Nước Mỹ thời kỳ Đại suy thoái

10/06/12, 08:23 Tin Tổng Hợp

Hàng ngàn các bức ảnh về những năm tháng khó khăn do ảnh hưởng của Đại suy thoái 1930 tại Mỹ đã được công bố trong tuần này.

Kể từ khi kinh tế thế giới bắt đầu suy thoái vào năm 2007, các chuyên gia đã so sánh cuộc khủng hoảng này với Đại suy thoái trong những năm 1930. Hơn 1.000 bức ảnh mới được công bố trong tuần này như một lời nhắc nhở về sự khắc nghiệt trong thời kỳ khó khăn đó.

Tất cả các bức ảnh đen trắng được Thư viện công cộng New York đăng lên mạng đều được chụp vào những năm 1930-1940 dưới sự bảo trợ của Cơ quan an ninh nông nghiệp Mỹ FSA. – một cơ quan được thành lập vào năm 1935 để chống lại đói nghèo ở nông thôn.

Roy Stryker, người sáng lập ra dự án ảnh FSA, đã quyết định biên soạn một cuốn từ điển bách khoa trực quan thời kỳ khủng hoảng của nước Mỹ và giữ gìn cho các thế hệ tương lai.

Vì vậy trong khi các nhiếp ảnh gia như Dorothea Lange, Walker Evans và Russell Lee đi khắp mọi miền đất nước để chụp hình, Stryker gửi những bức ảnh tới Ramona Javitz, giám đốc Phòng sưu tập ảnh, Thư viện công cộng New York.

Dưới đây là một số bức ảnh về nước Mỹ trong thời kỳ khó khăn do dự án của Roy Stryker thực hiện:

Những đứa trẻ, con của công nhân nhập cư tại Berrien, Michigan.

Hai người đàn ông cắm trại trên một đường cao tốc gần Bakersfield, California, vào năm 1935.

Một công nhân tại vườn cây ăn quả chụp ảnh với gia đình ở Marysville vào năm 1935.

Hai đứa trẻ ngồi trên bậc thềm của một nhà đổ nát ở Michigan vào 6/1937.

Những nông dân bị mất đất bị buộc trở thành lĩnh canh (người nông dân nhận ruộng của địa chủ để cày cấy và nộp tô bằng hiện vật hay bằng tiền)

Người tị nạn trên đường cao tốc gần Bakersfield, California, vào năm 1935.

Năm 1932, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ là 24,9%, hàng triệu người vô gia cư hoặc sống trong khu ổ chuột.

Một gia đình tám người sống trong ngôi nhà bốn phòng ngủ ở El Monte, California, phải trả 16,2 USD/tháng.

Đại suy thoái đã đẩy 15 triệu người Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp.

Gia đình người nhập cư Kern County, California, năm 1936.

Những ngôi nhà của người Mỹ gốc Phi WinstonSalem, Bắc Carolina.

Sầm Hoa (Theo nytimes)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x