12 bí mật lớn nhất của cuộc sống mà con người đã lãng quên
Càng suy nghĩ nhiều về cuộc sống, tôi càng tiến đến việc nhận ra vấn đề cơ bản: Sự khó khăn và khổ sở nhất đối với con người hiện đại là “sự lãng quên”.
Giống như một vấn đề leo thang, sự lãng quên đã thấm nhuần trong con người và việc họ làm. Chúng ta đã hoàn toàn quên sạch một cá nhân, tập thể, lịch sử hay văn hóa.
Chúng ta không chỉ quên đi quá khứ mà còn quên vị trí của chúng ta trong hiện tại và trách nhiệm của chúng ta đối với tương lai.
Đối với mỗi cá nhân, ý thức được xây dựng dựa trên “cái tôi”, nó có sứ mệnh giữ chúng ta trong “trạng thái lãng quên”, nhằm phá vỡ hết thảy mọi kết nối của chúng ta với mạng lưới cuộc sống và tâm thức vũ trụ.
Nói chung, sự lãng quên được duy trì và củng cố bởi xã hội và nền văn hóa, vốn luôn chìm đắm trong chủ nghĩa tiêu thụ vô thức, lối sống thực dụng và tư duy vật chất.
“Mặt tốt của nó là chúng ta vẫn có cơ hội để nhớ lại và tái kết nối chúng ta với vũ trụ rộng lớn. Sức mạnh của trí nhớ là trung tâm của con đường tâm linh để khám phá bản thân và tự nhận thức”.
Sau đây là một danh sách những thứ tôi tin là chúng ta đã quên, và quan trọng hơn là, đây là một danh sách đáng để nhớ:
1) Chúng ta quên vị trí của chúng ta trong thế giới tự nhiên
Trong vài trăm năm qua chúng ta đã tách biệt mình ra khỏi tự nhiên. Chúng ta đã khai thác, tàn phá, lãng phí và chiếm lấy quyền kiểm soát thiên nhiên để thỏa mãn lòng tham của chúng ta. Chúng ta đã cố gắng để tách mình ra khỏi vòng tuần hoàn tự nhiên của cuộc sống.
Chúng ta quên đi cách lắng nghe và hiểu nhịp điệu tự nhiên cùng vòng tuần hoàn của Trái Đất, dấu hiệu và ngôn ngữ của nó. Chúng ta quên cách thuận theo tự nhiên để sống hài hòa với nó.
2) Chúng ta đã quên mất sự gắn kết với cuộc sống và vũ trụ
Bằng cách tách biệt mình khỏi tự nhiên, chúng ta quên rằng chúng ta gắn kết sâu sắc với tự nhiên và vòng tuần hoàn của vũ trụ. Một số bộ lạc nằm ngoài nền ‘văn minh’, họ là những người sống theo cách của người xưa, duy trì mối liên kết này bằng lòng tôn kính.
Chúng ta, mặt khác chúng ta lại cố tách mình ra khỏi thiên nhiên và vũ trụ dù cho cuộc sống mất cân bằng và không thanh thản. Chúng ta quên mất rằng tất cả nền tảng kiến thức và sự sống được kết nối với nhau và dệt nên một điệu nhảy thanh nhã và kì diệu.
3) Chúng ta đã quên trí tuệ của người xưa
Chúng ta đã quên mất trí tuệ từ tổ tiên. Trong cuộc tìm kiếm tri thức khoa học bằng những lý giải tưởng chừng như hợp lý của bộ não, chúng ta quên sự thông thái đến từ một tấm lòng rộng mở.
Chúng ta bỏ sót trí tuệ từ những câu chuyện cổ và chuyện dân gian được truyền lại từ những nhà tiên tri và bậc trí giả sống hài hòa với thiên nhiên.
4) Chúng ta quên mất con đường và ước mơ của chúng ta
Bằng cách xáo trộn tâm hồn mình, chúng ta quên mất ước mơ của đời mình. Quan trọng hơn chúng ta quên đi cách đánh thức giấc mơ của mình và thấy bản tính tự nhiên của chúng ta.
Chúng ta quên sức mạnh để dệt nên những giấc mơ và sức mạnh của ý định để biến những giấc mơ thành sự thật.
5) Chúng ta quên mất mục đích của mình
Quá nhiều tiếng nói chuyện, ồn ào và sự sao nhãng từ thực tế này, chúng ta đã quên mất mình đến đây để làm gì. Chúng ta quên mất mục đích. Chúng ta bị mắc kẹt trong thực tại này.
