tính lạ, bao gồm tính tự phát huỳnh quang – ánh sáng quang thoát ra tự nhiên bởi các cấu trúc tế bào như ty thể.

Phân tích khoa học chỉ ra rằng khả năng nhuộm đỏ nổi bật này do các hạt vi tế giống như các tế bào sinh học, có thể có nguồn gốc từ các mảnh vỡ sao chổi.


Ông Louis tin rằng những tế bào này có thể đến từ bên ngoài trái đất bởi vì những lý thuyết hiện nay đã giả định rằng sao chổi có thể có lõi nhân chứa nước nóng với những chất dinh dưỡng hóa học có thể hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn.


“Những sao chổi như vậy có thể vỡ thành các mảnh nhỏ vì chúng ở gần mặt trời khi di chuyển theo quỹ đạo siêu elip,” ông tiết lộ với Thời báo Kỷ Nguyên qua thư điện tử. “Những mảnh vỡ này có thể còn sót lại trên quỹ đạo và sau đó có thể tiến vào khí quyển trái đất chúng ta theo chu kỳ.”


Theo Louis, các hạt đỏ trong khí quyển từ sao chổi vỡ vụn có thể kết thành những đám mây tạo mưa máu.


“Có thể có một lớp khoảng 100 triệu tế bào trong một lít nước mưa máu,” ông cho biết. “Mưa máu có thể xuất hiện như cà phê đen nếu mật độ các tế bào gia tăng trong nước mưa.”


Những tế bào “ngoại lai” này giống như tế bào bình thường, nhưng thiếu phân tử sinh học thông thường như DNA và được cho là có chất sinh hóa khác.


“Không giống như các tế bào sinh học khác, những vi sinh vật mưa máu này có thể chịu được nhiệt độ rất cao,” Louis giải thích. “Chúng có thể sống ở nhiệt độ cao đến 300 độ C”.


Thậm chí loại sinh vật ưa nhiệt khắc nghiệt nhất trên Trái Đất cũng không thể chịu được tình trạng nóng như thế.


“Các vi sinh vật ưa nhiệt siêu cao độ thông thường được biết đến hiện nay không thể sống quá 122 độ C.”


Louis cũng nghiên cứu mưa vàng, và nói rằng nó chứa một số vật chất hoàn toàn lạ không có tế bào đỏ.



Một tế bào đỏ khi được nhìn qua kính hiển vi điện tử truyền động. (Godfrey Louis/ CUSAT)


“Mưa vàng và mưa máu có liên quan với nhau vì cả hai đều có một đặc điểm lạ thường: tự phát huỳnh quang,” ông cho biết. “Từ đó suy ra rằng vật chất hòa tan trong mưa vàng là sản phẩm phụ sinh học của những vi sinh vật này.”


Các nhà nghiên cứu đang cố gắng nhận diện thành phần phân tử trong các tế bào đỏ để cung cấp thêm những cái nhìn sâu sắc về mưa máu.


Đọc bài nghiên cứu của Louis về mưa máu năm 2001
tại đây.

(Theo Đại Kỷ Nguyên)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x