Ý nghĩa ẩn dụ của những biểu tượng trong truyện cổ Hansel và Gretel

Nằm trong bộ sưu tập truyện kể của anh em nhà Grimm, câu chuyện Hansel và Gretel bắt nguồn từ một sự kiện lịch sử chấn động. Người đọc sẽ không thể ngờ những chi tiết thú vị trong chuyện lại liên quan đến hiện thực ảm đạm và tàn khốc một thời. Đồng thời, truyện cũng có những phiên bản và các biểu tượng ẩn dụ khác nhau.

Hai anh em Hansel và Gretel. (Tranh minh họa qua Wattpad)
Hai anh em Hansel và Gretel. (Tranh minh họa qua Wattpad)

Đối với người đọc, đặc biệt là trẻ thơ, chuyện cổ tích Hansel và Gretel là câu chuyện thời xa xưa, nhưng bên trong chứa đựng những thông điệp vẫn còn nguyên giá trị nhân sinh đến ngày nay về những nỗi sợ hãi của con người và những phận người bi đát.

Trước tiên, bạn hãy cùng Tinh Hoa xem bản tóm tắt nội dung câu chuyện. Sau đó, chúng ta sẽ thong thả tìm hiểu sâu hơn về các biểu tượng phong phú của truyện Hansel và Gretel. Bây giờ bạn hãy cho vào túi của mình những viên sỏi trắng xinh đẹp, lấy thêm vài mẩu bánh mì và cùng chúng tôi đi vào rừng sâu.

Tóm tắt nội dung truyện kể Hansel và Gretel

Ngày xưa, đã từng có một nạn đói kinh khủng xảy ra trên toàn quốc. Gia đình của người tiều phu sống cạnh cánh rừng nọ đã lâm vào cảnh đói khát cùng cực. Ông có một người vợ đã qua đời, để lại cho ông một trai một gái. Người vợ kế, trong cảnh đói khát, đã muốn ông mang hai đứa trẻ bỏ vào rừng để tiết kiệm thức ăn. Sau một lúc đắn đo, người tiều phu đã đồng ý bỏ bọn trẻ lại trong rừng.

Nhưng may mắn là cả Hansel và Gretel đã nghe thấy mẹ kế và cha mình bàn bạc, nên chúng đi ra vườn nhặt những viên sỏi trắng mà Hansel thường dùng để đánh dấu con đường. Tuy nhiên, dù cố gắng hết sức Hansel cũng không thể nào đi nhặt những hòn sỏi, do cửa đã bị mẹ kế khóa. Vì vậy, Hansel đã dùng những miếng bánh mì vụn để dánh dấu đường đi.

Sau đó, theo đúng kế hoạch, hai vợ chồng người tiều phu đã bỏ rơi hai đứa trẻ trong rừng. Chúng lang thang đến túp lều bí ẩn làm bằng bánh ngọt. Đó là nơi ở của mụ phù thủy. Bà là kẻ chuyên ăn thịt người. Vì vậy, những đứa trẻ trở thành món mồi ngon cho mụ. Nhưng do người ngợm của hai đứa quá gầy nên mụ quyết định vỗ béo Hansel trước. Riêng bé Gretel được dùng làm nô lệ phục dịch mụ. Nhờ vậy mà những đứa trẻ tạm thời tránh được cái chết bi thảm.

Sau đó, mắt của mụ bị mù, nên chỉ có thể dùng tay véo mạnh vào da thịt của Hansel để biết em đã béo núc hay chưa. Hansel tinh ranh, thay vì đưa tay cho mụ phù thủy véo thì em lại đưa ra cái xương gà. Thế nên, Hansel giữ được mạng sống thêm vài ngày nữa.

Nhưng cuối cùng mụ phù thủy vẫn chuẩn bị một lò nướng thịt để nướng chín cả hai đứa trẻ. May mắn thay, Gretel đánh lừa mụ phù thủy thành công và ném mụ vào chiếc lò nướng bánh. Sau đó, chúng lục tung túp lều để tìm vàng, đồ trang sức và các vật quý giá. 

Hình ảnh có liên quan
Túp lều bí ẩn làm bằng bánh ngọt là nơi ở của mụ phù thủy. (Tranh minh họa qua Home Security)

Cùng với sự giúp đỡ của các loài chim, hai đứa trẻ trở về nhà an toàn. Người mẹ kế đã chết trong khoảng thời gian nạn đói hoành hành. Kết thúc câu chuyện hai đứa trẻ và người cha đáng thương đã chung sống với nhau vô cùng hạnh phúc.

Lịch sử và biến thể

Mặc dù phiên bản của anh em Grimm là phiên bản phổ biến nhất nhưng nó không phải là cốt truyện đầu tiên. Nhìn vào chủ đề chính của câu chuyện, chúng ta có thể đặt nó vào thời kỳ xuất hiện nạn đói lớn nhất trong thế kỷ 14 ở châu Âu. Đây là khoảng thời gian vô cùng đen tối, con người ta đôi khi phải làm những việc đáng sợ để tồn tại. Như việc trẻ em bị bỏ rơi và những người ăn thịt đồng loại là hai trong số những ví dụ nổi bật nhất. Lúc này, trẻ em chính là nạn nhân chủ yếu, người lớn đã có những hành động man rợ với chúng. 

Chính vì vậy, trong bối cảnh diễn ra truyện kể về Hansel và Gretel, việc một đứa trẻ con nhà nghèo bị bỏ rơi cũng không phải là điều quá hiếm. Tuy nhiên, tình tiết này đã được biến đổi ở một số phiên bản khác của chuyện cổ Grimms. 

