Xem qua các báo cáo này…bạn sẽ tức giận
Đôi khi có chuyện gì đó hoặc ai đó xử tệ với bạn, khiến bạn bực mình không chịu được. Nhưng bạn có biết, làm vậy chính bạn trước tiên sẽ bị tổn thương trầm trọng.
Tức giận gây tổn thương cho cơ thể như thế nào? Trang web chuyên nghành y học của Mỹ “Web MD” và “Care Network” cùng các loại truyền thông gần đây tổng hợp các nghiên cứu mối tương quan, phát hiện rằng nóng giận không những chỉ làm tổn thương đến cơ quan nội tạng tim-gan-phổi mà còn tăng nguy cơ ung thư, đột tử và rút ngắn tuổi thọ
1, Hại tim.
Trường y Harvard hạng nhất nước Mỹ trong 20 năm theo dõi nghiên cứu phát hiện: nóng giận làm cho nguy cơ nhồi máu cơ tim (MI) hoặc hội chứng mạch vành cấp (ACS) gia tăng 4,74 lần.
Một công trình nghiên cứu khác phát hiện, so sánh những người cùng mắc bệnh và khả năng kiềm chế cảm xúc, người bệnh tim mạch biết kiềm chế thì tỉ lệ tử vong là 19%, người bệnh tim lại hay tức giận thì tỉ lệ tử vong gia tăng 24%.
2, Tổn thương gan.
Một nghiên cứu của Đại học Hoa Kỳ Virginia thấy rằng sự tức giận có thể dẫn đến tình trạng nặng hơn ở các bệnh nhân viêm gan C mãn tính. Nghiên cứu Đại học Duke cho rằng, người thường xuyên hay bực tức, tràn ngập tâm tranh đấu cùng chút hậm hực trong cơ thể biểu hiện qua phản ứng lòng trắng trứng C-reactive protein (CRP) có chỉ số rất cao.
Tạp chí “Sinh hóa học xơ cứng động mạch, tắc động mạch mạch máu ” đăng một nghiên cứu ở Israel cho thấy độ CRP lên cao cùng bệnh viêm gan và lá gan tổn thương có liên quan mật thiết với nhau.
3, Tổn thương phổi.
Một nghiên cứu, Tiến sĩ Benita Jackson chuyên gia sinh lý học ở Smith College, Massachusetts, và các đồng nghiệp thực hiện các chương trình cho người lớn tuổi , tuổi càng cao, càng dễ dàng bực tức, chức năng phổi cũng càng chênh lệch.
Cảm xúc bực tức kích động quá độ, hô hấp dồn dập, thậm chí xuất hiện trạng thái tăng thông khí. Dẫn đến việc mở rộng liên tục các phế nang, khi không được trở về trạng thái buông lỏng bình thường và nghỉ ngơi cần có, làm chức năng phổi thất thường. Các chuyên gia khuyên bạn: “Lúc này điều thích hợp cần là hít sâu, để cho phế nang đạt được buông lỏng cần thiết, hữu ích cho lá phổi khỏe mạnh.”
4,Tổn thương dạ dày,đường tiêu hóa.
Giáo sư Chomsky của Trường Y Mount Sinai hoàn thành nghiên cứu phát hiện, tức giận sẽ khiến thần kinh giao cảm hưng phấn, làm cho lượng máu đến dạ dày-tá tràng giảm xuống, nhu động dạ dày giảm, không có cảm giác thèm ăn, trường hợp nặng thì có thể gây loét dạ dày.
5, Da chậm lành.
Tạp chí “Não, hành vi và khả năng miễn dịch” của Mỹ xuất bản một nghiên cứu của trường Đại học bang Ohio cho thấy người nóng tính, khả năng tự hồi phục vật lý kém hơn, vết thương lành chậm hơn.
Bởi vì, tức giận sẽ dẫn đến tăng hormone cortisol trong cơ thể, cortisol có thể dẫn đến hai loại tế bào miễn dịch có liên quan chặt chẽ với việc sửa chữa mô của con người giảm, dẫn đến giảm đáng kể sự chữa lành ở da nói riêng.
Đây cũng là tác dụng phụ của các cortisol khi bị lạm dụng thuốc hoặc dùng không đúng cách.
6, Gây nên ung thư.
Tức giận bị đè nén là phương thức dẫn đến ung thư mau lẹ . Sinh lý học người Mỹ, Tiến sĩ Alma nghiên cứu đầy đủ thấy rằng 10 phút năng lượng sản sinh khi tức giận tương đương với khi chạy cuộc đua 3000 mét.
Tức giận lâu dài dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết và chức năng miễn dịch của cơ thể, khiến cho ung thư có nhiều khả năng xảy ra.
7, Đột tử.
Tạp chí “Hiệp hội Tim mạch Mỹ” xuất bản một nghiên cứu tại Đại học Yale, Tiến sĩ Rachel Rampart khám phá rằng, sự giận dữ của những người đàn ông không chỉ dễ bị đột quỵ, mà cũng dễ bị đột tử.
Nghiên cứu cho thấy rằng sự giận dữ sẽ có một tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch. Khi cảm thấy tức giận sùi bọt mép, máu chảy trong cơ thể cao hơn mức bình thường, dẫn đến giảm nguồn cung cấp máu đến tim, gây thiếu máu cục bộ cơ tim, loạn nhịp tim, thiếu oxy não, khó thở, thậm chí tử vong đột ngột.
8, Giảm tuổi thọ.
Nghiên cứu cho thấy thường xuyên tức giận thực sự rút ngắn tuổi thọ. Trong suốt 25 năm, chuyên gia John Barr Ford khảo sát theo dõi tại Trung tâm Y tế Đại học Duke, đã thử nghiệm 118 sinh viên đại học cho thấy mức độ cao của của những người hay tức giận thù hằn, số người chết trước tuổi 50 tỷ lệ cao tới gần 20%. Ngược lại, người tham gia có độ tức giân tối thiểu khả năng chết trước 50 tuổi chỉ có 5%.
Bạn đã thấy tác hại của cơn tức giận chưa? Rõ rằng hậu quả của cơn tức giận còn tồi tệ hơn nguyên nhân gây ra nó, nên chúng ta cần học cách kiềm chế cảm xúc. “Lùi một bước biển rộng trời cao”, khi nhẫn chịu được như vậy bạn có thể bình hòa mà xử lý vấn đề khôn ngoan hơn.
Bách Thông biên dịch từ Soundofhope
(Đài phát thanh hy vọng)