Gặp vị giám đốc làm mộc bằng… chân

02/01/12, 08:57 Tin Tổng Hợp

– Bị khuyết tật bẩm sinh, đôi tay tê liệt “có cũng như không”, đôi chân thì co qoắp nhỏ như như que củi. Với nghị lực phi thường, Sơn trở thành Giám đốc một doanh nghiệp làm gỗ nức tiếng ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) từ những “vốn liếng” như vậy.

Đó chính là anh Lê Hồng Sơn (32 tuổi), ở xóm Phú Yên, xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), người nổi tiếng về tài làm mộc bằng chân và còn nổi tiếng về sự cưu mang, nuôi dạy nghề miễn phí cho bao nhiêu thế hệ người khuyết tật, trẻ mồ côi.

Chính vì thế, anh đã vinh dự nhận được thư khen và tiền thưởng từ Cựu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Nghị lực phi thường

Chúng tôi tìm đến nhà nhân vật nổi tiếng “làm mộc bằng chân” vào lúc trời đã gần đứng bóng. Mới đến đầu ngõ, đã nghe tiếng đục lách cách. Vào nhà, chúng tôi thật sự bị bất ngờ khi thấy một người đàn ông nhỏ thó, tay chân co qoắp đang hì hục làm mộc bằng bào, đục trên tấm gỗ.

Đôi tay teo tóp, co qoắp nhỏ hơn bàn tay của đứa trẻ lên 3. Đôi chân cũng bị tật, nhỏ như que củi khô. Khi ngồi bào, anh dùng chân phải ngoắc vào cán bào rồi co, duỗi bàn chân thoăn thoắt. Tiếng máy bào réo lên rồi thải ra những thớ gỗ thật dài rơi vãi xuống sàn nhà.

Anh Sơn đang hì hục với công
việc nghề mộc bằng đôi chân kì diệu tại Xưởng mộc của mình.

Khi đục, hai ngón chân trái kẹp lấy chiếc đục. Chân phải kẹp lất chiếc đùi cui rồi anh đều đặn giáng cui lên đục, làm rất ngon lành mà không gặp khó khăn gì. Chỉ một thoáng chốc, anh đã đục xong một lỗ vuông vức, gọn gàng.

Anh Sơn kể tâm sự: “Trước đây mới tập làm mệt lắm, chỉ làm được một tí đã vãi mồ hôi. Người đau nhức ê ẩm. Nhưng rồi làm mãi thành quen. Giờ có thể ngồi suốt buổi mà vẫn không thấy mệt.”

Tỏ ý thắc mắc, vì bên ngoài cổng có đề doanh nghiệp mà sao chỉ thấy một mình ông Giám đốc làm, anh Sơn cười: “À, mấy bữa nay tạm thời hết việc, nên mấy anh em đang về nhà. Tôi tranh thủ đóng cái bàn nhỏ cho bà hàng xóm mới đặt.”

Nghỉ tay ngồi tiếp chuyện, anh Sơn kể, anh là con thứ hai trong gia đình nghèo có 5 anh em. Anh lại còn bị tật bẩm sinh từ nhỏ. 6 tuổi anh mới biết đi. Rồi 10 tuổi mới đi học lớp 1.

Trong gia đình, bố cũng có làm nghề mộc. Cũng vì thế, khi mới học lớp 4, anh đã lấy đồ nghề của bố tự đóng những chiếc ô tô bằng gỗ để chơi,  đóng giá sách…rồi tự nhiên thích nghề mộc lúc nào không biết.

“’Người con như rứa không thể theo nghề mộc được mô. Người ta lành lặn làm bằng tay mà chưa kiếm ăn được nữa, huống chi con làm bằng chân. Mà ngay cả chân của con cũng có được bình thường mô. Co qoắp rứa thì làm chi nổi.” Anh Sơn nhớ lại lời can ngăn của cha mình mỗi khi anh cầm lấy đồ nghề để đóng một cái gì đó.

Chiếc xe lăn là phương tiện
để anh Sơn đi lại tìm kiếm khách hàng, liên hệ công việc.

Rồi nhiều người thân, bạn bè cũng ái ngại, can ngăn nhưng anh vẫn đam mê và thầm nghĩ sẽ quyết tâm theo nghề mộc.

“Hồi còn học lớp 6, lớp 7, thợ mộc Hà Nam tìm đến làng này làm nghề rất nhiều. Cứ nhà ai có thợ đến đóng đồ là tôi đến coi, để ý, học hỏi rồi về nhà lại mày mò làm theo.” Anh Sơn kể.

