Ý nghĩa của màu sắc trong các nền văn hóa khác nhau
Việc hiểu ý nghĩa màu sắc ở những nền văn hóa khác nhau có thể giúp bạn không hiểu lầm hay thậm chí xúc phạm người khác.
Ví dụ như văn hóa phương Tây coi màu trắng là màu truyền thống trong đám cưới và màu đen là màu của đám tang. Nhưng ở Trung Quốc, cô dâu lại mặc trang phục màu đỏ còn màu trắng lại được sử dụng phổ biến trong đám tang.
Dưới đây là ý nghĩa của một số màu thông dụng ở các nền văn hóa khác nhau.
Màu đỏ
Với văn hóa phương Tây, màu đỏ biểu trưng cho cảm giác nóng, sự nguy hiểm, máu và tín hiệu dừng lại. Ở Ấn Độ, đỏ là màu mạnh mẽ để chỉ sự sợ hãi, lửa, sự sung túc, sức mạnh, sự sinh sôi, sức quyến rũ, tình yêu và vẻ đẹp. Ở Nam Phi, màu đỏ liên quan tới đám tang. Truyền thống Thái Lan thì gán cho mỗi ngày trong tuần một màu sắc riêng, liên quan tới mỗi vị thần. Đỏ là màu của Chủ nhật, tượng trưng cho thần Surya, một vị thần Mặt trời. Ở Trung Quốc, màu đỏ thường xuất hiện trong các lễ hội và mang ý nghĩa của sự may mắn, thịnh vượng, hạnh phúc và trường thọ.
Xanh dương
Với các nước sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, người ta dùng từ “màu xanh dương” để chỉ nỗi buồn hay nỗi thất vọng. Trong văn hóa phương Tây, màu xanh còn là màu nam tính và là biểu tượng cho sự ra đời của một bé trai. Điều này hoàn toàn trái ngược với văn hoá Trung Quốc, nơi mà xanh dương là một màu nữ tính. Các nước Trung Đông thì coi xanh dương là màu của sự bảo hộ và an toàn, biểu tượng của thiên đường, tâm linh và bất tử.
Xanh lá cây
Xanh lá cây là màu “quốc dân” của đất nước Ireland, gắn liền với yêu tinh, cỏ bốn lá may mắn và thánh Patrick. Ở các nước phương Tây, xanh lá cây là tín hiệu cho mùa xuân, tiền bạc, đôi khi là sự thiếu kinh nghiệm, ghen tuông và lòng tham. Văn hóa Á Đông thì thường gắn xanh lá cây với cuộc sống mới vĩnh cửu, điểm khởi đầu, phồn thực, tuổi trẻ, sức khỏe và thịnh vượng.
Màu vàng
Ở Pháp, màu vàng là biểu tượng cho lòng ghen tị, phản bội, yếu đuối và mâu thuẫn. Vào thế kỉ X, người Pháp sơn cánh cửa của những kẻ phản bội và tội phạm bằng màu vàng. Ở Đức, màu vàng biểu tượng cho sự ghen tị, trong khi Trung Quốc thì coi nó là màu sắc của những văn hóa phẩm khiêu dâm. Ở các nước châu Phi, màu vàng để chỉ những người có chức sắc cao vì màu này gần với màu vàng kim. Ở Nhật, màu vàng biểu tượng cho lòng dũng cảm, giàu có và vẻ tao nhã.
Màu tím thường mang ý nghĩa về sự giàu có, quyền lực và độc quyền trong nền văn hoá phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều quốc gia, thuốc nhuộm màu tím cực kì hiếm và rất khó để sản xuất bởi vì nó được chiết xuất từ ốc biển. Do đó, quần áo có màu tím được bán khá đắt và nó cũng biểu tượng địa vị của các vua chúa.
Cũng như màu đen tượng trưng cho sự chết chóc và trở thành biểu tượng ở một số quốc gia. Màu tím cũng được coi với ý nghĩa như vậy ở một số nước như ở châu Âu, Mỹ, Italy, Brazil, Thái Lan, Ấn Độ và các tín đồ Công giáo. Ở Thái Lan và Brazil, theo phong tục thì màu tím mặc cùng với màu đen để để tang người thân đã khuất. Trong văn hoá người Brazil, cũng xem màu tím là màu không may mắn và chỉ được mặc trong lễ tang.
Tại Mỹ, màu tím biểu tượng cho sự cảm đảm và danh dự được đại diện bởi Purple Heart – giải thưởng cao nhất của quân đội dành tặng cho lính cứu hoả, lính thuỷ đánh bộ và không quân cho hành động dung cảm của họ.
Màu cam
Bạn đã bao giờ nghe nói rằng, thêm màu cam trong tủ quần áo sẽ làm mọi thứ thêm sống động? Đó là quan niệm trong văn hoá phương Tây, màu cam biểu tương cho sự vui vẻ, tính hiếu kì, tìm tòi cái mới và tính sáng tạo.
Trong văn hoá của người Nhật Bản và Trung Quốc, màu da cam biểu tượng cho sự can đảm, hạnh phúc, tình yêu và sức khoẻ tốt. Trong văn hoá của Ấn Độ, màu da cam biểu tượng cho lửa. Loại gia vị có màu da cam như nghệ tây được xem như biểu tượng của sự may mắn và có ý nghĩa thiêng liêng.
Màu hồng
Màu hồng từ trước đến nay vẫn được biết đến rộng rãi là màu sắc nữ tính, là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạng, cũng như sự ra đời của một bé gái. Rất nhiều nước phương Đông cũng gắn màu hồng với những ý nghĩa như thế. Tuy nhiên ở Nhật Bản. màu hồng lại là màu của nam giới. Thậm chí, ở Trung Quốc, nó còn không được công nhận là một màu cho đến khi văn hóa phương Tây tràn vào. Trong tiếng Hán, từ này được dịch ra là “màu xa lạ”.
Hồng Liên (t/h)