“Xem xét lại độc lập” của ba nước Baltic, Nga thực chất muốn gì?
BizLIVE – Công tố Liên bang Nga đang xem xét lại quyết định của Liên Xô năm 1991 công nhận độc lập cho ba nước cộng hòa Baltic, theo BBC News.
Lithuania và hai nước Baltic còn lại giành được độc lập năm 1991. Ảnh AFP Báo chí Nga cho hay trong một lá thư gửi lên nhà chức trách, hai dân biểu Viện Duma, ông Yevgeny Fyodorov và Anton Romanov, cho rằng quyết định để ba nước Lithuania, Estonia và Latvia độc lập khỏi Liên Xô năm 1991 là “do một cơ quan phi hiến pháp” đưa ra.
Họ yêu cầu phải điều tra việc này, và đang gây phản ứng từ các nước láng giềng nhỏ bé của Nga ở vùng biển Baltic.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania, ông Linas Linkevicius thì 'cuộc điều tra' của công tố viện Nga là điều 'hết sức phi lý'.
Estonia, Latvia và Lithuania vốn độc lập trước Thế Chiến 2 nhưng bị Hồng quân Liên Xô tiến chiếm từ 1940.
Tuần trước, trưởng công tố Nga tuyên bố quyết định của Liên Xô chuyển giao Crimea cho Ukraine năm 1954 là 'trái pháp luật'.
Hồi tháng 3 năm nay, lo ngại trước chiến sự tại Đông Ukraine, các nước Baltic đều ra lệnh củng cố phòng thủ.
Lithuania chẳng hạn đã ra lệnh tổng động viên và ấn hành 'cẩm nang chiến sự' cho mọi thư viện công trong cả nước, theo BBC News.
Các cuộc tập trận của Nga gần biên giới ba nước Baltic đã khiến các nước này cũng mời đồng minh Nato tổ chức tập trận chung.
Phi cơ của Anh Quốc, nước thuộc Nato đã từng 'đối mặt' với máy bay quân sự Nga bay gần vùng trời các nước Baltic.
Nhìn chung, hiện cả ba nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ven biển Baltic đều lo ngại xu hướng diễn giải lịch sử theo cách nhìn mới của Kremlin.
Người ta cũng lo ngại căng thẳng với cộng đồng thiểu số Nga tại hai nước Estonia và Latvia.
Tại Latvia, người Nga chiếm 26% tổng dân số2 triệu.
Còn tại Estonia, nước có 1.3 triệu dân, người gốc Nga chiếm vào khoảng 300 nghìn.
Hiện chưa rõ vụ 'điều tra quyết định độc lập' chỉ là cách hai dân biểu Nga gây sức ép lên các nước Baltic vốn trở thành đồng minh của Hoa Kỳ và gia nhập khối Nato, hay là dấu hiệu Kremlin có ẩn ý gì khác.
Cả hai ông Yevgeny Fyodorov và Anton Romanov đều thuộc đảng cầm quyền tại Nga của Tổng thống Vladimir Putin.
MẠNH CƯỜNG Tin liên quan Thủ tướng Nga: Mức giá gas cuối cùng cho Ukraine là 247 USD Armenia biểu tình phản đối tăng giá điện, Nga lại lo “cách mạng màu” Tổng thống Nga đã trao đổi gì khi điện đàm với ông Obama? Ông Putin: Nga không hiếu chiến và không đe dọa ai Ba Lan “thở phào” khi Mỹ triển khai vũ khí hạng nặng ở Châu Âu
Cùng dòng sự kiện
|
Theo BizLive