Ban đầu, cha mẹ hai em là cha mẹ ruột và họ đã phải chịu báo ứng do hành động tàn nhẫn. Nhưng sau đó, có lẽ để nhân văn hơn, người mẹ ruột được thay bằng người mẹ kế và người cha xấu xa lại được xây dựng theo kiểu vô cùng bất lực khi nghe vợ bày mưu sâu kế độc.

Ngoài ra, chúng ta cần phải đề cập đến các phiên bản hơi khác với truyện Hansel và Gretel trong bộ sưu tập của nhà văn Charles Perrault. Trong đó, câu chuyện điển hình có tiêu đề là Hop O’ My Thumb or Little Tom Thumb hoặc Little Thumbling.

Chuyện này kể về 7 đứa bé trai, hình ảnh mụ phù thủy được thay thế bằng một con yêu tinh. Về cơ bản, cốt truyện của Little Thumbling khá giống với Hansel và Gretel, tuy nhiên nửa sau của Little Thumbling có nội dung tương đồng với câu chuyện Jack và cây đậu.

Chưa kể ở Nga còn có một biến thể khác. Đó là truyện kể về người con gái được đưa đến ở cùng với em gái của mẹ kế. Tên gọi của câu chuyện này là Baba YagaNhư vậy có thể thấy, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được nhiều biến thể khác nhau ở khắp châu Âu. Trong đó, số lượng những đứa trẻ bị bỏ rơi là không giống nhau, còn mụ phù thủy hay được thay thế bằng quỷ dữ.

Biểu tượng trong truyện Hansel và Gretel

Truyện kể về Hansel và Gretel mang đầy những biểu tượng ẩn dụ, và kèm theo đó là vô số cách lý giải. Tuy nhiên có những biểu tượng đơn giản có thể giải đoán được:

Bánh mì: Biểu tượng cho cuộc sống. Sự khan hiếm bánh mì là lời đe dọa của thần chết.

Theo đó, hình ảnh những mẫu bánh mì vụn trong truyện Hansel và Gretel khẳng định cuộc sống loài người vô cùng mong manh và bất ổn. Tuy nhiên, xét rằng hạt lúa mì có thể làm ra bánh mì, chúng ta có thể hiểu được đó là biểu tượng của sự hồi sinh.

Sỏi trắng: Đại diện cho sự trong trắng.

Người Hy Lạp cổ đại thường dùng sỏi trắng để biểu trưng cho sự trong trắng. Theo các nhà tâm lý học, sỏi trắng trong câu chuyện tượng trưng cho sự ngăn cản không cho những đứa trẻ bị bỏ vào rừng.

Nói cách khác, thay vì chúng phải đi vào rừng để rồi biến mất vĩnh viễn, thì những viên sỏi trắng sẽ giúp những đứa trẻ quay trở lại. Do đó, nếu khi chúng không thể nào tìm được những viên sỏi (do người mẹ kế khóa cửa), thì những đứa trẻ sẽ không có cách nào quay về nhà được nữa.

Lò nướng: Đại diện cho tử cung của người mẹ.

Lò nướng đại diện cho sự tái sinh, đồng thời cũng có thể là sự tàn lụi nếu một người được sinh ra từ chối sự trưởng thành.

Các loài chim: Trong truyện Hansel và Gretel có rất nhiều chi tiết đề cập đến các loài chim.

Kết quả hình ảnh cho hansel and gretel duck
Một chú chim (trong những phiên bản khác là vịt hoặc thiên nga) đã giúp Hansel và Gretel trở về nhà. (Tranh: Carl Offterdinger)

Lúc rời khỏi nhà lần thứ hai, lũ chim đã ăn các mảnh vụn, khiến hai trẻ không thể trở về nhà. Rồi sau đó, một con chim đã dẫn chúng đến túp lều của mụ phù thủy. Tiếp đến, xương gà là yếu tố quan trọng giúp những đứa trẻ sống sót sau vài ngày bị giam cầm.

Cuối cùng là một con chim (trong những phiên bản khác là vịt hoặc thiên nga) đã giúp Hansel và Gretel trở về nhà. Khi này những con chim là biểu tượng của sự tự do, lời tiên tri, niềm vui, sự bất tử và linh hồn con người. Chim chóc đã làm cho hai đứa bé không thể về nhà, dẫn chúng đến nơi nguy hiểm và cứu mạng chúng, nên có thể nói, những con chim cũng là biểu tượng của số phận, ý nghĩa tâm linh của câu chuyện.

Nước: Sau khi rời nhà của mụ phù thủy, Hansel và Gretel phải vượt qua dòng nước thì mới có thể trở về nhà. Nước ở đây có lẽ ám chỉ cái chết (giống như câu chuyện Hades trong thần thoại Hy Lạp), nhưng cũng là sự tái sinh (tương tự như phép rửa tội trong đạo Kitô). Điều này cũng nói lên rằng, sau khi vượt qua hết những hiểm nguy, vất vả, con người ta mới có được hạnh phúc.

Xuân Nhạn, theo Owlcation

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • 14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

    14 bí mật về Ivanka Trump - con gái của Tổng thống Trump

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

    Những quan niệm sai lầm khi lễ Phật đầu năm

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

    Vua Đường biết trước việc soán ngôi nhưng vì sao không chém Võ Tắc Thiên?

x