Đã hoàn tất tài liệu để khởi động đàm phán COC

01/07/12, 09:21 Tin Tổng Hợp

Ngày 30/6, Thứ trưởng
Ngoại giao Phạm Quang Vinh
trả lời báo chí về kết quả cuộc họp tại Hà Nội tuần qua giữa các quan
chức cấp cao ASEAN (SOM ASEAN) nhằm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển
Đông.



Sau đây là nội dung cuộc trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Phạm Quang Vinh:

– Trước hết, xin Thứ trưởng cho biết vì sao lại cần Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)?

Như chúng ta đều biết, Biển Đông là khu vực rất quan trọng về địa chiến
lược, an ninh và kinh tế, có các tuyến hàng hải chiến lược, huyết mạch
đối với khu vực và thế giới. Trong khi đó, ở Biển Đông cũng đang tồn tại
những tranh chấp phức tạp về chủ quyền lãnh thổ. Yêu cầu chung là phải
ngăn ngừa không để tranh chấp leo thang và bảo đảm được hòa bình, ổn
định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông.

Vì mục tiêu đó, cách đây mười năm (2002), ASEAN và Trung Quốc đã ký kết
một văn kiện hết sức quan trọng, đó là bản Tuyên bố về cách ứng xử của
các bên ở Biển Đông (DOC).

Mười năm qua, Tuyên bố DOC không chỉ phản ánh cam kết chung của các bên
đối với hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải và hợp tác xây dựng lòng tin
ở Biển Đông, mà thực sự đã tạo ra khuôn khổ quy định hành vi ứng xử của
các các bên, trong đó quan trọng nhất là việc các bên phải ứng xử dựa
trên các nguyên tắc về tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước của Liên
hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Tuy nhiên trong mười năm qua, Biển Đông vẫn phải chứng kiến không ít
những diễn biến phức tạp, nguy cơ đe dọa đến hòa bình, an ninh và ổn
định ở khu vực. Điều này đỏi hỏi khu vực phải xây dựng một công cụ có
thể bảo đảm hữu hiệu hơn các mục tiêu chung nêu trên – đó chính là Bộ
quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). 

Xuất phát từ mục đích đó và thể hiện vai trò chủ đạo của ASEAN đối với
hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, từ tháng 11/2011, Lãnh đạo các
nước ASEAN đã quyết định tiến hành tham vấn nội bộ ASEAN về Bộ quy tắc
COC, làm cơ sở để sau đó trao đổi giữa ASEAN và Trung Quốc.

Triển khai quyết định này, SOM ASEAN đã chỉ đạo Nhóm công tác của mình
xây dựng Tài liệu quan điểm của ASEAN về các thành tố chính cần có của
COC. Nhóm công tác đã phải trải qua 7 vòng tham vấn. 

Tuy triển khai công việc rất khẩn trương và tích cực, nhưng phải đến
Cuộc họp tại Hà Nội vừa qua, từ 24-25/6/2012, thì SOM ASEAN mới có thể
đạt nhất trí và hoàn tất được Tài liệu trên để trình các Bộ trưởng Ngoại
giao quyết định khởi động đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc vào thời
gian tới.

Với vai trò là nước điều phối, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực và
xây dựng trong suốt quá trình tham vấn vừa qua trong ASEAN, đặc biệt là
tại cuộc họp SOM ASEAN vừa qua tại Hà Nội, đưa đến việc ASEAN hoàn tất
được văn bản nêu trên, được bạn bè đánh giá cao. 

-Vậy ASEAN đã chủ trương như thế nào để COC có thể là một công cụ đóng
góp hữu hiệu hơn cho hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông?

Trong trao đổi về các thành tố cơ bản của COC, ASEAN đã thể hiện rõ chủ
trương mong muốn COC sẽ phải là một công cụ đóng góp hiệu quả hơn cho
hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông.

Theo đó, cách tiếp cận chung của ASEAN là COC cần phải dựa trên và nhân
lên cao hơn từ DOC. Cụ thể, có thể tóm tắt quan điểm chung ASEAN về Bộ
quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong tương lai cần phải có những điểm
chính như sau: 

– Quy định nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp
quốc, Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
Đông Nam Á (TAC), Tuyên bố DOC…

– Quy định mục tiêu của COC là nhằm tạo ra khuôn khổ dựa trên quy định
luật pháp để điều chỉnh hành vi của các bên ở Biển Đông theo những
nguyên tắc trên. 

– Quy định về các nghĩa vụ và hành vi ứng xử của các bên ở Biển Đông:
Trước hết, đó là phải vì mục tiêu hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và
tự do hàng hải, thúc đẩy hợp tác xây dựng lòng tin, ngăn ngừa tranh
chấp leo thang và giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở luật
pháp quốc tế và Công ước Luật biển. Đồng thời, nhấn mạnh việc tôn trọng
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo
Công ước Luật biển 1982.

– Quy định cơ chế bảo đảm thực hiện COC, trong đó có việc thiết lập cơ
chế giám sát và bảo đảm thực hiện COC, xây dựng các cơ chế xử lý vi phạm
COC và bảo đảm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên
cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển, TAC. 

Theo quan điểm của ASEAN, COC vừa phải kế thừa những điểm tích cực của
DOC, vừa phải được nâng cao thêm trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện
DOC và nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 

Như vậy, cùng với việc nhấn mạnh những nguyên tắc tích cực đã có trong
DOC (hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, giải quyết
các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế và
Công ước Luật biển), ASEAN mong muốn Bộ quy tắc COC phải có tính cam kết
và ràng buộc cao hơn DOC, phải có cơ chế giám sát và bảo đảm thực hiện,
và đặc biệt là bổ sung quy định nhấn mạnh nguyên tắc tôn trọng Vùng đặc
quyền kinh tế và Thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. 

– Sắp tới, ASEAN sẽ tiến hành thương lượng với Trung Quốc về COC, vậy
dự kiến quá trình tham vấn này sẽ diễn ra như thế nào, bao giờ sẽ hoàn
tất được COC?

Như trên đã nêu, dự kiến SOM ASEAN sẽ trình các Bộ trưởng Ngoại giao
ASEAN phê duyệt và đề nghị khởi động tham vấn ASEAN-Trung Quốc về COC.
Tài liệu của ASEAN về các thành tố chính của COC nêu trên sẽ là cơ sở để
ASEAN trao đổi quan điểm của mình với Trung Quốc.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, đây mới là quan điểm từ phía ASEAN. Do
đó, ASEAN còn phải thương lượng cụ thể với phía Trung Quốc và quá trình
này sẽ không phải dễ dàng vì quan điểm khác biệt của các bên. 

Chúng tôi cho rằng, nếu tất cả đều xuất phát từ mong muốn vì hòa bình,
an ninh, ổn định và hợp tác ở Biển Đông, thì cần phải ủng hộ quan điểm
của ASEAN là phải xây dựng Bộ quy tắc COC thành một công cụ đóng góp
hiệu quả cho các mục tiêu chung nêu trên và COC không chỉ kế thừa những
điểm tích cực của DOC, mà còn phải được nâng cao thêm như ASEAN đề nghị,
trên cơ sở tổng kết mười năm thực hiện DOC và nhằm đáp ứng yêu cầu của
tình hình
mới.

Theo TTXVN

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x