Ý nghĩa thực sự của thuật ngữ “ngoại giáo” – “paganism”

14/11/14, 07:33 Tri thức

“Paganism” (ngoại giáo) là từ được dùng để chỉ những tôn giáo khác nhau thuộc một số nền văn hóa cổ đại như Hy Lạp, La Mã, Ai Cập, Scandinavia… xuất hiện trước khi Thiên Chúa ra đời. 

Tuy nhiên, về mặt lịch sử, việc dùng từ “paganism” để nói về tín ngưỡng của các nền văn hóa kể trên là điều không chính xác. Mặc dù hiện nay, từ này trở thành thuật ngữ được chấp nhận rộng rãi khi đề cập đến các tôn giáo này, nhưng nguồn gốc xuất phát và ý nghĩa ban đầu của từ ngữ này vẫn là điều đáng xem xét.

Thuật ngữ “paganism” tái xuất hiện trong thời kỳ Phục Hưng khi các nhà văn cố gắng phân biệt các tôn giáo khác với đức tin Kitô giáo đương đại.

Bản thân thuật ngữ này bắt nguồn từ chữ Latin “paganus”, có nghĩa là “người nhà quê”. Do dó, ngay từ ban đầu, đây là một từ ngữ để gọi người địa phương chứ không phải một tôn giáo. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ này trong những văn bản cổ xưa đã khiến các học giả trung cổ lầm lẫn và choàng lên nó một ý nghĩa mới.

Trong thực tế, đã có một từ ngữ khác được sử dụng để mô tả “người ngoại đạo” theo cách gọi ngày nay. Đây là từ xuất hiện đầu tiên từ chính khu vực của những người theo các tôn giáo này, đó là từ “Hellene”.

Theo GS.Peter Brown thuộc ĐH Princeton, “Hellene” là từ lúc đầu được sử dụng để thay thế cho “paganism”. “Hellene” được dùng để chỉ Ἕλλην (Hellas), cách gọi người Hy Lạp theo tiếng Hy Lạp cổ.

GS.Brown giải thích, khi Kitô giáo được truyền bá trong những cộng đồng người phương Đông, “Hellene” được dùng để phân biệt người không theo Kitô giáo với người theo tôn giáo này.

Những người đến từ Hy Lạp có xu hướng trung thành với tôn giáo cũ nhưng khi xung đột giữa Do Thái giáo và Kitô giáo bắt đầu, những người theo đạo Do Thái nhận thấy họ không thể hòa hợp với người theo tôn giáo khác. Bởi họ không đến từ Hy Lạp nên “Hellene” trở thành danh từ hoàn hảo để chỉ người theo Kitô giáo.

Điều quan trọng cần lưu ý là “paganism” không có ý phân biệt tôn giáo đa thần với đạo độc thần. Số lượng thần không liên quan đến thuật ngữ này bởi nhiều người được gọi là “ngoại đạo” sẽ không xem trọng việc phân biệt giữa họ với nhau dựa trên số vị thần mà họ tôn thờ. Tín đồ của các tôn giáo cổ xưa không nhất thiết phải có bất kỳ hành động gì để chống lại Kitô giáo chỉ vì sự tôn sùng của người theo tôn giáo này với chỉ một vị thần duy nhất.

“Paganism” chỉ là một danh xưng được dành cho những tôn giáo không thuộc Kitô giáo (và cũng không thuộc Do Thái giáo) nhằm cô lập chúng thành những đức tin nhỏ lẻ để dễ dàng xóa bỏ và thay thế.

Trên thực tế, nỗ lực nhằm tập trung và hợp nhất tất cả những tôn giáo ngoài đạo Kitô là chiến lược thông minh trong việc loại bỏ hoàn toàn các tôn giáo ngoại đạo của những thành viên Kitô hữu đầu tiên.

Mặc dù cụm từ “paganism” được sử dụng rộng rãi để mô tả tín đồ của các tôn giáo cổ đại khác nhau nhưng điều quan trọng là hiểu rõ nguồn gốc và những quan niệm sai lầm đằng sau cách sử dụng thuật ngữ này.

Quá nhiều thế kỷ đã trôi qua và cho đến nay, “paganism” sẽ tiếp tục mang nghĩa định kiến đối với những tín đồ tôn giáo bất chấp ý nghĩa gốc của cụm từ.

Nhưng không bao giờ là quá muộn để tìm hiểu nguồn gốc của thuật ngữ này và qua đó nhận thức rõ hơn về lịch sử của những tín đồ cổ đại.

Hàn Mai, Hồ Duyên – Theo Ancient Origins

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x