Y học cổ truyền: Gương mặt chính là bản đồ sức khỏe chi tiết
Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn có thể nói lên tính cách của một người, thì theo y học cổ truyền Trung Hoa gương mặt chính là một tấm bản đồ sức khỏe chi tiết nói lên tình trạng cơ thể của người đó.
Một số người khi nghe thấy điều này có thể cho rằng nó hơi cường điệu, tuy nhiên các thầy thuốc cổ truyền tranh luận rằng điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Cơ thể là một khối thống nhất. Mỗi cơ quan, cơ bắp, thần kinh và tế bào đều có mối liên hệ nhất định với nhau. Nếu một bộ phận không hoạt động đúng cách thì sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến các bộ phận khác.
Da chính là bộ phận lớn nhất của cơ thể người, với trọng lượng 4kg và diện tích gần 2 mét vuông, bao bọc khắp cơ thể chúng ta. Vì vậy theo quan điểm y học cổ truyền, khi cơ thể có bệnh nó sẽ phản ánh ra làn da.
So với các vùng khác trên cở thể, da mặt là vùng da mỏng hơn nên sẽ phản ánh rõ rệt tình trạng sức khỏe của chúng ta.
Dưới đây là một số khu vực chính trên khuôn mặt đại diện cho tình trạng sức khỏe của những cơ quan nhất định.
1. Trán
Khu vực này đại diện cho bàng quang và túi mật.
Nguyên nhân: Theo y học cổ truyền, những vấn đề của túi mật và bàng quang thường dẫn đến căng thẳng hay trì trệ tinh thần. Nó là kết quả của của chế độ ăn nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp, nhiều đường hóa học, nghiện rượu, thức khuya hoặc stress.
Cách khắc phục: Uống nhiều nước, ăn thực phẩm lành mạnh, đa dạng hóa bữa ăn và đi ngủ đúng giờ. Thực hành các môn thiền định hoăc yoga có thể giúp kiểm soát tâm trạng tránh căng thẳng.
2. Giữa lông mày
Vùng đại diện cho hệ tiêu hóa – gan.
Nguyên nhân: Các vấn đề với gan thường liên quan đến tình trạng quá tải độc tố khi gan lọc độc tố ra khỏi cơ thể. Các thuốc như giảm đau, kháng sinh khó vào gan của bạn. Đồng thời, thực phẩm dị ứng có thể khiến gan viêm nhiễm và gặp các sự cố khác, trong khi thực phẩm đã qua chế biến là vấn đề lớn vì cả gan và dạ dày khó xử lý được nó.
Cách khắc phục: Rượu rất có hại cho gan nên nó là một trong những điều đầu tiên bạn cần phải giảm hoặc bỏ hoàn toàn. Ăn nhiều loại thực phẩm và duy trì hàng ngày. Ngoài ra, bạn nên đi ra ngoài hít thở không khí trong lành và ngủ đủ giấc để cơ thể có thể tự chữa lành và tái tạo.
3. Cung mày, quanh mi mắt
Trên gương mặt đây là khu vực đại diện cho các vấn đề về thận với các triệu chứng như mụn nhọt, bọng mắt, sưng mắt, quầng thâm mi mắt…
Nguyên nhân: Do thận làm việc quá sức, đó là kết quả của chế độ ăn nhiều muối hay chất bảo quản, hút thuốc lá, lạm dụng rượu, hoặc các rối loạn tim mạch.
Cách khắc phục: Uống nhiều nước để giữ ẩm. Ngoài ra, giảm lượng caffeine và tránh uống rượu, thực phẩm chế biến, món ăn mặn, cũng như thức uống có đường.
4. Vùng da mũi
Khu vực này đại diện cho trái tim và hệ thống tuần hoàn.
Nguyên nhân: Theo quan điểm đông y, một phần má và khu vực mũi liên quan chặt chẽ đến sức khỏe tim mạch bao gồm các vấn đề về huyết áp và sự dư thừa cholesterol. Uống nhiều rượu, cafe, dùng thực phẩm nhiều gia vị cũng có thể gây ra các vấn đề tại vùng da này.
