Vượt Mỹ và Nga, Trung Quốc bán tổ hợp tên lửa HQ-9 cho thành viên NATO?
BizLIVE – Thổ Nhĩ Kỳ còn là quốc gia có ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo. Hợp đồng mua 12 tiểu đoàn HQ-9 trị giá vào khoảng 3,6 tỷ USD sẽ làm nhiều chính trị gia quốc tế thay đổi thái độ về chất lượng vũ khí Trung Quốc.
Photo: ru.wikipedia.org Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng một hệ thống phòng không và tên lửa độc lập dựa trên các tổ hợp tên lửa HQ-9 của Trung Quốc. Quyết định mới đây đã được Bộ trưởng Quốc phòng Ismet Yilmaz xác nhận, Tiếng nói nước Nga đưa tin.
Hợp đồng bán HQ-9 cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tác động mạnh tới vị thế của Trung Quốc trên thị trường thế giới. Hoạt động xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc bắt đầu vượt các giới hạn thị trường truyền thống lâu nay là Pakistan, Sudan, Bangladesh, ông Vasily Kashin, chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ nêu nhận xét. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc xuất hiện với sản phẩm vũ trang phức tạp và đắt tiền – chào bán hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cho một quốc gia lớn và tương đối phát triển vốn có quan hệ quân sự-kỹ thuật gần gũi phương Tây. Thổ Nhĩ Kỳ còn là quốc gia có ảnh hưởng trong thế giới Hồi giáo. Hợp đồng mua 12 tiểu đoàn HQ-9 trị giá vào khoảng 3,6 tỷ USD sẽ làm nhiều chính trị gia quốc tế thay đổi thái độ về chất lượng vũ khí Trung Quốc. Những thành tựu mà các nhà sản xuất phương tiện phòng không Trung Quốc đã đạt được chỉ giải thích một phần sự thành công của thương vụ tương lai. Giống như nhiều giao dịch tương tự, ở đây yếu tố kỹ thuật quân sự đóng vai trò nhỏ so với các yếu tố chính trị. HQ-9 cũng khó thể vượt trội so với các sản phẩm mà Hoa Kỳ, châu Âu và Nga đã đề xuất. Thổ Nhĩ Kỳ là một thủ lĩnh khu vực mới đang nỗ lực theo đuổi chính sách độc lập, mặc dù duy trì quyền thành viên NATO và tham gia Hiệp hội với Liên minh châu Âu. Giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nhất quán với chính sách nội bộ vốn làm phương Tây lâu nay khó chịu. Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc diễn ra khá lâu. Trung Quốc cũng chứng tỏ họ sẵn sàng chuyển giao cho Thổ Nhĩ Kỳ cả công nghệ chứ không chỉ riêng sản phẩm vũ khí. Thổ Nhĩ Kỳ đã được Trung Quốc cấp phép sản xuất các bệ phóng tên lửa hạng nặng, tên lửa đạn đạo tầm ngắn và một số loại vũ khí trang bị cho máy bay. Trong khi ngay từ đầu Nga không sẵn sàng chuyển giao khối lượng lớn các công nghệ liên quan đến phương tiện phòng không, dĩ nhiên bởi lý do Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO. Còn Mỹ và EU, bất chấp vô số những hứa hẹn, vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của đối tác Thổ Nhĩ Kỳ về chuyển giao công nghệ. Chắc chắn, việc mua các hệ thống của Trung Quốc sẽ gây nên phản ứng tiêu cực từ phía Mỹ. Nhưng nếu Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng tự quyết định hợp đồng về khí đốt thì quốc gia cũng sẽ không vấp phải những vấn đề lớn trong trường hợp này. Bài học quan trọng từ thương vụ HQ-9 với Thổ Nhĩ Kỳ chính là việc Trung Quốc đang trở thành một siêu cường toàn diện và điểm cực thu hút các nước đang phát triển khác. Đó là nhờ quy mô của nhà nước và nền kinh tế Trung Quốc, cũng như việc Trung Quốc có chính sách đối ngoại quán triệt và độc lập. THÚY HÀ Tin liên quan
Cùng dòng sự kiện
|
Theo BizLive