Hành trình “vượt địa ngục” của nữ Hồng vệ binh thoát khỏi Trung Quốc

24/04/17, 00:02 Tin Tổng Hợp

Giờ đây khi đã được an toàn theo chương trình bảo vệ tị nạn của Liên Hợp Quốc, cô Lý Vỹ Huân, cựu Hồng vệ binh đã có cơ hội được kể lại những năm tháng khổ cực của mình tại Trung Quốc, nơi cô từng đặt niềm tin vô điều kiện và Đảng và chủ tịch Mao.

Chỉ một vài tháng trước, Vỹ Huân hay bạn bè còn gọi cô bằng cái tên thân thuộc là Tiểu Phúc, rất được mọi người quý mến vì là người gương mẫu lại tốt tính. Lý Vỹ Huân sinh ra ở thành phố Thẩm Dương thuộc miền Đông Bắc, Trung Quốc, là một cựu Hồng vệ binh và Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Mao Trạch Đông nói rằng, chúng ta nên phục vụ nhân dân. Khi ấy, tôi còn là một đứa trẻ, và tôi đã lắng nghe theo Đảng. Tôi muốn trở thành người tốt”, cô Lý nói trong căn hộ của mình ở thành phố New York. Cô Lý đến Hoa Kỳ vào tháng 9/2005, theo chương trình bảo vệ của Liên Hợp Quốc.

Sau cái chết của Mao, cô nhận bằng đại học, kết hôn với người bạn trai đã quen biết từ thời thơ ấu, và có một cậu con trai tên là Nhất Bình.

Cách mạng văn hóa bắt đầu ảnh hưởng đến tôi khi tôi mới lên 9 tuổi, bố tôi bị bức hại và bị đưa đến một trại lao động nên gia đình tôi bị chia cắt và chúng tôi không thể ở lại nhà được nữa. Chúng tôi đến trường của mẹ tôi, ở đó rất lạnh. Tôi phát bệnh thấp khớp”, cô Lý kể lại.

Năm 1996, cô Lý Vỹ Huân theo tập Pháp Luân Công tại một công viên ở thành phố Thẩm Dương, môn tập lúc này đang lan rộng khắp Trung Quốc. Tất cả đã thay đổi cuộc đời cô, cô phát hiện ra rằng, những bài tập khí công chậm rãi giúp làm giảm chứng đau khớp của mình và nó còn hiệu nghiệm hơn thuốc trung y mà cô uống.

“Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sống theo tiêu chuẩn đạo đức chân thật, thiện lương, khoan dung và tập năm bài công pháp tôi đã thay đổi hoàn toàn. Như trong câu nói của người Trung Quốc ‘Trời đất đảo lộn cả’”.

“Mẹ tôi đã thay đổi rất nhiều. Bà đã thoát ra khỏi nhiều gánh nặng và đã nhìn thế giới theo một cách hoàn toàn khác. Mẹ dành tình yêu cho gia đình nhiều hơn”, cậu Nhất Bình, con trai cô Lý nói, người sau này cũng đã theo tập Pháp Luân Đại Pháp.

“Suốt cuộc đời tôi luôn cảm thấy mình đang tìm kiếm cái gì đó, tôi luôn cảm thấy có cái gì đó không hợp. Và giờ đây tôi cảm thấy mình đang trở về nhà”, Vỹ Huân chia sẻ.

Tuy nhiên, tất cả bắt đầu thay đổi vào buổi sáng 20/7/1999.

“Tôi đến nơi tập công như thường lệ, và biết tin chúng tôi không được phép tập nữa. Nhiều cảnh sát đã đến và nói rằng môn tập đã bị cấm. Phản ứng đầu tiên của tôi là không tin. Thực tế là như vậy, làm thế nào họ có thể cấm chúng tôi?”, Vỹ Huân nhớ lại.

Trong hàng giờ, hàng trăm ngàn học viên trên khắp đất nước đang hướng tới các chính quyền địa phương để kháng nghị chỉ thị của nhà độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân.

Hai mẹ con cô Lý bị bắt và đưa đến một sân vận động lớn, họ buộc phải xem những đoạn phim vu khống Pháp Luân Công, cảnh sát yêu cầu họ kí vào bản xác nhận từ bỏ Pháp Luân Công, họ từ chối và được thả ra kèm theo lời “cảnh báo”.