Cách khắc phục: Uống trà xanh hữu cơ hoặc ăn nhiều rau xanh với nhiều chất diệp lục sẽ giúp xua tan độc tố ứ động trong mạch máu. Thường xuyên tập thể dục cũng là một ý tưởng hay để giữ cho hệ thống tuần hoàn làm việc hiệu quả.
5. Hai bên má
Các vấn đề về phổi và hô hấp sẽ phản ánh rõ ở da mặt vùng này. Ngoài ra nó còn đại diện cho quá trình trao đổi chất và khả năng hấp thụ dinh dưỡng toàn thân.
Nguyên nhân: Những bất thường ở đỉnh gò má có thể nói lên tình trạng hen suyễn, hút thuốc, hoặc cho biết rằng bạn đang hít phải không khí độc hại ở nơi mình đang sống và làm việc. Những người bị hen suyễn bẩm sinh sẽ có những nhược điểm ở vùng da này.
Cách khắc phục: Nên tránh tiếp xúc với nước hoa xịt phòng, nến và các chất tẩy rửa gia dụng… Mở cửa sổ ít nhất 1 lần 1 ngày. Ngừng hút thuốc và tập thể dục thường xuyên ở ngoài trời để đảm bảo bạn có được không khí trong lành.
6. Vùng da quanh miệng
Những nhược điểm của vùng da quanh miệng và môi sẽ nói lên tình trạng bất thường của dạ dày, lách và hệ tiêu hóa.
Nguyên nhân: Theo y học cổ truyền, “ẩm ướt” gây ra nhiều chứng bệnh bao gồm cholesterol cao, ung thư, rối loạn chuyển hóa, mệt mỏi mãn tính, đau cơ xơ, dị ứng và các bệnh về môi trường. Ẩm ướt nội bộ là chỉ cơ thể có “độ ẩm cao”. Tiêu thụ quá mức các thực phẩm như mỡ động vật, các sản phẩm từ sữa (trừ sữa chua), đường hóa học, gia vị, thực phẩm lên men… sẽ gây ra những rối loạn ở vùng da này.
Theo y học cổ truyền, lách là cơ quan cung cấp năng lượng chính cho cơ thể vì vậy khi vùng da quanh miệng có biểu hiệ bất thường thì có thể bạn bị thiếu năng lượng.
Cách khắc phục: Ăn thực phẩm có men hoặc nấm có tính chất ức chế để giảm ẩm như hành tây, quế, gừng, hành lá, húng quế, hương thảo, rau thì là, cây xô thơm, rau mùi tây, bạch đậu khấu, hạt nhục đậu khấu, thì là, hồi, đinh hương, rau mùi, tỏi tây, hẹ, lúa mạch đen, cần tây, rau diếp, cỏ linh lăng, củ cải turnip, mật ong nguyên chất và ngô. Tránh các món ăn quá nhiều gia vị và có một giấc ngủ ngon.
7. Cằm và vùng hàm dưới
Vấn đề về da ở khu vực cằm và hàm dưới thường nói lên sự mất cân bằng nội tiết tô.
Nguyên nhân: Đó là do sự thay đổi nội tiết tố hoặc căng thẳng. Vấn đề này thường gặp ở phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt.
Cách khắc phục: Bổ sung axit béo, đặc biệt là omega-3 có thể giúp điều chỉnh lại nội tiết tố cho cơ thể. Áp dụng lối sống lành mạnh như ngủ sớm, thức sớm đảm bảo giấc ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm, ăn nhiều rau xanh. Thực hành yoga, thiền định để kiểm soát tâm trạng tránh căng thẳng. Chỉ uống các thuốc điều chỉnh nội tiết theo yêu cầu của bác sĩ.
Hoàng An, theo Daily Health Post