Nã pháo vào kẻ thù trong khi chỉ cần ngồi một chỗ tại nơi ẩn náu là một cách thức trong chiến tranh, và tên lửa đã hiện thực hóa ý tưởng này. Không chỉ có sứ mệnh tiêu diệt đối phương, tên lửa giờ đây còn có thể mang đầu đạn hạt nhân cũng như đưa các vệ tinh vào không gian. Hãy cùng điểm lại những loại tên lửa nổi tiếng trong lịch sử.
Số 10: Congreve
Đây là loại tên lửa được Hoàng gia Anh phát triển, và được sử dụng lần đầu tiên trong các cuộc chiến tranh chống lại Hoàng đế Napoleon. Tên lửa này được dẫn đường từ một cây gậy giúp giữ thăng bằng. Đây là một trong những bàn đạp giúp đạt được hệ thống tên lửa hiện đại ngày nay.
Số 9. Patriot
Được thiết kế để đánh chặn, tìm mục tiêu và tấn công các tên lửa đang hướng tới, tên lửa patriot có thể đánh chặn các mục tiêu chỉ trong vòng bán kính 50 dặm. Tên lửa này đi vào hoạt động năm 1981.
Số 8. Redeye
Tên lửa này được đưa vào sử dụng từ năm 1968 đến năm 1995, là một loại tên lửa đất đối không có thể vác trên vai. Tên lửa nhằm tấn công các máy bay ở tầm thấp.
Số 7. Tomahawk
Tomahawk là tên lửa đạn đạo do quân đội Mỹ triển khai, được đưa vào sử dụng những năm 1970, do Raytheon sản xuất. Về cơ bản, Tomahawk giống như một chiếc máy bay phiên bản thu nhỏ với đầu đạn có thể lướt trên bề mặt của mặt đất trước khi bay lượn lên và nhắm trúng mục tiêu.
Số 6. Sidewinder
Sidewinder chủ yếu được gắn trên máy bay, là tên lửa tầm nhiệt không đối không. Tên lửa này được đưa vào hoạt động năm 1956 và là loại tên lửa rẻ tiền nhất. Với chi phí sản xuất thấp, loại tên lửa này có thể sẽ còn duy trì hoạt động trong suốt thế kỷ 21.
Số 5. Polaris
Đưa vào hoạt động năm 1960, Polaris là tên lửa đạn đạo đầu tiên được phóng từ tàu ngầm, do hãng Lockheed Corporation sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mục đích của loại tên lửa này là nhằm đáp trả các cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng của Liên Xô.
Số 4. Nike-Ajax
Được phát triển năm 1963, tên lửa Nike-Ajax được sử dụng để bảo vệ các khu vực chiến lược và chiến thuật của Mỹ. Đây là các tên lửa đất đối không, tác chiến, và có dẫn đường.
Số 3. Titan II
Kế tiếp Titan I, tên lửa Titan II có tốn thêm 3 triệu USD cho mỗi lần phóng. Tên lửa này thực hiện rất nhiều sứ mệnh không gian cho NASA. Tên lửa này có chuyến bay cuối vào năm 2003 và bắt đầu ‘sự nghiệp’ từ năm 1962.
Số 2. Minuteman
Được phát triển để lấp đầy “khoảng trống tên lửa” giữa Mỹ và Liên Xô, tên lửa Minuteman là tên lửa xuyên lục địa duy nhất trên mặt đất còn được đưa vào hoạt động tại Mỹ và có thể sẽ kéo dài ‘sự nghiệp’ đến năm 2030. Tên lửa này được gọi là Dân quân của Chiến tranh Cách mạng, có khả năng hoàn thành quá trình phóng chỉ trong vòng 1 phút, do hãng Boeing sáng tạo và là một bước tiến quan trọng trong công nghệ tên lửa.
Số 1. V2
V2 do Đức sáng chế trong suốt thời kỳ Chiến tranh thế giới II, là một loại vũ khí mang tính ‘kỳ công’ và ảnh hưởng lên tương lai của công nghiệp tên lửa và công nghệ hỏa tiễn. Trên thực tế, có tin cho rằng số người chết trong quá trình xây dựng tên lửa này còn nhiều hơn là do bị chính tên lửa tấn công. Đây cũng là tên lửa đầu tiên có thể đạt được tầm bay theo hướng quỹ đạo của trái đất. Số người thiệt mạng vì tên lửa này tấn công lên tới trên 7000 người.