Học đến lớp 10, trường xa, đi lại khó khăn, nhà lại hoàn cảnh nên anh Sơn nghỉ học. Cũng từ sau thời gian này, anh lại càng tập trung hơn cho lòng đam mê nghề mộc của mình.

Thầy dạy nghề miễn phí

Để theo nghề bài bản hơn, có thời gian anh Sơn đã theo học thêm nghề mộc tại Trung tâm dạy nghề khuyết tật Hà Tĩnh. Học xong, anh đi lang thang, làm nghề, cứ ai thuê đóng gì anh cũng nhận.

Khi vào Cẩm Xuyên làm nghề, anh đã gặp và quen chị Nguyễn Thị Vân (SN 1982) ở xã Cẩm Hà (huyện Cẩm Xuyên). Cảm phục tài năng và nghị lực của chàng trai  khuyết tật, chị Hà đã đem lòng yêu thương. Rồi hai người tổ chức đám cưới vào năm 1998. Giờ đây, anh chị đã có 2 đứa con trai. Đứa lớn học lớp 4, đứa nhỏ học mẫu giáo.

Cuối năm 1998, anh Sơn vay 10 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách. Mượn thêm anh em, bạn bè, rồi mở “Tổ hợp mộc thanh niên tật nguyền” để giúp đỡ, tạo điều kiện cho một số người khuyết tật, trẻ mồ côi đến học việc, làm nghề tại cơ sở của mình.

Mới đây, vào năm 2007, chương trình “Một điều ước” của VTV đã tặng cho tổ hợp nghề của anh một bộ đồ nghề làm mộc trị giá 30 triệu đồng gồm: máy cưa, máy bào, máy khoan, máy đục, máy tiện…để anh và một số anh em khuyết tật đỡ vất vả và làm việc có hiệu quả hơn.

Sau khi có đồ nghề bằng máy, đầu năm 2008, anh Sơn đã làm thủ tục rồi lập “Doanh nghiệp tư nhân Mạnh Dũng” mở rộng Cơ sở để dạy nghề và giải quyết việc làm được nhiều hơn cho những người khuyết tật, người mồ côi trên địa bàn.

Cũng từ năm 2008, liên tục cho đến nay, DNTN Mạnh Dũng do anh Sơn làm Giám đốc đã trải qua 4 khóa đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật, trẻ mồ côi. Mỗi khóa từ 15 – 20 học viên.

 Một khẩu hiệu và băng
rôn khai giảng khóa học còn lưu lại tại xưởng lớp dạy nghề miễn phí của anh Sơn.

Anh Sơn cho biết, anh vừa kết thúc dạy nghề cho 23 học viên vào tháng 5/2011. Anh rất vui vì đã có rất nhiều học viên, sau khi ra đời đã làm nghề rất tốt, có thu nhập khá.

“Bản thân tôi là người khuyết tật nên tôi rất hiểu tâm tư, tình cảm của những người cùng cảnh ngộ, những trẻ mồ côi, hoàn cảnh khó khăn… Nên tôi cũng muốn chia sẻ, giúp đỡ để họ bớt đi mặc cảm về bản thân, hòa nhập hơn với cộng đồng”, Sơn tâm sự.

Hiện, Cơ sở của anh Sơn, đang có 7 người làm nghề. Họ là một trong số những học viên được đào tạo ở đó, rồi mến ông chủ nên ở lại làm luôn. Những sản phẩm từ mộc DNTN Mạnh Dũng là tất cả những tiện nghi như bàn, ghế, giường, tủ, cánh cửa…

“’Hiện tại, cơ sở còn chật hẹp, điều kiện ăn, ở cho các học viên chưa đảm bảo. Mong muốn của tôi là được chính quyền, các tổ chức, các nhà hảo tâm tiếp tục quan tâm, giúp đỡ để doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc, nguyên vật liệu để có thể tiếp nhận dạy nghề và taọ việc làm cho nhiều học viên hơn. Giúp họ vươn lên trong cuộc sống, bớt đi mặc cảm về bản thân” – anh Sơn bày tỏ nỗi niềm.

Trần Văn – Duy Bảo

Ad will display in 09 seconds

Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

  • Trước khi đại náo Thiên Cung  Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

    Trước khi đại náo Thiên Cung Tôn Ngộ Không là người như thế nào?

  • Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

    Tưởng rằng chết là hết, nào ngờ thống khổ vạn phần đang chờ đón

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

    Vì sao nói trên đầu 3 thước có Thần linh?

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

    Thế gian điều gì đáng sợ nhất?

x