18 con cáo ăn nho, 18 tâm thái dẫn đến 18 kết quả khác biệt

02/08/18, 17:12 Đọc & Suy ngẫm

Câu chuyện kể về 18 con cáo cùng mang theo những nét cá tính và cách giải quyết khác nhau, sẽ đem đến những kết quả khác nhau. Phản ánh ra bản tính của con người, có người thụ động, người thông minh, người mưu tính hay thực dụng..v..v…

18 con cáo ăn nho, 18 tâm thái dẫn đến 18 kết quả khác biệt. (Ảnh từ spider.nosdn)
18 con cáo ăn nho, 18 tâm thái dẫn đến 18 kết quả khác biệt.

Một câu chuyện cổ xưa kể như sau: Tại vườn trái cây của một người nông dân có những quả nho đỏ tím treo đầy cành, khiến người ta nhìn vào đã phát thèm. Đương nhiên, loại thức ăn ngon này cũng không thoát khỏi bọn cáo đang tạm thời trú ẩn gần đó, bọn chúng đã sớm nghĩ đến chuyện hưởng thụ những trái nho chín mọng này.

Con cáo thứ nhất đi tới dưới giàn nho, nó phát hiện giàn nho cao hơn rất nhiều so với chiều cao của mình. Nó đứng ở dưới mặt đất nghĩ ngợi, không muốn cứ vậy mà buông xuôi, cơ hội như thế này thật khó gặp! Suy nghĩ một lát, nó phát hiện bên cạnh giàn nho có một cái thang, nhớ lại người nông dân từng dùng nó. Bởi vậy, nó cũng bắt chước bộ dạng người nông dân mà leo lên, cuối cùng hái được nho một cách thuận lợi.

Phương thức mà con cáo này chọn dùng chính là giải quyết vấn đề, nó trực tiếp đối mặt, không trốn tránh, cuối cùng mọi chuyện đã được giải quyết.

Con cáo thứ hai đi tới dưới giàn nho, nó cũng phát hiện với chiều cao của nó cả đời này cũng không cách nào với tới được quả nho. Bởi vậy, trong lòng nó nghĩ, quả nho này chắc là chua lắm, ăn vào cũng rất khó chịu, vậy thà không ăn còn hơn. Suy nghĩ vậy, tâm trạng nó vui sướng mà rời đi.

Con cáo này đã dùng cách nghĩ mà trong tâm lý học thường gọi là “hiệu ứng quả nho chua”, còn gọi là tác dụng che giấu hay giải thích hợp lí hóa, tức là có thể làm hài lòng bản thân mình bằng cách tìm lý do giải thích cho việc bản thân không thực hiện được mục tiêu.

Con cáo thứ hai đi tới dưới giàn nho, nó cũng phát hiện với chiều cao của nó cả đời này cũng không cách nào với tới được quả nho. (Ảnh từ wordpress)
Con cáo thứ hai đi tới dưới giàn nho, nó cũng phát hiện với chiều cao của nó cả đời này cũng không cách nào với tới được quả nho.

Con cáo thứ ba đi tới dưới giàn nho, nó vừa đọc được cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy!”, tinh thần bị nhân vật chính tác động sâu sắc. Nó nhìn thấy quả nho ở trên cao cũng không hề nhụt chí, nó nghĩ: “Ta có thể nhảy lên cao, chỉ cần ta cố gắng, ta nhất định có thể đạt được”. Niềm tin “có chí thì nên” ủng hộ nó, nhưng sự việc lại không như mong muốn, nó càng nhảy càng thấp, cuối cùng mệt mỏi mà chết ở dưới giàn nho, đem thân làm phân bón.

Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “cố chấp”, tức là nhiều lần lặp đi lặp lại hành vi không hiệu quả nào đó, có khi chúng ta cũng gọi nó là chứng cưỡng bức. Nói rõ hơn, không phải phương án tốt nhất của bất cứ việc gì cũng là giải quyết vấn đề, phải xem năng lực của bản thân, hoàn cảnh ngay lúc đó và các loại nhân tố khác.