Hai tháng sau, cô Lý bị bắt trong lần lên Bắc Kinh thỉnh nguyện. Cảnh sát bắt cô giam tại Thẩm Dương. Ngay sau vụ bắt giữ này, các loa phóng thanh của nhà máy cơ khí Thẩm Dương đã phỉ báng bà khi bà vắng mặt. Mặc dù bị đánh đập và sử dụng nhiều phương pháp tẩy não, cô Lý vẫn một mực từ chối bỏ Pháp Luân Công. Sau 4 tháng, cô Lý được thả.

Cô Lý bị cảnh sát bắt giam trong một hầm sâu dưới lòng đất, nơi cô bị đánh đập tàn nhẫn và bị ép buộc xem những video tuyên truyền ngày qua ngày. Cảnh sát đã yêu cầu cô kí vào tờ giấy nhỏ, sau đó tất cả những cáo buộc sẽ được xóa bỏ.

Trong 2 năm cô Lý chuyển hết nơi này đến nơi khác và tiếp tục in ấn, phát tài liệu Pháp Luân Công.

Tiểu Phúc quyết định đem kể những chuyện đã xảy ra với mình cho các học viên khác, và cô được biết nhiều người còn gặp phải sự tra tấn tàn bạo hơn cô. Cô tích cực phân phát tài liệu giảng chân tướng, minh oan cho Pháp Luân Công – môn tập đang bị chính quyền bôi nhọ và vu khống sai sự thật. Cô nói rằng, đây là nghĩa vụ đạo đức trong lương tâm mình.

Các quan chức phòng 610, cơ quan được thành lập với mục đích tiêu diệt Pháp Luân Công, đã đặt sẵn “bẫy gài” cô tại nhà hồi tháng 5/2000, nhưng bạn bè của cô đã kịp thời thông báo đến cô. Cô bỏ đi, hy vọng mọi chuyện sẽ tốt hơn.

trong hai năm, cô lý chuyển hết

Giữa tháng 1/2002, gần hai năm kể từ khi cô bỏ nhà đi, phòng 610 đã đột kích vào một cơ sở đáng in ấn các tài liệu Pháp Luân Công. Trong quá trình này, cô Lý bị lộ và bị bắt giam.

“Họ không cho chúng tôi ngủ trong bốn ngày đêm. Đồng thời để phản đối việc bắt giữ tôi, tôi cũng tuyệt thực 4 ngày đêm”.

Trong khi bị giam giữ, cô Lý đã cố gắng nói với cảnh sát và cai ngục trong trại giam sự thật về Pháp Luân Công. Tuy nhiên, một cai ngục đã đến đánh cô rất mạnh:

“Tôi cảm thấy mình như bị vỡ tan, tôi ngã gục, người cai ngục nhấc tôi lên như xách một con gà…Sau hai ngày, tôi kiệt sức vằ nằm lì một chỗ”. 

Sau khi thấy cô Lý không có ý định khai thêm thông tin gì, công an đã cho mời hai người điều tra nổi tiếng đến từ Thiết Tây. Ngay khi vừa nhìn thấy cô Lý, người đàn ông quát lớn:

“Mày có biết là tao đã đánh chết Chung Hồng Kiệt không?”

“Chung Hồng Kiệt là một học viên Pháp Luân Công bị bắt giam ở huyện Thiết Tây. Trước khi tôi bị bắt tôi đã thu thập các thông tin về anh ấy, sau khi anh ấy bị tra tấn đến chết, phòng công an nói rằng anh ấy đã tự tử. Tuy nhiên, những người học viên chúng tôi biết rằng anh ấy đã bị bức hại đến chết. Vì thế chúng tôi mới thu thập các tin của anh ấy và in các tờ rơi và phát”.

“Tôi rất sốc và tôi nhận ra rằng, tôi đang đối mặt với một tên giết người”.

Một người đàn ông còn lại nói:

“Đánh chết Pháp Luân Công không là gì cả và được tính là tự tử”.

Cô Lý là một trong những học viên bị bắt. Bị thẩm vấn và tra tấn trong vòng 96 giờ đồng hồ, khiến cô Lý bị tê liệt phần người từ thắt lưng xuống. Đến giữa tháng 2, cô vẫn bị giam, cánh tay cô sưng đen. Đầu tháng 3, cô bị liệt hoàn toàn từ thắt lưng trở xuống, cô Lý được đưa tới bệnh viện. Vào giữa tháng 3, các bác sĩ chuẩn đoán rằng cô đã bị mắc bệnh nan y. Cô được thả và cảnh sát yêu cầu họ gia đình cô phải trả thêm 50.000 Nhân dân tệ. Ngay cả khi như vậy, cô Lý bị giam lỏng tại nhà và theo dõi 24h/ngày.

