Cầm đồ “đếm tiền không xuể” mùa Euro

14/06/12, 14:09 Tin Tổng Hợp

Sau khi ký vào tờ biên lai, xấp tiền mệnh giá 500 nghìn đồng đã nằm gọn trong túi sau của khách.   Phố cầm đồ trên đường Láng (Hà Nội) “Phố cầm đồ” trên đường Láng (Hà Nội)

Đứng đợi, chen lấn gửi đồ

Cuối giờ chiều gần 50 cửa hiệu cầm đồ trên phố Đặng Dung tấp nập khách ra vào. Trên vỉa hè đã chật cứng xe, bên trong mỗi hiệu cầm đồ luôn có vài người xếp hàng chờ tới lượt mình. Dưới lòng đường, chốc chốc lại có cả ô tô đậu ngay dưới lòng đường vào quán, một lát sau nhân viên của hiệu cùng khách lên xe đi thẳng về bãi gửi.

Cầm chiếc máy tính Lenovo, phải chen chúc mướt mồ hôi chen chúc vào tới bàn ghi cầm đồ nhưng khi tới lượt mình thì nhân viên tỏ ra lưỡng lự. Sau vài giây đắn đo xem qua chiếc laptop của tôi, người nhân viên chừng 18 tuổi nói: “Bảy trăm, cầm không. Lãi 10 nghìn/ ngày”. Tôi cự nự cách đây một tuần, anh mới cầm triệu rưỡi, thì người thanh niên giọng hằn học bảo: “Giờ chỉ có thế thôi. Ngày mai có khi xuống chỉ còn năm trăm”.

Điểm dễ nhận ra của những khách hàng cầm đồ đuổi theo trái bóng Euro dáng người phờ phạc vì mất ngủ. Khi cầm đồ, các vị khách này luôn miệng chửi thề đen đỏ đội bóng mà mình cá độ đêm qua. Một khách cầm mang dáng vẻ của sinh viên đến đặt chiếc xe Liberty tay kí vào giấy biên lai mượn 15 triệu gắt gỏng nói: “Theo Hà Lan nốt trận đêm nay. Nếu thua nữa, anh định giá luôn rồi đưa nốt đưa em”.

Một đoạn đường Láng cắc góc đường Láng Hạ là dãy phố cầm đồ vào buổi tối luôn luôn đỏ đèn. Tại đây, những đồ lặt vặt như điện thoại ít khi chủ quán nhận mà thường chỉ nhận ô tô, giấy tờ nhà đất hoặc xoàng nữa là các dòng xe máy đắt tiền. Các biển hiệu cầm đồ ở đây thường ghi theo số nhà, tại quán cầm đồ khi trời nhá nhem tối hai phụ nữ bất ngờ bước vào quán. “Cho chị cầm sổ đỏ 300 triệu. Từ đầu mùa tới giờ bắt cửa trên toàn thua trắng. Hôm nay chơi thử cửa dưới coi sao”, người đàn bà cầm trên tay cuốn sổ nói.

Từ đầu mùa Euro tới nay, đi dạo quanh các con ngõ của Hà Nội thỉnh thoảng lại thấy một biển hiệu cầm đồ mới dựng lên. Tại con ngõ trên đườngTôn Thất Tùng, một hiệu cầm đồ mới mọc lên thay quầy tạp hóa trước đó. “Mới mở mà khách vào đông lắm. Mỗi ngày chục cái xe máy đi vào rồi khách bước ra bắt xe ôm. Mùa này thì làm nghề này thì kiếm lắm”, bà bán hàng nước đầu con ngõ nói.

Lãi suất “cắt cổ”, chủ quán hốt bạc   Xe máy tay ga là món hàng được giao dịch nhiều nhất tại các hiệu cầm đồ Xe máy tay ga là món hàng được “giao dịch” nhiều nhất tại các hiệu cầm đồ

Dạo một vòng quanh các hiệu cầm đồ của phố Đặng Dung thì giá của các món đồ mà khách muốn cầm cố giảm đáng kể. Các loại laptop chỉ dưới dù giá cả thế nào chỉ dao động 2 triệu đến 4 triệu. Dòng điện thoại xịn thì chỉ dưới 5 triệu. Còn cao hơn như ô tô hay giấy tờ nhà thì tùy từng hiệu, không phải hiệu cầm đồ nào cũng dám nhận.

Theo khảo sát của PV, tiền lãi các cửa hiệu tăng lên đáng kể, nếu như trước chỉ có 5 nghìn đồng lấy 1 triệu thì nay tăng lên 7 đến 10 nghìn, có quán tăng giá tới 12 tới 15 nghìn/ngày/1 triệu với những khách lần đầu gửi đồ. Theo các chủ quán cầm đồ thì món đồ họ muốn cầm nhất là các dòng xe máy như SH, PS, Liberty, Nouvo mới vì “Những món đồ này tiền cũng vừa phải. Quan trọng nhất sau khi thanh lý thì lãi hơn nhiều so với máy tính hay điện thoại”

Cửa hiệu cầm đồ TN trên đường Nguyễn Khang tên T mấy ngày nay đang xoay sở cầm 2 sổ đỏ của mình và người em cho ngân hàng để lấy 1 tỷ rót tiếp vào hai quán cầm đồ của mình. Đối với ông chủ kinh doanh cầm đồ khi phải cầm hai sổ đỏ nhưng khuôn mặt luôn rạng rỡ, ông T hỉ hả nói: “Từ đầu mùa tới giờ có hơn chục khách quen đã cầm rồi tiếp tục mang đồ khác tới gửi tiếp. Cứ đà này, bắt theo mấy đội mạnh như Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha như đầu mùa thì phải lo tiền tiếp mà đổ vào quán”.

Theo chủ quán T thì món đồ lớn tiền trăm triệu thì tính lãi suất 1% ngày mà chỉ cho cầm tối đa 10 ngày, tính ra khi khác cầm 100 triệu thì lấy đồ ra đã mất 10 triệu. “Nhưng giờ trừ các quán cầm đồ lớn là các tiệm vàng thì các quán nhỏ nào cũng vậy thôi, chỉ cho cầm tối đa 300 triệu vì quay vòng vốn mùa đang mùa này khó lắm. Hiện tại kho đồ đã chật cứng cả rồi”, ông chủ T nói.

Tuy bỏ ra số vốn lớn để kinh doanh vào mùa Euro nhưng theo các chủ quán thì “chẳng mất đi đâu mà sợ. Chỉ sợ không còn tiền để rót tiếp kinh doanh. Chỉ một đến hai tháng sau Euro thì số tiền đó bỏ ra nhân lên ít nhất gấp rưỡi, gấp hai, có khi còn cao hơn”, một chủ cầm đồ mới mở thêm quán đường Tôn Thất Tùng cho biết.

Thông Chí

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

"Biết đủ" là một loại phúc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

    Vẫn còn ham ăn, sao thành quả vị?

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • "Biết đủ" là một loại phúc

    "Biết đủ" là một loại phúc

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Tu thân

    Tu thân

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

    Thế nào là Ông Bụt, Ông Phật và Ông Tiên?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

x