18 bức ảnh cho thấy kỹ thuật của người xưa đã vượt qua chúng ta như thế nào
Trong dòng chảy đằng đẵng của văn hóa Á Đông, có rất nhiều phát minh cổ đại khiến con người thời nay phải ngỡ ngàng về độ tinh xảo cũng như ý tưởng độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng hình ảnh những phát minh độc đáo này qua bộ ảnh dưới đây.
Mạng chụp tóc của một mỹ nữ thời nhà Đường (618 – 907) không khác là mấy so với các loại mạng chụp tóc ngày nay.
Thước kẹp thời Vương Mãng (45 TCN – 23) và thước kẹp chúng ta dùng hiện nay căn bản không khác nhau là mấy.
Nữ tỳ thời Đường trong bức bích họa Đôn Hoàng tại hang đá thứ 17. Hãy nhìn chiếc túi xách thời Đường, từ kiểu dáng, hoa văn cho thấy từ mấy nghìn năm trước người xưa đã sớm thịnh hành loại túi không khác gì túi xách hiện đại của Chanel, Gucci ngày nay.
Kiểu tóc của một vài nghệ thuật gia thời Đông Tấn (317 – 420) trong một bức bích họa, thoạt nhìn rất hiện đại, thậm chí đi trước cả thời đại.
Giày đá bóng thời Nam Tống (1127–1279) làm từ da trâu, cực bền. Đế được đóng đinh đầu tròn, lồi hẳn ra ngoài, rồi bôi thêm lớp dầu cây Du Đồng để không bị thấm nước mưa. Kết cấu của nó không khác là mấy so với những đôi giày thể thao hiện đại, chỉ là kiểu dáng có phần thô hơn.
Có thể bạn không tin nhưng đây chính là chiếc “taxi thời cổ đại”: Xe gõ cây số. Thời Hán (202 TCN – 220) có một loại xe ngựa, trên xe có tượng người gỗ, trong tay cầm cái dùi trống. Khi xe chạy được một quãng đường nhất định thì người gỗ sẽ khua dùi đánh vào trống con. Thời xưa gọi nó là xe gõ cây số, có thể ghi lại lịch trình, quãng đường để tính tiền, hình thức không khác gì taxi ngày nay.
Áo yếm mặc bên ngoài không phải là phát minh của thời hiện đại. Bức hình này cho thấy vào thời xưa hầu như người ta đều mặc áo yếm bên ngoài.
“Băng giám”: Chính là chiếc “tủ lạnh” thời cổ đại. Năm 1978, các nhà khảo cổ đã phát hiện 2 chiếc “Băng giám” thế này trong mộ phần của Tăng Hầu Ất thời Chiến Quốc. Chiếc tủ lạnh cổ đại này có chiều cao 63,2cm, nặng 170 kg, bán kính miệng là 63cm. Bên ngoài là một cái “Giám”, có thể đựng được nước, đồ ăn, rượu.
Ở bên trong là một dụng cụ có tên gọi là “Phẫu”, giống như một cái chĩnh. Giữa Giám và Phẫu có một khoảng hở rất lớn, vào mùa hè có thể cho đá vào khoảng trống đó, còn mùa đông thì cho nước nóng vào. Sau đó, người ta cho rượu hoặc đồ ăn vào trong Phẫu. Như vậy có thể hâm nóng hoặc ướp lạnh đồ ăn, rượu.
Váy dây thời nhà Tùy (581–619). Đó chính xác là váy dây mà nhiều người vẫn tưởng là một cách tân của thời trang hiện đại.
Cốc thủy tinh thời Chiến quốc (476 – 221 TCN) được phát hiện năm 1990 tại tông Thạch Đường, thị trấn Bán Sơn, thành phố Hàng Châu, tỉnh Giang Tô. Miệng loe, thành cốc nghiêng, đáy tròn, chân tròn viền nhô ra ngoài, không có hoa văn, trong suốt, bề mặt đã được xử lý đánh bóng. Phần giữa và phần đáy của cốc kết tinh tự nhiên giống dạng bọt biển.
