10 tài nữ phận bạc bị bức chết dưới thời Đại Cách Mạng Văn Hóa

14/09/15, 08:51 Cách mạng Văn hóa

Họ đều là những phụ nữ xinh đẹp và tài năng, nhưng Cách mạng Văn hóa bùng nổ ở Trung Quốc khiến họ bị hãm hại tàn khốc, và cuối cùng phải tìm đến cái chết để giải thoát…

1/ Lý Thúy Trinh

Trong cuộc Cách mạng Văn hóa (CMVH), bà phải chịu đựng sự sỉ nhục to lớn.

Các Hồng vệ binh ép bà phải bò dưới đất chui qua gầm bàn, và dùng mực bôi đen khắp mặt.

Là với một người coi nhân cách và phẩm giá quan trọng hơn tính mạng, sự sỉ nhục này còn khó chấp nhận hơn cả cái chết.

Năm 1966, Lý Thúy Trinh không thể chịu đựng sự nhục nhã và kiên quyết kết thúc cuộc đời bằng cái chết thanh cao.

Bà mặc bộ quần áo đẹp nhất, trang điểm cẩn thận, sau đó mở bình gas…

2/ Cố Thánh Anh

Bà Cố là nữ nghệ sĩ piano nổi tiếng, năm 1958 tham gia cuộc thi âm nhạc quốc tế Geneva lần thứ 14 và giành được giải thưởng cao nhất dành cho nữ.

Năm 1960, bà tham gia cuộc thi Chopin Piano tại Warsaw lần thứ 6 và được đánh giá rất cao.

Cũng trong năm 1960, bà được nhận bằng tốt nghiệp Học viện âm nhạc Trung ương Trung Quốc, nhiều năm liền được bình bầu là thanh niên ưu tú thành phố Thượng Hải, đoàn viên ưu tú Cục Văn hóa.

Năm 1964, bà Cố tham gia cuộc thi Piano quốc tế tại Bỉ và lại giành được giải thưởng lớn.

Ngày 31/1/1967, do bị hành hạ, lăng nhục trong CMVH, Cố Thánh Anh cùng mẹ và em trai tự sát bằng khí gas.

3/ Ngôn Tuệ Châu

Ngôn Tuệ Châu sinh năm 1919, người Bắc Kinh, dân tộc Mông Cổ.

Bà Ngôn là nghệ sĩ kinh kịch và côn kịch, con gái nghệ sĩ Ngôn Cúc Bằng, đệ tử của nghệ sĩ Mai Lan Phương và là vợ nghệ sĩ Du Chấn Phi.

Bà từng làm Hiệu phó Trường nhạc kịch Thượng Hải và tham gia diễn xuất trong các vở “Ngọc Đường Xuân”, “Du viên kinh mộng”…

Trong thời kỳ CMVH, Ngôn Tuệ Châu bị đấu tố “vô cùng thê thảm”. Bà bị đánh đập, tổn thương về thể xác lẫn tinh thần.

Tối ngày 11/9/1966, Ngôn Tuệ Châu để lại 3 lá thư tuyệt mệnh, sau đó tự vẫn.

4/ Tiểu Bạch Ngọc Sương

Sinh năm 1922, tên khai sinh là Lí Tái Văn, biệt danh Phúc Tử, quê gốc ở Sơn Đông. Lên 5 tuổi, bà cùng cha tị nạn từ Thiên Tân đến Bắc Kinh.

Cha mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng nên đem bà bán làm con nuôi cho diễn viên bình kịch nổi tiếng Bạch Ngọc Sương.

Là truyền nhân của bình kịch Bạch phái – do Bạch Ngọc Sương sáng lập, bà được xem như “Thái Sơn – Bắc Đẩu” trong làng bình kịch Trung Quốc thập niên 1950, 1960.

Tại Hội nghị Hiệp thương chính trị toàn quốc Trung Quốc năm 1950, bà được Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông tiếp kiến.

Ngày 21/12/1967, Tiểu Bạch Ngọc Sương bị “bè lũ 4 tên” bức hại trong CMVH và bị đánh đập thê thảm.

Về sau, bà uống thuốc ngủ tự tử, hưởng thọ 45 tuổi.

5/ Trần Liễn

Trần Liễn sinh năm 1919, người huyện Từ Hi, Chiết Giang, là con gái của Trần Bố Lôi – trợ lý cao cấp của Tưởng Giới Thạch.

Bà gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1939, từng đảm nhận chức Phó giám đốc Sở giáo dục Bộ lâm nghiệp, Ủy viên chấp hành Hội liên hiệp phụ nữ Trung Quốc.

Ngày 19/11/1967, do bị o ép quá mức, bà Trần nhảy từ tầng 11 tự sát. Khi đó bà 48 tuổi.