Cô Lý tập bài công pháp số 5 trước đồi Capitol, Mỹ. (Ảnh: Epoch Times)

Một Thần tích đã xảy ra, chỉ trong 20 ngày từ hôm được thả, cơ thể của cô Lý dần hồi phục. Để không bị bắt lại lần nữa, cô chuyên chú đọc sách và tập những bài công pháp vào ban đêm.

Sau đó, cảnh sát ập vào nhà cô, nhờ sự giúp đỡ của anh trai nên cô đã trốn thoát. Các thành viên khác còn lại trong già đình cô đánh đạp, thẩm vấn và bị quản thúc tại gia.

“Khi một ai đó phải đối mặt với sự lựa chọn giữa gia đình và tín ngưỡng tinh thần, nó giống như bạn cần phải chọn cánh tay trái hay cánh tay phải”, cô Lý nghẹn ngào trong nước mắt.

Không một thành viên nào trong gia đình của cô Lý trốn khỏi cuộc bức hại, thậm chí cả những người không phải là học viên Pháp Luân Công. Chín trong số họ đã bị bắt hoặc buộc phải trốn khỏi nhà để tránh cảnh sát. Các Đảng viên thuộc nhà máy kỹ thuật đã gây áp lực cho chồng của cô Lý. Anh từng 1 hai lần hỏi ly hôn cô, nhưng cuối cùng tình cảm gia đình đã chiến thắng, anh không thể làm như vậy.

Nhất Bình từ chối kí vào bản cam kết chống lại Pháp Luân Công, anh bắt đầu theo học một trường kỹ thuật. Nhất Bình vẫn tu luyện trong bí mật. Tuy nhiên, 2 năm sau anh bị một người bạn cùng kí túc xá phát hiện.

Đối mặt với hoàn cảnh và áp lực đang gặp phải, cô Lý cho rằng, rời Trung Quốc lúc này là quyết định đúng đắn nhất.

Ẩn nấp, tôi không thể thăm hỏi người thân. Họ lo lắng về sự an toàn của tôi. Các học viên nói rằng, bằng cách này tôi cũng có thể phơi bày cuộc bức hại này ra công chúng”, cô nói.

Anh trai của cô Lý đã lo xong hộ chiếu cho em gái mình và nhiều người khác. Ngày 8/8/2002, cô nhận được một cú điện thoại với tin không hay: Có người đã tố cáo. Nhờ sự giúp đỡ của các học viên khác, cô Lý đã trốn thoát đến Tây Tạng rồi chuyển sang Thái Lan.

Anh trai cô Lý ở lại Trung Quốc để giúp đỡ nhiều học viên Pháp Luân Công trốn khỏi đất nước, nhưng sau đó ông đã bị bắt và bị đánh đập đến tàn phế và bị kết án 8 năm tù giam vì tội làm “gián đoạn người thi hành luật”.

Tại Thái Lan, Liên Hợp Quốc chấp nhận cô như một người tị nạn và bắt đầu tìm cho cô một ngôi nhà. Gần 3 năm sau, Nhất Bình tốt nghiệp và gặp lại mẹ mình trong thời gian ngắn ngủi. Hai tháng sau lần gặp gỡ lại con trai, cô Lý nhận được giấy định cư tại Mỹ.

Trong thời gian sống tại Thái Lan và Mỹ, cô Lý luôn không ngừng phơi bày chân tướng cuộc bức hại tại Trung Quốc. “Đừng bỏ cuộc!” là thông điệp của cô Lý gửi đến các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tại Trung Quốc.

Ngọc Sam biên dịch

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

Ad will display in 09 seconds

Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • 4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

    4 thủ đoạn ma quỷ hóa tôn giáo trong lịch sử nhân loại

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

    Những điều ít ai ngờ về Tổng thống Donald Trump

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

    Bị đánh bom nguyên tử, vì sao người Nhật vẫn kính trọng tướng Mỹ ?

  • Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

    Lãnh đạo nhiều quốc gia phải cúi đầu nể phục Donald Trump vì 2 điều này

  • Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

    Vì sao nói nợ tiền không trả là tạo nghiệp chướng?

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

    Vì sao Mục Kiền Liên có nhiều thần thông nhưng vẫn bị đám trẻ đánh đập?

x