10 sự thật kinh dị về nghĩa địa và cách đối xử với cái chết vào thời Trung Cổ
Cuộc sống thời Trung Cổ khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí là cảm thấy rùng mình, trong đó có việc nhiều hình thức văn hóa cũng như hoạt động sinh hoạt diễn ra ở nghĩa địa.
1. Vào thời Trung Cổ, nghĩa địa không chỉ là nơi yên nghỉ của người quá cố. Đây còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động đời thường trong cuộc sống của con người như các phiên tòa xét xử, diễn kịch…
2. Theo thông tin từ nhà sử học Philippe Aries, nghĩa trang thuộc nhà thờ nên được miễn thuế. Chính vì vậy, nhiều người làm ăn buôn bán nhỏ đã kinh doanh nhỏ lẻ ngay ở nghĩa địa.
3. Do số lượng các nghĩa trang thời Trung Cổ có hạn nên người dân đã xếp chồng các bộ hài cốt lên nhau trong những hầm mộ. Nhờ vậy mà nhiều hầm mộ trở nên đặc biệt với những kiệt tác làm từ xương người.
4. Người dân thời Trung Cổ cũng giống như nhiều nền văn minh cổ xưa tin rằng người chết có thể quay trở lại cuộc sống bình thường. Một số tài liệu ghi chép về việc xác chết đội mồ sống lại và reo rắc nỗi sợ hãi cho con người.
5. Theo quan niệm của người dân thời Trung Cổ, việc đột tử thường xảy đến với những kẻ giết người, tội phạm chống lại Chúa. Ngược lại, những người lương thiện, sống ngay thẳng sẽ không qua đời một cách đột ngột.
6. “Vũ điệu của cái chết” là một câu chuyện ngụ ngôn bằng hội họa thời Trung Cổ về cái chết. Những bức hội họa như thế này được vẽ trong các hầm mộ, nghĩa trang. Thông điệp mà chúng mang đến là bất cứ người nào, dù giàu sang hay nghèo hèn đều không thể tránh khỏi cái chết và bình đẳng với nhau khi chết.
7. Những ngôi mộ này thể hiện hình dáng của người quá cố. Người quá cố nằm dưới được diễn tả đang trong trạng thái bị phân hủy, thường bị cóc, rắn hoặc các sinh vật quái dị nuốt chửng.
8. Những bức tượng Frau Welt nổi tiếng thời Trung Cổ bởi hình dáng đáng sợ. Chúng được tìm thấy ở nhiều nhà thờ tại Đức. Những bức tượng miêu tả nam giới hoặc phụ nữ trẻ đẹp. Trong khi mặt trước bức tượng miêu tả sự hạnh phúc và sức khỏe của con người thì phía sau bức tượng khiến nhiều người rùng mình bởi những phần cơ thể bị thối rữa hay bị các con vật ghê rợn bám vào cơ thể như sâu, rắn, ong.
9. Vào thời Trung Cổ, việc tắt thở, không cử động là dấu hiện để nhận biết một người đã chết. Tuy nhiên có những thông tin xác nhận về việc, người ta đã sử dụng một số phương pháp đặc biệt để xác nhận cái chết. Trong La Chanson de Roland, một bài thơ sử thi, Charlemagne đã cắn ngón chân Roland với hy vọng cơn đau sẽ đánh thức người đã chết.
10. Việc thờ cúng các di hài là một trong những khía cạnh nổi bật nhất thời Trung Cổ. Toàn bộ cơ thể hoặc một phần thân thể của các thánh đồ Thiên Chúa giáo được xem là có khả năng giúp lành bệnh mạnh mẽ.
Theo Ins.ĐKN