Con cáo thứ tư tới dưới giàn nho, vừa nhìn thấy giàn nho cao hơn mình, bao nhiêu hi vọng đã hoàn toàn biến mất, liền chửi ầm lên, dằn vặt chính mình chỉ có thể tới được cái bụi cây, đúng lúc này thì bị nông dân phát hiện và dùng một cái xẻng đập chết.

Hành vi của con cáo này gọi là “công kích”, đây là một phương thức đối ứng không thể sử dụng được, đối với người khác, đối với bản thân đều chỉ có hại mà không có lợi.

Con cáo thứ năm tới dưới giàn nho, nó vừa nhìn bản thân so với giàn nho thực sự quá nhỏ bé, liền cảm thấy thương tâm mà khóc lên. Nó buồn vì sao chính mình lại thấp bé như vậy, nếu giống như con voi to lớn kia, không phải muốn ăn cái gì liền ăn cái đó sao? Nó buồn vì sao giàn nho cao như thế, chính mình phải vất vả đợi cả một năm, vốn tưởng rằng có thể ăn được, không ngờ tới lại có kết quả này.

Biểu hiện của con cáo này về mặt tâm lý học chúng ta gọi là “rút lui”, tức là khi cá nhân đó gặp phải ngăn trở, từ một giai đoạn nhân cách phát triển tương đối cao, rút lui về giai đoạn nhân cách tương đối thấp.

Con cáo thứ năm tới dưới giàn nho, nó vừa nhìn bản thân so với giàn nho thực sự quá nhỏ bé, liền cảm thấy thương tâm mà khóc lên.

Con cáo thứ sáu đi tới dưới giàn nho, nó ngắm nhìn giàn nho, thầm nghĩ, nếu nó đã không ăn được quả nho, thì những con cáo khác khẳng định cũng ăn không được, nếu như vậy, nó cũng không có gì để tiếc nuối cả, dù sao tất cả mọi người cũng giống nhau.

Hành vi của con cáo này về mặt tâm lý học gọi là “ném đi”, tức là đem nguyện vọng và động cơ của mình quy về người khác, khẳng định rằng người khác cũng có động cơ và nguyện vọng như vậy, những thứ đó thường vượt quá phạm vi năng lực của bản thân.

Con cáo thứ bảy đi tới dưới giàn nho, nó đứng dưới giàn nho cao cao kia, tâm trạng rất không tốt, nó đang nghĩ tại sao nó lại ăn không được, vận mệnh của nó tại sao lại bi thảm như vậy, nguyện vọng muốn ăn quả nho cũng không được thỏa mãn, vận khí của nó tại sao lại kém như vậy? Càng nghĩ nó càng phiền muộn, cuối cùng buồn bực sầu não mà chết.

Tình huống con cáo này là biểu hiện của “chứng uất ức”, tức là trạng thái sa sút kéo dài gây ra những trở ngại tâm thần.

Con cáo thứ tám đi tới dưới giàn nho, nó thử nhảy lên để với tới quả nho nhưng không thành công, nó dự định sẽ để chính mình không suy nghĩ về quả nho nữa, nhưng nó chống cự lại không được, nó vẫn thử một số biện pháp khác nhưng không thấy hiệu quả. Nó nghe nói có con cáo khác ăn được quả nho, tâm trạng lại càng không tốt, cuối cùng nó đập đầu vào gốc nho mà chết.

Kết cục của con cáo này là do tâm lý không công bằng gây ra, trong thực tế cuộc sống chúng ta thường gặp phải hiện tượng tương tự “không lo không có được, chỉ lo không công bằng”. Rất nhiều người lúc so sánh với người khác, vì tâm lý không công bằng mà chọn lựa phương thức ứng đối không thích hợp.

Con cáo thứ chín đi tới dưới giàn nho, cũng không với tới được quả nho. Nó nghĩ trong lòng, nghe con cáo khác nói, mùi vị của quả chanh và quả nho không khác gì mấy, nếu như nó đã không ăn được quả nho, tại sao không nếm thử quả chanh, cũng không cần cố chấp vào một thân cây này! Vì vậy, nó mãn nguyện mà rời đi tìm quả chanh.

Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “thay thế”, tức là dùng một thứ bản thân có thể đạt được mà thay thế cho nguyện vọng không thể thỏa mãn của mình.

Con cáo thứ mười đi tới dưới giàn nho, nó nhìn thấy khả năng của mình nếu so với giàn nho ở trên cao kia thật sự có cách biệt quá lớn, nhận thức được với trình độ và năng lực hiện tại nếu muốn ăn được quả nho là không thể được, bởi vậy nó quyết định tranh thủ thời gian nâng cao năng lực bản thân, ghi danh vào một lớp học để học tập kỹ thuật hái nho, cuối cùng đương nhiên nó đã được như ý nguyện.

Sách lược con cáo này chọn dùng chính là hướng đến vấn đề để ứng đối, nó có thể phân tích chính xác mối quan hệ và tính chất giữa vấn đề và bản thân, tìm được phương án tốt nhất để giải quyết, là một phương thức ứng đối tương đối tốt.

Con cáo thứ mười một đi tới dưới giàn nho, nó cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nó thoáng nhìn xung quanh, đi lừa được vài người bạn đồng hành tới, sau đó thừa dịp chúng không chú ý, dùng cái xẻng đập chúng bất tỉnh, xếp đống bạn chồng chất lên nhau, giẫm lên thân thể bạn mà đạt được ý nguyện ăn quả nho.

Con cáo này tuy cuối cùng cũng giải quyết vấn đề, nhưng nó dựa trên gây tổn hại lợi ích người khác mà giải quyết, loại phương thức ứng đối này không thể sử dụng được.

Con cáo thứ mười một. (Ảnh: mblogthumb2)
Con cáo thứ mười một.

Con cáo thứ mười hai đi tới dưới giàn nho, đây là một cô cáo xinh đẹp. Nó nghĩ nó là con cái yếu ớt bất luận thế nào cũng không với tới được quả nho, vậy sao không lợi dụng sức lực của người khác? Bởi vậy, nó tìm một bạn trai, con cáo đực mượn nhờ cái thang đã đem về cho cô cáo món quà tốt nhất.

Điều này trong tâm lý học gọi là “nguyên tắc đền bù”, tức là lợi dụng ưu thế ở một phương diện khác của bản thân hoặc ưu thế của người khác để bù đắp cho phần thiếu sót của mình, phương thức này trong một số hoàn cảnh cũng có thể xem là dùng được.

Con cáo thứ mười ba đi tới dưới giàn nho, nó cảm thấy không hài lòng với độ cao của giàn nho, điều đó làm cho nó không thể nếm được vị ngọt ngào của quả nho, vì vậy nó trách tội những bụi nho. Nói rằng vì bụi nho quá tốt nên mới leo cao như vậy, nói bên trong trái nho kỳ thực cũng không có đẹp đẽ như bề ngoài của nó. Sau khi bực bội cáu gắt xong, nó bình tĩnh rời khỏi.

Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “triệt tiêu tác dụng”, tức là dùng hoạt động tương tự để triệt tiêu, chống lại cảm giác chân thực của một người.

Con cáo thứ mười bốn đến dưới giàn nho, phát hiện bản thân không cách nào ăn được quả nho mà chính mình đã mong mỏi từ lâu, nhìn thấy trên mặt đất rơi vãi những trái nho đã hư thối và vỏ nho của những con cáo khác ăn sót lại, nó nhẹ nhàng nhìn những thứ này mà khinh miệt, ra dáng buồn nôn, ngoài miệng nói: “Thật khiến người buồn nôn, ai mà ăn được những thứ này chứ”.

Hành vi của con cáo này trong tâm lý học chúng ta gọi là “tác dụng ngược”, tức là hành vi và động cơ hoàn toàn tương phản từ một loại tâm lý với cơ chế phòng ngự.

Con cáo thứ mười lăm đi tới dưới giàn nho, nó không chửi ầm lên, cũng không kiên trì nhảy lên trên, mà cảm thán, chuyện tốt đẹp có đôi khi luôn cách xa chúng ta như vậy, có một khoảng cách như thế, khiến cho chính mình giữ lại một chút hoang tưởng thì có gì là không tốt? Thế là nó xuất khẩu thành thơ, một bài thơ đã ra đời từ đây.