6/ Trương Cầm Thu

Bà Trương Cầm Thu sinh năm 1904, tên khác là Trương Ngộ. Bà là nữ tướng nổi tiếng của Hồng quân Trung Quốc.

Trong thời kỳ Trường Chinh, Trương Cầm Thu từng làm Chủ nhiệm Cục Chính trị Hồng Tứ Phương Diện Quân, ủy viên Cục Tây Bắc Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Sau này, bà đảm nhiệm Bí thư tổ đảng kiêm Thứ trưởng Bộ Công nghiệp dệt may.

Năm 1968 thì bị vu khống là “kẻ phản bội”, bị bức hại tàn khốc, ngày 22/4 bà Trương Cầm Thu đã nhảy lầu tự sát!

7/ Nghiêm Phụng Anh

Sinh năm 1931, người Đồng Thành, tỉnh An Huy, nổi tiếng từ vai chính trong bộ phim “Thiên Tiên Phối”.

Thời kỳ CMVH, Nghiêm Phụng Anh bị tố cáo là “nhân vật nghệ thuật đen”, “xà nữ tuyên truyền chủ nghĩa phong kiến – tư sản – xuyên tạc”, đồng thời bị vu khống là gián điệp của Quốc dân đảng, bị đấu tố kịch liệt.

Bà Nghiêm tự sát đêm 7/4/1968.

8/ Dương Tất

Dương Tất sinh năm 1922, người Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Bà là em vợ tác giả nổi tiếng Trung Quốc Tiền Chung Thư.

Sau khi tốt nghiệp Học viện nữ sinh Aurora, bà ở lại đây dạy học. Về sau, bà Dương thuyên chuyển làm Phó giáo sư tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải.

Dương Tất chính là người dịch tác phẩm nổi tiếng “Hội chợ phù hoa (Vanity Fair)” sang tiếng Hoa.

Năm 1968, trong hoạt động “thanh trừ giai cấp trong đội ngũ”, bà bị bức hại dẫn đến tự sát.

9/ Ngô Tiểu Ngạn

Sinh năm 1954, là con gái nuôi của nhà sử học nổi tiếng Ngô Hàm.

Năm 1966, Ngô Hàm bị buộc tội phản động. Mẹ Ngô Tiểu Ngạn bị đẩy vào trại cải tạo, hai chân bị liệt.

Khi đó, Ngô Tiểu Ngạn mới 12 tuổi một mình chăm sóc người mẹ bệnh tật và em trai.

Do mang tiếng là con gái của kẻ phản động, bà phải hứng chịu sự tàn phá tinh thần và cuộc sống dày vò. Năm 1973, Ngô Tiểu Ngạn bị tâm thần phân liệt.

Mùa thu năm 1975, bà bị công an Bắc Kinh bắt giữ và bị tra tấn dã man, tinh thần tổn thương nghiêm trọng.

Cuối cùng, vì thể xác lẫn tinh thần kiệt quệ và tuyệt vọng, Ngô Tiểu Ngạn tự sát trong bệnh viện tâm thần, ngay trước khi CMVH kết thúc.

10/ Thượng Quan Vân Châu

Thượng Quan Vân Châu sinh năm 1920, người Giang Tô, tên thật là Quân Lạc, tự Siêu Quần, biệt danh Á Đệ. Bà cũng được gọi là Vi Á Quân.

Bà là diễn viên điện ảnh nổi tiếng Trung Quốc, thành viên Hiệp hội điện ảnh, giám đốc điều hành Hiệp hội điện ảnh Thượng Hải, Ủy viên Hiệp thương chính trị Thượng Hải khóa I và II, Thường vụ Hiệp thương chính trị Thượng Hải khóa III và IV .

Năm 1968, trong CMVH, Thượng Quan Vân Châu nhảy lầu tự sát. Một số tài liệu cho biết, do nắm được nhiều thông tin về quá khứ của Giang Thanh, nên bà bị chính người phụ nữ quyền lực này bức hại đến mức phải quyên sinh.

Có thể bạn chưa biết: Đại cách mạng văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng gọi là “loại bỏ những phần tử  tư sản tự do để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng, nhưng thực chất là đánh đổ các giá trị văn hóa truyền thống hàng nghìn năm, thay bằng văn hóa đấu tranh giai cấp của Đảng CSTQ.

Ngoài ra mục đích chính của cách mạng này là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể so với đối thủ chính trị Lưu Thiếu Kỳ, ngoài ra còn loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,…

Cuộc cách mạng này đã làm đảo lộn quan niệm xã hội, chính trị và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện.

Theo Đại Lộ từ Soha

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x