Chúng ta đã đánh mất tầm nhìn đích thực và ngọn lửa bên trong để tiến về hạnh phúc và năng lực vô biên. Chúng ta quên mất rằng, chúng ta ở đây để nhận ra tinh thần và vật chất là một thể thống nhất liên kết với vũ trụ.
6) Chúng ta quên sự Từ Bi là phép màu của cuộc sống
Đây có lẽ là điều bí ẩn nhất mà chỉ các nhà tiên tri mới có thể hiểu được sự rộng lớn và khả năng bao phủ trọn vẹn của nó. Sự thật này được ẩn giấu một nơi nào đó sâu bên trong chúng ta.
Chúng ta biết một số điều nhưng đã đánh mất nó. Chúng ta quên rằng mọi thứ đều là năng lượng và ý thức; rằng từ bi là nền tảng hiện hữu thấm vào tất cả năng lượng và ý thức.
7) Chúng ta quên tha thứ
Bằng cách tin rằng chúng ta là độc lập và không kết nối với bất kỳ ai, chúng ta quên đi sự tha thứ.
Ý nghĩa sâu sắc của sự tha thứ nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta có sự gắn kết sâu sắc với mọi người và mọi thứ. Tất cả chúng ta đang cùng nhau đi trên một mạng lưới rộng lớn mà chúng ta gọi là cuộc sống.
8) Chúng ta quên sự tự do
Nhắc nhở bạn mỗi ngày rằng: Bạn được sinh ra để được tự do.
Chúng ta được sinh ra và lớn trên trong ‘thực tại’ nơi mà tự do chỉ là một khái niệm. Chúng ta bị trói buộc trong sợ hãi, quan niệm sai và tư tưởng sai, tiền thưởng và tiền chuộc được đưa ra để cai trị, luật pháp sinh ra để bảo vệ quyền lợi cho một số ít người.
Chúng ta đã bị làm cho quên đi rằng, chúng ta có quyền tự do thay đổi. Chúng ta tự do trở thành người chúng ta muốn mà không sợ hãi hay cảm thấy tội lỗi.
9) Chúng ta quên sức mạnh thực sự
Sống trong sợ hãi làm chúng ta quên đi sức mạnh thực sự của mình. Chúng ta quên đi sức mạnh to lớn của ý chí và mục đích thay đổi thực tại. Chúng ta rơi vào trạng thái mộng du và bước theo những dấu hiệu được lập trình sẵn và trở thành hệt như người máy.
10) Chúng ta quên những bài học từ lịch sử
Lịch sử đã dạy chúng ta rằng, chúng ta quên những bài học quá nhanh. Lặp đi lặp lại, chúng ta mắc phải những sai lầm tương tự, dính vào những mô hình của lòng tham và sự tự hủy diệt.
Chúng ta không thể đổ lỗi cho những cá nhân vì những sai lầm trong quá khứ của họ, nhưng chúng ta có trách nhiệm nhắc nhở về những sai lầm trong quá khứ và vượt qua nó.
11) Chúng ta quên sự giản dị
Cuộc sống của con người đầy phức tạp và rắc rối. Chúng ta bị cuốn hút bởi vẻ tráng lệ bên ngoài nhiều hơn là bản chất bên trong. Chúng ta quên đi sự giản dị và ý nghĩa của sự đơn giản.
Cuộc sống thực sự là đơn giản. Đơn giản có nghĩa là loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết và những tư tưởng ảnh hưởng đến mục đích cuộc sống của chúng ta, và những sự thật khác chúng ta đã lãng quên.
12) Chúng ta quên kỳ vọng, tin tưởng và tự hỏi mình
Chúng ta mất sự vui thích của mình với thế giới. Chúng ta quên tự hỏi về những điều kỳ diệu của cuộc sống. Chúng ta không còn cảm thấy kính sợ vẻ uy nghiêm của nó.
Chủ nghĩa hoài nghi và phế phán của thế giới đã làm chúng ta mất đi niềm tin vào bản thân và điều huyền diệu của vũ trụ. Chúng ta quên cách tin tưởng.
Có lẽ đó là bi kịch lớn nhất của chúng ta. Chúng làm yếu đi tinh thần và làm hao mòn linh hồn chúng ta.
Hy vọng chúng ta có thể nhớ lại để trở thành thống nhất và tái kết nối lại với trí tuệ giản dị của những nền văn hóa cổ xưa, vì thế giới cần chúng ta hơn bao giờ hết. Chúng ta hãy nhớ giữ những bí mật này trong suốt quãng đời còn lại.
Thanh Phong – Dịch từ Human Are Free