Quá trình biến lạc đà thành “chiến binh” ở bão táp sa mạc

31/05/12, 13:52 Bí ẩn, Chuyện lạ

Lạc đà thường được sử dụng chủ yếu như là một phương tiện vận chuyển hàng hóa hữu ích đối với con người qua các sa mạc khô cằn.
Nhưng ít ai biết rằng, lạc đà cũng là loài vật tham gia thi đấu trong các cuộc đua ở Dubai. Chúng ta hãy cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh do nhiếp ảnh gia Khalid Aziz chụp trong quá trình huấn luyện lạc đà trở thành những “chiến binh” tại trường đua.

Khi Mặt trời buổi sớm bắt đầu chiếu tia nắng đầu tiên lên cồn cát, những huấn luyện viên sẽ đưa các chú lạc đà đi dạo để làm quen với đường đua. Họ ngồi trên lưng các chú lạc đà trẻ tuổi một cách oai vệ và điều khiển chúng bằng sợi dây thừng quấn quanh cổ.

 

Hình ảnh một huấn luyện viên ngồi trên lưng lạc đà, dẫn theo các con lạc đà chở hàng khác đi giữa cồn cát bỏng rát của sa mạc đã trở nên quá quen thuộc.

 

Đua lạc đà là một phong tục cổ xưa ở Ả Rập, có thể là từ thế kỷ thứ 7 hoặc trước đó. Trong khi đua ngựa là dành cho những người giàu có thì ở Ả Rập, đua lạc đà lại là môn thể thao quen thuộc, phổ biến với người dân tại các lễ hội.

 

Lạc đà Ả Rập được gọi là “lạc đà một bướu” – tên gọi này có nguồn gốc từ một từ Hy Lạp, có nghĩa là “chạy”. Ở Ả Rập, các đường đua bắt đầu hoạt động từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm bởi đây là khoảng thời gian nhiệt độ của sa mạc có phần dịu nhất.

 

Cũng giống như ngựa đua, lạc đà đua được lai tạo và nhân giống chỉ nhằm mục đích dùng trong các cuộc đua. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích và trợ cấp thêm cho những người sở hữu hay chăm sóc lạc đà đua. Ngày nay, việc nuôi nấng và đào tạo lạc đà đã trở thành một ngành công nghiệp chuyên môn hóa cao, khác xa với vai trò tiêu khiển ban đầu của nó.

 

Lạc đà đua được đào tạo từ lúc còn nhỏ, chúng bị tách ra khỏi lạc đà mẹ khi mới 1 tuổi. Sau đó, người ta sẽ buộc con lạc đà con chung với một con lạc đà già, điềm tĩnh. Lạc đà già sẽ đóng vai trò như một nhà cố vấn cho lạc đà con trong những tháng sống chung tiếp theo.

 

Việc huấn luyện lạc đà bây giờ mới thực sự bắt đầu. Những con lạc đà con sẽ được giao cho các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, thường là người Bedu – vốn có mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với môn thể thao đua lạc đà. Đối với các huấn luyện viên, làm việc với những con lạc đà đua không chỉ là một công việc mà còn là một ân huệ. Do vậy, họ dồn hết tâm sức và tình cảm của mình cho công việc đó. Tất nhiên, chủ sở hữu của những con lạc đà sẽ phải cung cấp phương tiện đi lại, điện thoại và trả lương cho các huấn luyện viên.

 

Đối với lạc đà đua và những huấn luyện viên, ngày mới bắt đầu từ rất sớm. Những con lạc đà được phép đi lại và chăn thả trong sa mạc dưới sự giám sát của các huấn luyện viên. Cưỡi lạc đà an toàn hơn cưỡi ngựa do bàn chân của lạc đà mềm mại hơn rất nhiều những chiếc móng lộc cộc của ngựa. Ngoài ra, lạc đà thường hiền hòa và ít bị giật mình, hoảng sợ như ngựa.

 

Đến giữa trưa, khi Mặt trời như thiêu đốt các cồn cát sa mạc, những con lạc đà cùng với huấn luyện viên trở về trang trại để ăn uống. Sau khi ăn uống xong, hầu hết thời gian còn lại trong ngày của lạc đà dùng để nghỉ ngơi. Đây cũng là khoảng thời gian để giúp lạc đà giữ sức, chuẩn bị cho cuộc đua tới.

 

Khi giải đua đến gần cũng là lúc những con lạc đà đua phải “chạy nước rút” trong việc luyện tập. Đoạn đường đi bộ hàng ngày nhiều gấp đôi và lượng thức ăn của chúng cũng được tăng lên. Chế độ ăn uống của chúng gồm có cỏ, yến mạch, lúa mạch, sữa và mật ong – tất cả đều được chi trong số tiền quy định. Điều quan trọng đối với lạc đà đua là không được quá béo bởi một con lạc đà béo thì sẽ không thể chạy nhanh được.

 

Việc huấn luyện lạc đà đua được tăng cường hơn nữa khi bắt đầu luyện tập trên đường đua. Những con lạc đà được huấn luyện trên các đường đua thông thường cùng với hàng trăm các con lạc đà đua khác.

 

Trước cuộc thi vài ngày, các con lạc đà đua được thư giãn và nghỉ ngơi nhiều hơn. Chúng được tắm rửa, ăn uống và thư giãn cho đến ngày đua. Điều này sẽ đem đến cho chúng một khoảng thời gian nghỉ ngơi sau những ngày luyện tập căng thẳng.

 

Ngược lại với không khí yên tĩnh và thư giãn trong 2 ngày trước cuộc đua của những con lạc đà, trường đua lại sôi động bởi tiếng ồn và các hoạt động chuẩn bị cho cuộc đua. Sự hưng phấn của người chủ sở hữu, huấn luyện viên và khán giả được đẩy lên đến cao trào khi cuộc thi sắp bắt đầu.

Khi hiệu lệnh đưa ra, khoảng 60 con lạc đà cùng nhau xuất phát tại cùng một thời điểm, với tốc độ khoảng 40km/h. Các con lạc đà đua đều ở cùng một lứa tuổi, cùng giống và cùng giới tính. Những con lạc đà nhẹ hơn thì sẽ chạy nhanh hơn, do đó lạc đà cái luôn được yêu thích và được lựa chọn tham gia vào cuộc đua.

 

Những con lạc đà đua thường bắt đầu cuộc sống đua tranh của mình khi mới 3 tuổi và kết thúc khi 9 tuổi. Những con lạc đà đua thiếu kinh nghiệm được đưa đến đường đua ngắn hơn với chiều dài khoảng 4km, trong khi những con lạc đà đua lớn tuổi có thể chạy nước rút lên đến 10km.

 

Mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng đua lạc đà vẫn là một môn thể thao truyền thống của nhiều quốc gia ở Ả Rập. Các giải thưởng bằng tiền mặt của cuộc đua không nhiều, hoạt động cá cược thì bị cấm hoàn toàn. Do đó, mục đích chủ yếu của cuộc đua mang tính giải trí nhiều hơn là vì lợi ích tài chính bởi chủ sở hữu của các con lạc đà đua đều là những người đàn ông giàu có.

 

Khalid Aziz, nhiếp ảnh gia của những bức ảnh này cho rằng: “Đây là một truyền thống lâu đời và tôi tôn trọng những người đang cố gắng duy trì nền văn hóa của họ ngay cả trong kỷ nguyên hiện đại”.

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x