Nếu Mỹ không lãnh đạo thế giới?
Trong một viễn cảnh Mỹ không đủ sức lãnh đạo thế giới, khoảng trống quyền lực không thể lấp đầy, vậy các quốc gia sẽ hợp tác hay sẽ cạnh tranh khốc liệt với nhau?
Nếu quả thực có các trung tâm quyền lực đa cực tồn tại trong một thập kỷ tính từ lúc này, hãy tưởng tượng ra một viễn cảnh mà trong đó, việc thiếu vắng cường quốc toàn cầu sẽ tạo nên một cuộc khủng hoảng, hoặc một loạt khủng hoảng có tác động đến mức các cường quốc đã thiết lập và đang trỗi dậy đều buộc phải hợp tác, nhượng bộ và chia sẻ rủi ro cũng như gánh nặng về vai trò lãnh đạo.
Mô hình đó là trật tự G-20 đang thực sự hiện hữu, đó là một kiểu mô hình ‘hòa hợp giữa các quốc gia’- một cấu trúc tương tự như “Hòa hợp châu Âu’ đã tạo nên sự phối hợp giữa Anh, Đế chế Nga, Úc, Phổ, và sau đó là Pháp trong một nỗ lực để khôi phục và duy trì hòa bình của châu Âu sau Cách mạng Pháp và các cuộc chiến của Napoleon. Đó là một sự cân bằng quyền lực được thể chế hóa nhằm mang lại sự ổn định tại châu Âu từ đầu thế kỷ 19 cho tới khi chiến tranh Thế giới I bùng nổ.
Ảnh minh họa |
Nhưng kịch bản này đặc biệt khó khả thi bởi vì có quá ít bối cảnh có thể hình dung được sẽ tạo ra sự sợ hãi ở mức độ rộng lớn và duy trì nó trong khoảng thời gian dài. Hãy tưởng tượng ra ở châu Âu, các thị trường tài chính tan chảy mạnh hơn và kéo dài hơn so với ‘khoảnh khắc Lehman’ của Mỹ. Các quốc gia lớn như Tây Ban Nha và Italy quá lớn để có thể rút chân ra khỏi thị trường và đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư. Các ngân hàng của Đức và Pháp bị phá sản sau các nợ xấu tại các quốc gia này. Khu vực đồng tiền chung sụp đổ, và châu Âu vỡ ra thành từng mảnh. Mỹ và Trung Quốc mất đi một đối tác thương mại then chốt và hàng trăng ngàn công ăn việc làm mà khu vực này có thể tạo ra.
Tất nhiên vẫn rất khó để hình dung ra sự tàn phá này sau đó lại tạo ra một sự hợp tác nào đó. Như với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các tác động của một cú sốc thậm chí mạnh hơn thế đối với hệ thống có thể kéo dài hơn ở một số nơi, và để cầm cự được thì phải tận dụng các điểm yếu của người khác, chứ không phải từ việc phối hợp để củng cố hệ thống thương mại quốc tế.
Hãy tưởng tượng ra một vấn đề thậm chí còn mang tính toàn cầu hơn: có thể nhu cầu ngũ cốc trên thế giới ngày một tăng cao hơn rất nhiều so với nguồn cung, và một loạt thảm họa do thời tiết gây nên khiến cho giá lương thực tăng vọt trên khắp Nam và Đông Nam Á, Bắc Phi và nhiều nước Mỹ Latinh, các nước thuộc Liên Xô cũ.
Giả dụ các cuộc biểu tình ở Nga khiến cho chính quyền đáp trả một cách cứng rắn – đến nỗi mất đi thiện cảm từ người dân. Các cuộc nổi dậy tràn ra khỏi biên giới Ấn Độ. Venezuela, Thái Lan và cả Ai Cập cũng rơi vào tình trạng bất ổn. Trung Quốc cũng không ngoại trừ.
Và trong bối cảnh đó, các cú sốc về lương thực sẽ luôn tác động mạnh tới các cường quốc đang nổi và thế giới đang phát triển hơn là ảnh hưởng tới Mỹ, châu Âu, Nhật; bởi vì người dân ở các quốc gia phát triển phải chi trả rất ít phần trăm thu nhập của họ cho các loại lương thực chủ yếu. Một lần nữa, mô hình này có vẻ như không gây ảnh hưởng tới ai cả, hoặc nói cách khách là lịch sử cho thấy các cuộc chiến về lương thực có vẻ như tạo nên xung đột tương tự như mức tạo nên hợp tác.
Cuối cùng, vẫn rất khó có thể hình dung ra một cuộc khủng hoảng đủ lớn để tạo nên một sự hợp tác lâu dài từ các cường quốc đã thiết lập và cường quốc đang nổi, và sự phức hợp của các mối đe dọa mà các ngoại trưởng của châu Âu ở thế kỷ 19 phải đối mặt trở nên nhạt nhòa hơn so với những thách thức trong kỷ nguyên G-0.
Lê Thu (Theo FP)
Trong mô hình đặt ra giả thiết trật tự thế giới mới, khả năng G-2 mà trong đó Mỹ và Trung Quốc cùng lãnh đạo thế giới được đặt ra. Nhưng liệu điều này có khả thi? ;Quan hệ Nga – Mỹ khó có thể khả quan nếu như Mỹ cứ nhất quyết đòi theo đuổi hệ thống phòng thủ tên lửa, và Nga nhất quyết không nhượng bộ. Người Mỹ gốc Á hầu như bị các chính trị gia Mỹ phớt lờ song nhóm này có thể tạo lợi thế đáng giá trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới, dữ liệu bỏ phiếu mới cho thấy. |
(vietnamnet.vn)