Cốc này là loại cốc làm bằng thủy tinh tự nhiên chất lượng cao, hiếm gặp. Bạn xem nó có khác gì chiếc cốc mà mình thường sử dụng mỗi ngày không?
Giày da thời Chiến quốc. Trông hoàn toàn giống loại “giày lười” được các thanh niên, thiếu nữ ưa thích ngày nay.
Lò 3 chân được tìm thấy trong mộ của Phụ Hảo thời nhà Thương (thế kỷ 17 – 11 TCN), rất giống với lò than ngày nay. Đây có thể là chiếc nồi cơm phức hợp có một không hai. Người ta vẫn chưa biết chính xác người cổ đại dùng chiếc lò này để làm gì.
Bút lông thời Minh (1368 – 1644). Bút nước của chúng ta dùng ngày nay đều là “con cháu” đời sau của nó.
Đây chính là hộp cơm thời xưa. Người ta chia thức ăn vào các ngăn nhỏ, giống hệt như cơm suất, cơm hộp chúng ta vẫn dùng ngày nay.
Lò gốm tráng men thời Đông Hán (25 – 220). Cổ nhân sớm đã biết thưởng thức những món nướng. Người ta đặt thức ăn lên trên lò, có thể vùi dưới than hoặc nướng trên lửa. Lò này còn có tay cầm, có thể di chuyển dễ dàng.
Thợ mò ngọc trai thời xưa. Bạn hãy thử quan sát thiết bị của họ, có mặt nạ dưỡng khí, áo lặn, dây an toàn. Kỹ thuật đó thậm chí còn tiên tiến hơn trang bị của một số thợ lặn hiện đại!
Thìa hình thiên nga thời Tần (221 – 206 TCN). Thìa được quét một lớp sơn rất đẹp mắt, kiểu dáng cũng rất tinh tế, có thể là thìa trong cung đình cho Hoàng đế sử dụng hoặc trong nhà các quan lại.
Thìa hình thiên nga thời Tần (221 – 206 TCN). Thìa được quét một lớp sơn rất đẹp mắt, kiểu dáng cũng rất tinh tế, có thể là thìa trong cung đình cho Hoàng đế sử dụng hoặc trong nhà các quan lại.
Khi tri thức khoa học của con người càng tăng tiến, nên người ta càng đánh giá thấp hơn những giá trị văn minh thời cổ đại. Họ gán cho chúng những cái mác như “cổ hủ”, “lạc hậu”, “phong kiến”… Thế nhưng như bạn đã thấy, thành tựu văn minh của người xưa cách đây hàng nghìn năm đã đạt đến trình độ nghệ thuật và ứng dụng thuần thục, con người hiện đại đôi khi còn khó vươn tới.
Các di tích cổ đại như Kim tự tháp Ai Cập, tượng đá người khổng lồ ở đảo Phục Sinh, Kim tự tháp Maya… hiện vẫn đang khiến các nhà khoa học đau đầu tìm lời giải. Người ta đã bắt đầu đưa ra những suy đoán về các nền văn minh tiền sử, các chu kỳ văn minh có trước nhân loại hiện đại ngày nay.
Các nhà khoa học cũng đang phải dần nhìn nhận lại trình độ khoa học của các nền văn minh cổ đại. Theo đó, văn minh cổ đại phát triển theo một con đường khác, hoàn toàn phù hợp một cách tối đa với tự nhiên và vũ trụ. Họ không dựa vào sức mạnh công nghiệp, máy móc để thách thức tự nhiên. Họ cũng chú trọng đến sự lương thiện, nhân phẩm, đạo đức, coi “Đức” là cái gốc của khoa học.
Theo dkn.tv
>>> Vì sao người Do Thái vốn thông minh nhưng phải sống lang bạt suốt 2.000 năm?