Hành vi của con cáo này trong tâm lý học gọi là “tác dụng thay thế”, tức là dùng một loại tâm tình để thay thế một loại tâm tình khác.

Con cáo thứ mười sáu đi tới dưới giàn nho, sau khi nó phát hiện mong muốn ăn quả nho của nó không thể thực hiện được, không lâu sau liền sinh ra đau bụng, tình trạng tiêu hóa bất thường. Con cáo này một mực không hiểu nó trước giờ vẫn luôn chú ý vấn đề ăn uống, tại sao lại phát sinh vấn đề tiêu hóa có hệ thống như vậy.

Tình huống phát sinh ở con cáo này trong tâm lý học có thể gọi là “chuyển hóa”, tức là đem sự đau khổ trong tâm lý chuyển đổi thành bệnh tật trên thân thể.

Con cáo thứ năm tới dưới giàn nho, nó vừa nhìn bản thân so với giàn nho thực sự quá nhỏ bé, liền cảm thấy thương tâm mà khóc lên. (Ảnh: Internet)
Con cáo thứ mười sáu đi tới dưới giàn nho, sau khi nó phát hiện mong muốn ăn quả nho của nó không thể thực hiện được, không lâu sau liền sinh ra đau bụng, tình trạng tiêu hóa bất thường. (Ảnh: YouTube)

Con cáo thứ mười bảy đi tới dưới giàn nho, nó phát hiện vấn đề tương tự. Nó nhếch miệng lên nói: “Cái này có gì đặc biệt cơ chứ, trong số cáo nhà ta đã có người ăn rồi, ai nói chỉ có con khỉ mới có thể ăn được trái cây, cáo cũng có thể làm được!”

Biểu hiện lời nói và hành vi của con cáo này là một loại phương thức ứng đối hướng về cảm xúc, trong tâm lý học gọi là “tác dụng đồng đội”, tức là khi giá trị của bản thân thấp hơn giá trị của người khác, bèn tìm kiếm người có liên quan đến bản thân để nâng cao giá trị bản thân.

Con cáo thứ mười tám đi tới dưới giàn nho, nó nghĩ thầm, chính mình ăn không được quả nho, những con cáo khác nếu đến cũng ăn không được, vậy tại sao chúng ta không học tập tinh thần hợp tác “vớt trăng” của bọn khỉ? Trước đây có khỉ vớt trăng, nay có cáo hái nho, nói không chừng cũng sẽ biến thành giai thoại thiên cổ! Vì vậy nó động viên tất cả những con cáo muốn ăn nho lại hợp tác, xếp thành bậc thang cáo, như vậy mọi người đều ăn được quả nho ngọt ngào.

Phương thức con cáo này áp dụng chính là hướng tới vấn đề, nó hiểu được đạo lý hợp tác, cuối cùng kết quả đem lại vừa có lợi với mình, lại lợi cho mọi người.

Tâm tính là vấn đề khó diễn đạt bằng lời, mấu chốt là xem chính bản thân thể hiện nó như thế nào, đạo lý nho nhỏ dễ hiểu này, thông qua ngụ ngôn để nói với mọi người, xem bản thân mỗi người sẽ hành xử ra sao.

Ý thức đúng có thể chỉ đạo giúp con người triển khai hoạt động hiệu quả, xúc tiến sự phát triển của sự vật khách quan; ý thức sai sẽ khiến hoạt động theo hướng sai, gây trở ngại cho sự phát triển của sự vật khách quan. Bởi vậy, chúng ta nhất định phải coi trọng tác dụng của ý thức, coi trọng lực lượng tinh thần, tự giác dựng lập tư tưởng ý thức đúng đắn, khắc phục tư tưởng ý thức sai lầm.

Natalie, theo Secret China

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Ấm trà tri âm

Ad will display in 09 seconds

Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Ấm trà tri âm

    Ấm trà tri âm

  • Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

    Từ bỏ điều này sẽ đắc Phúc báo

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

    Chớ nghĩ nhân gian nhiều mỹ hảo, ma quỷ đang thao túng con người!

x