Vụ Bạc Hy Lai làm chấn động quân đội Trung Quốc
Sau vụ việc Bạc Hy Lai, cấp cao của ĐCSTQ rất lo ngại quân đội. Các phương tiện truyền thông như Giải phóng quân Nhật báo và Nhân dân Nhật báo liên tục đăng các tin bài hô hào quân đội tuân theo sự chỉ đạo của Đảng. Các phó chủ tịch Quân Ủy là Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đã đến thị sát các căn cứ quân đội, nhấn mạnh rằng quân đội phải tuân theo mệnh lệnh của Hồ Cẩm Đào.
Vào hôm 25/4, Tân Hoa xã đưa tin rằng, khi phó Quân Ủy Từ Tài Hậu tới thăm các căn cứ quân sự ở Hà Bắc, ông ta đã nhấn mạnh rằng quân đội phải nghiêm chỉnh tuân theo chỉ lệnh của chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Phó chủ tịch Quân Ủy Quách Bá Hùng cũng có những phát biểu tương tự trong chuyến thăm của ông ta tới các học viện quân sự Bắc Kinh.
Có nhiều lời đồn đoán rằng Quân Ủy đã yêu cầu mỗi khu quân sự lớn phải thể hiện rõ ràng rằng họ ủng hộ quyết định [trừng phạt] Bạc Hy Lai và theo sát mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương do chủ tịch Hồ Cẩm Đào lãnh đạo.
Lãnh đạo phong trào sinh viên dân chủ tại Thiên An Môn năm 89 là Phong Tùng Đức tin rằng ĐCSTQ luôn luôn cố gắng kiểm soát dư luận quần chúng và kiểm soát quân đội, tuy Đảng hay làm việc “trong hộp đen” , nhưng không khó để phát hiện một số vấn đề lớn đã xảy ra trong nội bộ quân đội. Phong Tùng Đức: “Thường là những khi nào Đảng công khai tranh luận điều gì đó, công khai nhấn mạnh điều gì đó, thì có nghĩa là đang có vấn đề nào đó. Ví dụ, khi họ nhấn mạnh tính bền vững và sự hài hòa, thì tình hình đang rất bất ổn và hỗn loạn. Giờ đây họ nhấn mạnh rằng quân đội phải tuân theo Đảng, thì nghĩa là một bộ phận trong quân đội đang không tuân theo Đảng”.
Gần đây có tin đồn rằng nhiều “hoàng tử đỏ” trong quân đội đã bị ảnh hưởng bởi vụ Bạc Hy Lai.
Trong Cách mạng Văn hóa, nhiều con cháu của các quan chức cấp cao đã vào quân đội, khiến quân đội đầy những “hoàng tử đỏ”. Các “hoàng tử đỏ” như Chính ủy Cục hậu cần Lưu Nguyên, Chính ủy Pháo binh thứ hai Trương Hải Dương, Phó tham mưu trưởng Bộ tổng tham mưu Chương Thấm Sanh, Tư lệnh Quân khu Thẩm Dương Trương Hựu Hiệp và những người khác đã bị ảnh hưởng do bởi quan hệ thân mật của họ với Bạc Hy Lai.
Lưu Nguyên là con trai của Lưu Thiếu Kỳ, Trương Hải Dương là con trai của cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Chấn, Trương Hựu Hiệp là con trai của Thượng tướng Trương Tông Tốn.
Nhà bình luận độc lập Hàn Vũ cho biết: “Bạc Hy Lai không chỉ đại diện cho bản thân ông ta, mà ông ta còn đại diện cho nhiều “hoàng tử đỏ”. Họ nghĩ rằng Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đang gác cửa chính phủ, (cả hai người đều xuất thân bình thường) đối với các “hoàng tử đỏ” này, thì Hồ và Ôn chỉ là lính gác của chính phủ thôi”.
Tuy nhiên, con rể của Lý Tiên Niệm, Trung tướng “Đại học Quốc phòng” chính ủy Lưu Á Châu đã nhấn mạnh trên tạp chí “Cầu Thị” rằng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc phải kiên quyết tuân theo Đảng, nghiêm chỉnh “lắng nghe mệnh lệnh của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương và Hồ chủ tịch”.
Chính ủy Hải quân Lưu Hiểu Giang cũng có những bình luận tương tự, chứng tỏ rằng họ đang tách ra xa Bạc Hy Lai.
Dường như các “hoàng tử đỏ” bên trong quân đội đã có những lập trường đối lập nhau.
Hàn Vũ: “Dù Hồ và Ôn dám xử lý Bạc Hy Lai một cách công khai minh bạch và loại bỏ tất cả những người trong quân đội mà ủng hộ Bạc Hy Lai, hoặc hạ bệ thành viên Thường ủy Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang, thì việc xử lý tất cả những việc này trước kỳ Quốc hội lần thứ 18, điều này đã không xảy ra trong lịch sử ĐCSTQ suốt 20 năm qua”.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông hải ngoại đồn rằng Giang Trạch Dân đã tái xuất hiện, cố gắng ảnh hưởng đến sự dàn xếp của Quốc hội lần thứ 18 và buộc Hồ và Ôn phải rút lui.
Trong thực tế, trong số 8 thành viên Quân ủy Trung ương, 5 người đã ở vào tuổi nghỉ hưu, cho nên Quân ủy Trung ương đang phải đối mặt với một biến động lớn.
Dù Giang Trạch Dân có tái xuất hiện, hay quyền lãnh đạo quân đội của Đảng có biến động, thì mâu thuẫn bên trong nội bộ ĐCSTQ sẽ ngày càng gay gắt hơn.
Theo NTDTV